Tại sao H2O không cháy? - Câu hỏi hay
Vì sao oxi và hydro đều cháy và duy trì sự cháy, nhưng hợp chất của chúng là nước (H2O) lại không cháy mà còn dập tắt sự cháy? ...
Vì sao oxi và hydro đều cháy và duy trì sự cháy, nhưng hợp chất của chúng là nước (H2O) lại không cháy mà còn dập tắt sự cháy?
vì H2O là sản phẩm thu được sau khi đốt H2 trong không khí (có O2 ) bạn ạ, giống như khi bạn đốt giấy thì cháy nhưng đốt tàn giấy lần nữa thì ko cháy đâu - (nhà hóa học)
Sự cháy (nói đến loại cháy cần oxy) cần 2 điều kiện:
1. Oxy để cháy
2. Đủ nhiệt để làm bắt cháy
Nước mà đổ vào đám cháy thì nó cách ly vật liệu cháy với oxy. Mặt khác, nước có khả năng mang đi nhiều nhiệt (có nhiệt dung riêng lớn) nên vật liệu không đủ nhiệt độ để duy trì sự cháy. Còn hỗn hợp oxy và hydro thì không chỉ cháy đâu mà nổ như bom nếu trộn đúng tỷ lệ. Vậy thôi. - (thanh ha)
Natri là kim loại độc, clo cũng là khí cực độc. Nhưng NaCl lại là muối bạn ăn hằng ngày và ko thể thiếu. Tính chất của hợp chất ko fải giống đơn chất tạo thành. - (anh)
Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxy. Có một số vật chất mặc dù là ở nhiệt độ thường nhưng chỉ cần có cơ hội “gặp mặt” với khí oxy là nó lập tức “kết hợp” với oxy và tự động cháy. Photpho trắng chính là như vậy. Ngoài ra, có một số chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), khí hydro, lưu huỳnh… mặc dù ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc với oxy 2 bên không hề có phản ứng gì, nhưng khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ cháy mạnh.
Nhìn bên ngoài thì hình dáng của cồn, xăng, dầu và nước gần giống nhau, đều là thể lỏng không trong suốt. Nhưng cồn là do 3 nguyên tố Cacbom, Hydro, Oxy tạo nên, còn xăng và dầu chỉ chứa Cacbon và Hydro. Trên thực tế, đa số các hợp chất hoá học chứa Cacbon đều có thể tự cháy. Cồn, xăng, dầu sau khi cháy, mỗi một nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy biến thành C02, còn khí hydro kết hợp với oxi thành nước, chúng đã cháy sạch rồi.
Đọc đến đấy có lẽ bạn đã biết rồi, nước tại sao không thể cháy được. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên. Cũng tức là, nước là sản phẩm sau khi khí hydro cháy. Đã là sản phẩm của sự cháy thì đương nhiên nó không còn khả năng kết hợp với khí oxy nữa, cũng tức là nó không cháy nữa. Cũng như vậy, C02 là sản phẩm cuối cùng của sự cháy, cho nên nó cũng không thể cháy nữa. Do C02 không thể kích thích cháy, hơn nữa còn nặng hơn không khí cho nên con người có thể xoay ngược lại, lợi dụng nó để cứu hoả.
Tuy nhiên, cũng có không ít các vật chất không “hợp” với khí oxy, cho dù bạn có hâm nóng nó như thế nào thì nó cũng không muốn “kết bạn” với khí oxy, những vật chất như vậy đương nhiên không thể cháy được. - (Nguyễn Văn Hoàng)
Thưa bạn. Trong phản ứng hoá học thông thường, chỉ có Hydro cháy và Oxi duy trì sự cháy chws không phải cả oxi và hydro đều cháy và duy trì sự cháy. thực ra phản ứng cháy này là phản ứng Oxi hoá- khử. trong đó Oxi là chấy Oxi hoá, Hydro là chất khử. Khi phản ứng xảy ra thì điện tử 2 bên đã trung hoà trong hợp chất nước nên nước là chất trơ trong phản ứng này, ko thể thực hiện phản ứng oxi hoá khử nữa. - (masaki20119)
-thứ 1; nước là chất vô cơ
-thứ 2: H2 và O2 kết hợp với nhau tạo thành H2O, là một chất mới có đặc tính vật lí hóa học riêng
-thứ 3: có thể bạn đang liên tưởng đến trường hợp đốt nước ngoài không khí, nghĩ rằng oxi trong không khí sẽ kết hợp với hydro trong nước nhưng sự thật là không thể vì lực liên kết của hydro với oxi trong H2O là rất lớn, muốn bẻ gẫy lực liên kết này ta có thể điện phân, khi đó sẽ có H2 và O2 riêng biệt
-thứ 4: nước dập tắt sự cháy chỉ đơn giản là do nước bao phủ bề mặt vật cháy, ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí, không có oxi phản ứng cháy không thể tiếp tục. - (dinhminh0602)
Câu hỏi nhỏ của bạn đủ làm các nhà khoa học điên đầu rồi đấy!!!
Sự cháy là phản ứng oxi hóa khử, cháy thông thường là phản ứng giữa oxi và chất khác. H2O đã có đủ O rồi, thật khó/ không thể nhận thêm O vào phân tử nữa. Hidro thì rất dễ cho điển tử cho ra H+, oxi rất dễ nhận điện tử để thành O-, thế là khi H2 và O2 vừa thấy mặt nhau liền hòa quện vào nhau theo tiếng sét ái tình thành hợp chất H2O bền vững. Trái lại, cho dù nước có "bị cháy" tạo ra H2 và O2 đi nữa thì ngay lập tức chúng lại kết hợp với nhau thành H2O mất tiêu rồi. Nước dập tắt sự cháy vì nó có thể bao bọc quanh chất cháy làm cách li chất này với oxi và còn làm suy giảm nhiệt độ nữa. - (vat.ly.ung.dung.98)
Ngắn gọn: Vì oxy và hydro phảm ứng, có bao nhiêu năng lượng sinh ra nhiệt tỏa ra môi trường rồi, giống như cục than đã cháy thành sỉ vậy làm sao cháy tiếp được. - (Hùng)
Hydro là chất khử mạnh. Oxi là chất có tính Oxy hoá mạnh. Chúng hoạt động hoá học mạnh nên có tác dụng duy trì sự cháy. Khi tham gia vào liên kết trong hợp chất H - O - H thì lớp electron ngoài cùng đã bão hoà nên chúng không tham gia phản ứng hoá học mạnh nữa, hơn nữa nước ở trạng thái lỏng có tác dụng ngăn chặn sự tiếp xúc của chất cháy với Oxy trong không khí nên có tác dụng dập tắt sự cháy. - (Nguyễn Vương Thịnh)
cháy thì fải có oxy + chất cháy + nhiệt. nước hút hết nhiệt thi còn cháy làm sao - (huy ngo quoc)
Nước là sản phẩm của sự cháy hydro nên không cháy được nữa.Nước dập tắt sự cháy là do hơi nước bốc lên làm ngăn cản sự hấp thu oxy của vật cháy - (ptrankg)
bạn hỏi theo quan điểm nào chứ? tự nhiên, xã hội hay tôn giáo? mỗi cái có mỗi cách giải thích khác nhau. :D - (Phó Giáo Chủ)
Tại sao nước không cháy?
*Cháy là sự ôxi hóa có tỏa nhiệt và ... phát sáng. Sự cháy đang nói ở đây là cháy trong không khí ,chất cháy tác dụng với oxy
*O2 là chất oxy hóa mạnh ( chỉ thua F2 ),vậy chất muốn cháy được phải có tính khử
*H2O còn có tính khử không?.Trong nước hiđro có số oxh là +1, là số oxh cao nhất của H,không thể tăng thêm nên không còn tính khử,còn oxy có số oxh là-2 tuy là thấp nhất nhưng ...ai oxi hóa nổi,còn nếu gặp O2 thì gặp ...người nhà rùi. Vậy H2O không thể cháy. - (nhungnguyen129)
1 hợp chất muốn cháy thì điều kiện là phải kết hợp được với khí oxi để tạo ra chất mới,
H2O thì ko thể kết hợp với Oxi để tạo ra chất mới được. Nếu được thì nó sẽ tạo ra chất gì ? Hóa học phổ thông sẽ trả lời cho bạn. - (Thanh Khánh)
Quá đơn giản, bạn hãy nghĩ các yếu tố dẫn đến sự cháy là gì: nguyên liêu cháy (chất đốt), oxi và nhiệt độ. Cả 3 yếu tố này bắt buộc phải có thì mới dẫn đến sự cháy. Nước là hợp chất sinh ra từ quá trình cháy của Hidro và oxi, nó không thể kết hợp thêm được với oxi nữa( no oxi rồi) thì làm sao cháy đc hở bạn. Khi ta tưới nước lên chất đang cháy, 1 là nó làm giảm nhiệt độ của chất cháy và môi trường cháy, hai là nó ngăn cản sự tiếp xúc của chất đốt với oxi nên nó dập tắt sự cháy. - (PNH)
Một cách dễ hiểu là: Hydro rất dễ cháy khi nó ở nguyên dạng phân tử H2, và Oxi chỉ duy trì sự cháy khi nó ở dạng O2. Nhưng khi chúng kết hợp thành H20 thì không còn là phân tử Hydro hay Oxi nữa mà cụ thể hơn bây giờ nó đã là phân tử nước cho nên nó mang tính chất riêng biệt. Thường thì các hợp chất sẽ bị biến đổi tính chất so với các thành phần nguyên tử cấu tạo nên chúng. Điển hình trong thực tế là các hợp chất của Canxi có thể giúp chúng ta chống loãng xương hay giúp răng chắc khỏe hơn; còn bản thân Canxi chỉ là 1 kim loại về cơ bản là không ăn được.
Nếu giải thích về khía cạnh năng lượng: 2 khí Hydro và Oxi có mức năng lượng lớn hơn là Nước. Sự thay đổi đó dựa vào phương trình phản ứng hóa học: (2)H2 + O2 -> (2)H20 (Hydro cháy trong Oxi tạo ra Nước). Do đó, nước không còn đủ năng lượng để cháy nữa. - (Duy Anh Phạm)
Muốn trả lời thì bạn phải tìm hiểu sự cháy là gì đã rồi nghĩ tiếp ! Thân ái :) - (Phạm Lâm)
Bản chất của sự cháy thực sự là một phản ứng hóa học. Cháy nói chung là một phản ứng tỏa nhiệt đa số là các phản ứng oxi hóa. Trong trường hợp này, các chất tham gia phản ứng liên kết với nhau để tạo thành một chất có kết cấu bền vững hơn và mất đi tính oxi hóa ban đầu. Nghĩa là không sinh thêm được phản ứng cháy (nhưng vẫn có thể có phản ứng khác).
Câu hỏi là Hydro và Oxi là 2 chất cháy là không hoàn toàn đúng. Nếu chỉ có hydro thì không cháy, và tương tự như vậy cho Oxi. Ví dụ, phun oxi vào buồng đốt nóng thì không thể nóng thêm. Còn cái chúng ta thấy cháy bùn lên khi phun oxi vào đám cháy la do Oxi phản ứng với CO.
Chuyện H2O dập tắt cháy là do làm giảm nhiệt độ đám cháy mà thôi. Và không phải trường hợp nào cũng đúng nhé. - (Chiến Trần)
@@. O2 và H2 phản ứng với nhau (cháy) sinh ra H2O. Thế H2O mà lại phản ứng với O2 (cháy) thì sinh ra cái gì đây? H2O2...22...2 chăng???? - (ngonduoc_2)
H2O khong co nghĩa la lay Hidro chon voi oxi dau ma chay dc. - (Hoang Tuan)
H2O là sản phẩm của sự cháy của H2 với O2 mà, có thể coi như 1 loại Oxit như khi đốt C với O2 ta có CO2 và CO2 cũng đâu duy trì sự cháy. - (Thành)
Bởi vì nó đã cháy xong rồi! - (Nam Dao)
Bởi vì phần lớn nước (H2O) không phản ứng với các chất khác. Vẫn có sự cháy (phản ứng) xảy ra trong nước như cho kim loại kiềm vào nước chẳng hạn. Liti hay Natri cho vào nước thì nhà sáng như cây pháo bông nhé. - (ban doc)
vì liên kết H và O trong H2O rất mạnh! sự phân ly rất rất nhỏ! phản ứng cháy chủ yếu là phản ứng oxi hóa khử mạnh! nói thế cơ bản là bạn sẽ hiểu :D - (Hieu Nguyen)
H2O là liên kết khá bền vững, nó có tính lưỡng cực ( vừa cực âm và cực dương), nó không cháy được do ở nhiệt độ 100 độ C thì nó đã bốc hơi. Chính đặt tính này nó được dùng chữa cháy. vì nó hấp thụ năng lượng rồi bốc hơi, làm giảm nhiệt độ môi trường cháy nên oxy khó tiếp tục phản ứng cháy được, đồng thời H2O nó cũng tạo ra một lớp màng bao phủ vật cháy, ngăn cách phản ứng hóa học giữa oxy và vật bị cháy. Do đó nó đám cháy nó không lang tỏa ra được và từ từ bị dập tắt khi môi trường nhiệt đổ giảm mạnh. - (hoangshin2013)
Thông thường thì sự cháy là do phẳn ứng hóa học của các chất với Oxi.
Khi Hydro cháy thì nó đã phản ứng với Oxy tạo ra nước. Do vậy, nước là sản phẩm cuối cùng của phản ứng cháy nên không thể cháy được nửa.
Tương tự như thế, CO2 cũng là sản phẩm cháy của C, CO với Oxy nên cả CO2 và nước đều không cháy và có thể dập được lửa. - (bang)
ngũ hành tương sanh tương khắc. - (tam minh)
Cháy thường là một quá trình chỉ sự hoá hợp mạng giữa vật chất và khí oxy. Nước do 2 nguyên tố hidro và oxy tạo nên và nó là sản phẩm cháy ( cũng giống như CO2 vậy), đã là sản phẩm cháy thì nó không thể kết hợp với O2 nữa, nghĩa là không cháy nữa. - (peasant)
Theo mình nghĩ, nước là sản phẩm của sự cháy (H2+O2), nên nó không thể cháy - (thangnguyen)
3/4 diện tích trái đất là nước, nếu 2 ông đó chập lại mà cháy thì hệ mặt trời sẽ có 2 mặt trời và chúng ta sẽ không còn ngồi đây để mà giải thích này nọ, cảm ơn trời vì bọn nó không cháy. - (Quy lão tiên sinh)
Đây đơn giản là nguyên tắc hóa học về cấu tạo và tính chất của các chất hóa học thôi, mọi chất đều cấu tạo từ các nguyên tố hóa học, nhưng 1 nguyên tố khi kết hợp với các nguyên tố khác nhau thì tạo ra các tính chất khác nhau. Hidro và oxi cũng vậy, khi kết hợp vơi nhau thành H2O, và tính chất của nó là không cháy.
Ta cũng có thể hiểu đơn giản thế này
Khi đốt cháy Hidro thì thực ra chính là quá trình hóa học kết hợp giữa Hidro và Oxi để tạo ra nước (H2O), như vậy là đã cháy rồi thì làm sao cháy tiếp được nữa. :)
Cũng giống như ta đốt tờ giấy thành tro rồi, thì tro làm sao cháy nữa được. - (Minh Nguyen)
Phản ứng giữa oxi và hidro là phản ứng oxi hóa khử (cháy) cần có nhiệt độ mới xảy ra và chỉ khi chúng là các nguyên tử riêng biệt. Và khi chúng đã tham gia phản ứng để tạo thành một phân tử nước thì liên kết đó đã rất bền chặt, không thể tiếp tục xảy ra phản ứng nữa. Thành một phân tử rồi, chúng nặng hơn, liên kết với các phân tử khác qua lực hút tạo thành chất lỏng (mật độ phân tử rất dày), chính vì thế nó cản trở oxi tiếp xúc với chất bị ô xi hóa khử, đồng thời nước cũng là chất hút nhiệt, cản nhiệt nên hạ thấp nhiệt độ, điều kiện để xảy ra phản ứng. - (Hài hước)
Phản ứng cháy mà bạn nhắc đến là phản ứng oxi hóa - khử. Mà Hidro ở mức oxi hóa cao nhất +1, còn Oxi ở mức oxi hóa thấp nhất -2 rồi. Nên phản ứng không thể làm thay đổi số oxi hóa được nên nước không cháy. còn với 2 đơn chất thì Hidro ở oxi hóa 0 oxi cũng ở oxi hóa 0 chính vì thế nó có thể thay đổi được. do đó nó cháy - (Hoàng Ngọc Phương)
Để trả lời cho câu hỏi này. Bạn cần phải hiểu thế nào là nguyên tử, phân tử và phản ứng hóa học. Một nguyên tử (Oxygen, Hydrogen) hay phân tử(H2, O2, H20)chỉ có thể ở trạng thái bền vững(không phản ứng, không cháy nổ) nếu quỹ đạo ngoài của chúng có chứa 8 điện tử.
Nguyên tử Oxygen ở quỹ đạo ngoài cùng chỉ có 6 điện tử, Hydrogen chỉ có 1. Phân tử oxygen(O2) có 12, mặc dù mổi nguyên tử oxy theo sự sắp xếp hóa học nhìn giống như có 8 điện tử xung quanh; Hydrogen có 2 nên rất chúng rất dể phản ứng với nhau khi có chất xúc tác (nhiệt, lửa) và tạo ra nước(H2O).
Lúc này nước được tạo ra bởi 1 nguyên tử Oxygen có 6 điện tử ở lớp ngoài, kết hợp với 2 nguyên tử Hydrogen có 2 điện tử, sẽ tạo thành 1 hợp chất bền vửng với 8 điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng.
Đó là nguyên nhân tại sao Oxygen và Hydrogen dể cháy mà nước thì không.
Thực ra không phải nước làm tắt lửa, mà lửa bị tắt vì bị nước cắt đứt với nguồn Oxygen cần thiết cho sự cháy. - (Hoang Ha)
H2 va O2 giong nhu mot chang trai va cô gai dang trong giai doan yeu nhau, họ cháy mãnh liệt. Nhưng khi đã kết hôn dc với nhau (H2O) rồi thì chán ... - (Quan)
- Trong phân tử nước, liên kết giữa H và O là bền vững, vì vậy H2O không tác dụng được với O2 để gây nên phản ứng cháy. Giả sử H2O cháy được thì phản ứng tạo ra là H2O2. nhưng năng mức năng lượng của H2O2 là lớn hơn H2O, hay nói cách khác H2O là bền vững hơn H2O2 nên H2O không thể cháy được.
- H2O có tính linh động, hơn nữa, nó có khả năng dính ướt nên nó thấm được vào bề mặt và các vật xốp làm cản trở sự tiếp xúc giữa vật đang cháy và không khí. Vì vậy nước được dùng để chữa cháy. - (Phạm Văn Hanh)
có thể nói rằng củi cháy thành tro rồi thì tro không cháy được nữa.
- (huy cuong)
Mình chỉ góp ý nho nhỏ này, quý vị xem hợp lý không:
Trong tự nhiên, H2O chiếm 80% là thành phần mà thiên nhiên ban tặng cho trái đất này, lý tính của H2O thể hiện sự liên kết bền vững (trong đk bình thường ) giữa ôxy và hydro cho nên hình dạng của nước thay đổi mà liên kết vẫn không bị phá vỡ như các liên kết hóa học của các chất rắn. Phân tử nước trung hòa về điện tích nên không tham gia phản ứng cháy với O2. Phản ứng thuận: 2H2 + O 2 ---- 2H2O, còn theo chiều ngược lại là H2O ---- H(+) + OH (-) nên nước không có tính kềm hay acid và là dung môi rất tốt. H(+) có ái lực mạnh với OH(-) nên cho dù cho khí O 2 vào nước thì phân tử O 2 có nối đôi (O=O ) khó lòng kết hợp với H (+) để gây cháy được. Giả sử nước mà gây cháy được thì chắc cả trái đất này sẽ thành quả cầu lửa vì nước trong tự nhiên chiếm hơn 80% rồi còn gì !!! - (quipham_2004)
vì H20 là sản phẩm của phản ứng cháy - (Duy)
H2O không cháy vì đó là đặc tính tự nhiên của nó. Mình không chắc bạn hiểu khái niệm "cháy" mà bạn đang nói đến nên mới hỏi câu hỏi này. - (CTD)
Tại vì đốt mãi nhưng ko cháy! H2O mà cháy thì biết lấy gì dập lửa chứ! - (Kiru)
Theo ý kiến của mình thì sự cháy là phản ứng ôxy hóa của chất khử với ôxy và tạo ra năng lượng lớn.Trong khi đó nước là một hợp chất vô cơ với cấu hình bề vững(oxi mang theo 16 điện tử kết hợp với 2 điện tử của H tạo ra cấu hình 2-8-8).Chính vì vậy mà phân tử nước(H2O)không thể nhận thêm điện tử nào nữa đồng nghĩa với việc phản ứng cháy không xảy ra.Đó là theo lý thuyết và thực tế trong điều kiện bình thường,còn trong những điều kiện đặc biệt thì mình chịu.Những điều mà con người biết vẫn còn quá ít,chỉ vỏn vẹn như lòng bàn tay vậy thôi - (Huy hung)
Bản chất của sự cháy là phản ứng kết hợp giữa Oxy với một nguyên tố (vd: Hydro) hay với một hợp chất (vd: các hợp chất hữu cơ như gỗ...) và phản ứng này thường sinh ra nhiệt chính là sự cháy. Nếu chỉ có Oxy với Oxy thì nó không xảy ra phản ứng cháy (trong điều kiện thường) nên Oxy không thể cháy. Còn nước là sản phẩm sinh ra từ phản ứng cháy của H2 với Oxy. Nước không phản ứng với Oxy nên không thể cháy được. Người ta thường lấy nước để dập lửa là làm cho vật cháy không tiếp xúc được với Oxy trong không khí nên không xảy ra sự cháy nữa. Nước cũng làm mất nhiệt (điều kiện để xảy ra phản ứng cháy) nên sẽ làm tắt lửa.
Nhân đây nói thêm về sự nổ. Nổ là phản ứng cháy diễn ra quá nhanh. Trong phản ứng cháy đó thường sinh ra rất nhiều khí: CO2, hơi nước...vv tuỳ theo thành phần của chât nổ. Chính vì lượng khí sinh ra quá lớn nên gây ra áp suất lớn và nổ, đồng thời phản ứng cháy cũng thường sinh ra nhiệt nên khi nổ thường có lửa và khói. - (HT.)
Câu hỏi sáng tạo đấy. :)) mình ko biết - (trang)
Để cháy được thì phải đảm bảo 2 yếu tố: Phải đạt được nhiệt độ cháy + Oxy. Đủ để trả lời câu hỏi của bạn chưa (tại sao không cháy và dập tắt sự cháy)? - (duc thang)
Đơn giản là không xảy ra phản ứng H2O+O2 ở điều kiện bình thường thôi! - (Vui Dinh Van)
Vì sự cháy cần có Oxy, mặc dù nước có thành phần là oxy nhưng nó cần phải điện phân thì mới giải phóng được - (dinhchinhas)
hai lần phủ định là một lần khẳng định. - (admin106)
Vì sao nước lại không cháy. Để giải đáp rõ ràng câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu sự cháy là gì?
Thông thường thì sự cháy là phản ứng hóa học của các chất với oxy. Có những chất ngayở nhiệt độ thường cũng bốc cháy khi gặp oxy. Photpho trắng là một ví dụ. Lại có những chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), hydro, lưu huỳnh, ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, nhưng khi tăng cao nhiệt độ thì chúng sẽ bốc cháy.
Trông bên ngoài thì rượu, xăng, dầu hỏa, nước đều là những chất lỏng trong suốt, rất giống nhau. Thế nhưng rượu là do ba nguyên tốcacbon, hydro, oxy,còn xăng, dầu hỏa là do hai nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Đại bộ phận các chất chứa cacbon đều có thể cháy được. Rượu, xăng, dầu hỏa còn lại 1 nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thành phân tử cacbon dioxyt. Còn cácnguyên tử hydro lại kết hợp với oxy thành phân tử nưốc do đó các hợp chất nói trên đều cháy sạch.
Đến đây chắc các bạn đều đã rõ tại sao nước không cháy. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên là do kết quả của sự cháy của nguyên tốhydro. Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không thể có khả nàng lại tiếp tục kết hợp với oxy hay nói cách khác nó không thể lại cháy một lần nữa, Cùng với lý luận tương tự cacbon dioxyt là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên cacbon dioxyt không thể cháy được nữa. Do cacbon dioxyt không tiếp tục dưỡng được sự cháy lại có tỷ trọng nặng hơn không khí nên ngưòi ta dùng cacbon dioxyt để dập lửa.
Đương nhiên cũng không ít loại vật chất không thể hóa hợp với oxy cho dù đưa nhiệt độ lên cao đến mấy đi nữa thì chúng cũng chỉ là “bạn tốt” của oxy. Các loại vật chất này là những chất không cháy được.
- (Lê Thị Thu Vân)
Vì cháy là sự phản ứng với oxi (O2) tạo ra 1 hợp chất mới. Vì nước đã là kết quả của 1 sự cháy của Hydro (2H2 + O2 = 2H2O). Nên nước không thể cháy. Còn nước làm dập tắt sự cháy vì nước có thể ngấm vào 1 số loại vật liệu (như gỗ, giấy, ...) nên chúng ngăn cản sự tiếp xúc của chất liệu đó với Oxy, không cho chúng phản ứng với oxy. Ngoài ra, nước còn làm giảm nhiệt độ, hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ gây cháy. - (Chí)
chỉ có hydo cháy (kết hợp với oxi) còn oxi đâu có tự cháy. Không hiểu bạn đọc thông tin ở đâu mà nói oxi cháy và duy trì sự cháy. Hydro đã cháy (phản ứng hóa học) với oxi để tạo ra nước rồi còn cháy gì nữa. Sản phẩm của một phản ứng hóa học hoàn toàn thì không thể tiếp tục phản ứng với chất tham gia ban đầu trong cùng điều kiện. - (nvthanhmc)
Vi no la san pham cua qua trinh chay roi - (Qui)
chay la 1 phun ung hoa hoc co sinh ra nuoc hay noi cach khac nuoc la phe thai cua su chay. - (hai)
hydro o dang khi, chay la do no co the bi mat nguyen tu trong khong khi, va oxi thi giup chay la do no co the nap them nguyen tu. O duong nuoc, hydro da hoan toan mat nguyen tu cho oxy, va oxy da nap day du nguyen tu tu hydro, nen no khong con co the chay duoc nua. Dai khai la, nhung gi da chay roi thi khong the dot them nuoc nua. - (Prof 2)
Sự cháy bản chất của nó là sự ô xi hóa. Vì H2O là Hợp chất của Oxi, phân tử đã ở mức bền vững trước sự ô xi hóa nên không thể cháy được. - (Linhklt)
Hiểu đơn giản: H20 là sản phẩm của sự cháy (2H2 + 02 = 2H20). Cháy rồi thì cháy thế nào được nữa. Còn dập tắt sự cháy là do đặc tính vật lý của nước (dạng lỏng, có nhiệt dung riêng lớn). - (Nguyễn Tiến Duy)
Nước không cháy vì nước là sản phẩm của sự cháy :)) 2H2 + O2 = 2H2O - (Lâm)
Bản chất của cháy là phản ứng oxy hóa khử. Bạn thử viết phản ứng cháy của nước xem ra chất được, hơn nữa nhiệt độ của nước thấp lấy bớt nhiệt của đám cháy là ko duy trì sự cháy :) - (Kan Trường)
Cháy là một phản ứng hóa học (oxy hóa) trong đó có sự tỏa nhiệt và phát quang. Khí Oxy là một chất Oxy hóa mạnh. Mà Hydro là một chất khử, do đó Hydro cháy được trong Oxy (tức có phản ứng với Oxy). Sản phẩm tạo ra là nước (H2O). Nước là một sản phẩm của sự cháy, và là một chất bền, không bị oxy hóa. Do đó nó không thể tiếp tục "cháy" với Oxy được. Sở dĩ nước dập tắt sự cháy là do nước ngăn cản không cho chất đang cháy tiếp xúc với khí Oxy (trong không khí), thiếu khí Oxy dẫn đến sự cháy bị ngăn chặn. - (Duy Nguyễn)
H2O là kết quả của quá trình cháy của H2 rồi thì còn cháy gì được nữa. Bạn thử đem đống tro đem đốt xem có cháy được không? Và cũng không chỉ H2O dập tắt được đám cháy mà bất kỳ cái gì không cháy được đều có thể làm vậy, kể cả 1 đống tro. - (hahaha)
bản chất của sự cháy là quá trình oxy hóa 1 chất hoặc 1 hợp chất nào đó, đồng thời quá trình này xảy ra mãnh liệt, tỏa ra nhiệt lượng lớn thì mới gọi là cháy. Ví dụ sắt để ngoài không khí lâu ngày cũng bị oxy hóa thành rỉ sét, nhưng quá trình này diễn ra chậm nên không được gọi là cháy.
Nước (h2O) là sản phẩm của quá trình oxy hóa hydro ( 2h2 + O2 = 2h2O) nên không thể bị oxy hóa thêm lần nữa.
còn dập tắt sự cháy thì đơn giản thôi :
+ phản ứng cháy là phản ứng dây chuyền, tức là cần 1 tác nhân đầu tiên để phản ứng xảy ra, các phản ứng sau đó dùng nhiệt của phản ứng đầu tiên để xảy ra. Nước lấy mất nhiệt nên phản ứng cháy không thể tiếp tục.
+ nước bao phủ và cách ly vật cháy với oxy, ko cho phản ứng oxy hóa diễn ra - (Nguyễn Trường Thi)
thì cũng giống như Cacbon và oxi đều cháy và duy trì sự cháy, nhưng hợp chất của chúng là CO2 lại không cháy mà còn dập tắt sự cháy đó thôi. - (pro_counter_strike_procsvn2007)
Do liên kết hoá học của H2O là liên kết đơn bền vững, của H2 và O2 là liên kết đôi kém bền vững nên khả năng oxi hoá mạnh hơn - (Đại Lê)
Nước không cháy vì sao mình không biết :-), nhưng nó dập tắt sự cháy vì cướp mất nhiệt của môi trường cháy bằng việc bốc hơi. - (Mr.TàoLao)
Nhìn bên ngoài thì hình dáng của cồn, xăng, dầu và nước gần giống nhau, đều là thể lỏng không trong suốt. Nhưng cồn là do 3 nguyên tố Cacbom, Hydro, Oxy tạo nên, còn xăng và dầu chỉ chứa Cacbon và Hydro. Trên thực tế, đa số các hợp chất hoá học chứa Cacbon đều có thể tự cháy. Cồn, xăng, dầu sau khi cháy, mỗi một nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy biến thành C02, còn khí hydro kết hợp với oxi thành nước, chúng đã cháy sạch rồi. - (Mr Chuoi)
câu hỏi hóc búa nhỉ, ai giỏi hoá vào trả lời xem nào . - (ngo toan)
nước (H2O) không cháy được vì nó đã đủ oxy (dựa trên phản ứng cân bằng 2H+O=H2O) (nếu định nghĩa cháy là phản ứng hoá học giữa oxy và các chất khác). Tất nhiên nước có thể "cháy" được nếu như bỏ natri vào (lúc này natri "cháy" hoặc nước "cháy" đều đúng - tương tự như đốt miếng vài bằng xăng thì gọi là xăng cháy hoặc miếng vải cháy đều đúng) - (Pham)
sự cháy là sự oxi hoá mà có toả nhiệt và phát sáng.
sự oxi hoá là quá trình chuyển đối số oxi từ trị số thấp đến trị số cao. Trong phân tử H2O Hidro(+1), O(-2) không thể kết hợp thêm O vì H và O trong H2O đã đạt trị số tối đa.
Xét về mặt hoá trị. Oxi đã đủ khả năng tạo 2 liên kết, H đã tao 1 liên kết do vậy 2 ng tố này ko thể kết hợp thêm nguyên tố khác. Khả năng kết hợp bắt buộc phải phá vỡ liên kết cũ và tạo liên kết mới đòi hỏi năng lượng cao hơn... quá trình cháy là quá trình tạo năng lượng( giải phóng năng lượng) - (Băng nhật quạng)
H2 co so oxi hoa la 0, no la chat khu co the tang so oxi hoa len +1. Nguoc lai, O2 co so oxi hoa 0, la 1 chat o xi hoa nen co the giam so oxi hoa xuong -2. Chinh xac, chi co H2 chay duoc, con O2 ko the chay duoc (O2 chi la chat duy tri su chay ma thoi, su chay la qua trinh oxi hoa nhanh, kem theo toa nhiet). Trong H2O thi H co so oxi hoa +1, O la -2. Nen no ko the chay duoc. Tom lai, H trong Hidro (H2) va trong H2O la hoan toan khac nhau; tuong tu O trong khi oxi (O2) va trong H2O ban chat cung hoan toan khac nhau. - (maitoan_mttg)
hay - (hoanglesport)
thì tại nó là nước, đơn giản - (Quang Nguyễn)
Điều này khó giải thích lắm bạn à: nhìn xem trong bảng tuần hoàn: các nguyên tố có gần tính chất với oxi nhất là nito, cacbon, clo khi tạo hợp chất với hidro đều tạo ra các hợp chất khí và có tính axit hoặc kiềm yếu còn nước lại trung tính và ở thể lỏng, hơn nữa khi hydro phản ứng với oxi tạo ra nhiệt lượng rất lớn (nên mới ở trong buồng nhiên liệu của tên lửa vũ trụ), đã thế nó lại còn là dung môi phân cực rất thích hợp hòa tan nhiều thứ và là thành phần thiết yếu của sự sống. Tại sao không chọn một dung môi khác cho sự sống mà lại là nước? - (khôi nguyễn)
2 cai deu chay duoc nen hop lai khong the chay duoc. - (Tung)
câu hỏi khá hay. Vấn đề chính là liên kết phân tử của nó - (Pham Xuan Chieu)
chịu thôi - (thelong2005)
Thật ra nước H2O vẫn cháy trong khí Flo (F2) thành ngọn lửa và tạo ra HF và oxy . Đây là phản ứng cháy duy nhất sinh ra khí oxy . Thiết nghĩ bạn nên tìm hiểu và suy ngẫm kỹ trước khi đăng báo những câu hỏi ... gây nhức đầu thế này - (lathenguyen)
Vì sao nước lại không cháy. Để giải đáp rõ ràng câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu sự cháy là gì?
Thông thường thì sự cháy là phản ứng hóa học của các chất với oxy. Có những chất ngayở nhiệt độ thường cũng bốc cháy khi gặp oxy. Photpho trắng là một ví dụ. Lại có những chất như than (thành phần chủ yếu là cacbon), hydro, lưu huỳnh, ở nhiệt độ thường khi tiếp xúc oxy không hề có phản ứng, nhưng khi tăng cao nhiệt độ thì chúng sẽ bốc cháy.
Trông bên ngoài thì rượu, xăng, dầu hỏa, nước đều là những chất lỏng trong suốt, rất giống nhau. Thế nhưng rượu là do ba nguyên tốcacbon, hydro, oxy,còn xăng, dầu hỏa là do hai nguyên tố cacbon, hydro tạo thành. Đại bộ phận các chất chứa cacbon đều có thể cháy được. Rượu, xăng, dầu hỏa còn lại 1 nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thành phân tử cacbon dioxyt. Còn cácnguyên tử hydro lại kết hợp với oxy thành phân tử nưốc do đó các hợp chất nói trên đều cháy sạch.
Đến đây chắc các bạn đều đã rõ tại sao nước không cháy. Nước là do hai nguyên tố hydro và oxy tạo nên là do kết quả của sự cháy của nguyên tốhydro. Đã là sản phẩm của sự cháy nên đương nhiên nó không thể có khả nàng lại tiếp tục kết hợp với oxy hay nói cách khác nó không thể lại cháy một lần nữa, Cùng với lý luận tương tự cacbon dioxyt là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên cacbon dioxyt không thể cháy được nữa. Do cacbon dioxyt không tiếp tục dưỡng được sự cháy lại có tỷ trọng nặng hơn không khí nên ngưòi ta dùng cacbon dioxyt để dập lửa.
Đương nhiên cũng không ít loại vật chất không thể hóa hợp với oxy cho dù đưa nhiệt độ lên cao đến mấy đi nữa thì chúng cũng chỉ là “bạn tốt” của oxy. Các loại vật châ't này là những chất không cháy được. - (Hoàng)
bạn hãy tìm hiểu thêm điều kiện cháy là gì nhé ! - (hieppvb)
Oxi là chất duy trì sự cháy chứ oxi không cháy. Cháy là phản ứng của một chất với oxi (O2), giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Năng lượng tích trữ trong các liên kết hóa học (gọi là hóa năng) của sản phẩm sau khi cháy phải thấp hơn ban đầu. Khi hóa năng trong sản phẩm sau khi cháy xuống mức thấp nhất (tức là cháy hoàn toàn), thì sản phẩm đó không thể cháy được nữa. Đó chính là lý do tại sao H2O và CO2 không cháy. Phần lớn các sự cháy đều cần một nhiệt độ vượt ngưỡng để xảy ra và duy trì. Nước hầu như luôn ở thấp hơn nhiệt độ gây cháy, khi dội vào đám cháy sẽ làm giảm nhiệt độ, đồng thời cũng ngăn ngừa sự tiếp xúc với oxi của các chất đang cháy. Đó là lý do nước dập tắt sự cháy. - (Nam)
bởi vì nước và và co2 là những hợp chất mà chúng được sinh ra từ sự cháy.Do đó nó không thể cháy được nữa. - (ngo duc huy)
Chỉ đơn giản thôi, đó là tính chất vật lý của chất - (silence412)
3 yếu tố cần thiết cho sự cháy: chất cháy, chất oxi hoá, nguồn nhiệt. Điều kiện: chúng phải tiếp xúc trực tiếp tác dụng với nhau, nồng độ chất cháy và chất oxi hoá phải đủ, chất cháy và chất oxi hoá phải được nung nóng tới nhiệt độ nhất định. H20 làm giảm nhiệt độ và ngăn tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxi hoá nên co thể dập tắt sự cháy. Trừ 1 số trường hợp như chất cháy là xăng dầu, nhẹ hơn nước nên khi dùng nước thì xăng dầu sẽ nổi lên và lan rộng hơn. - (Bie)
H20 co cháy được nhưng phải có điều kiện là ỏ nhiệt độ khỏng 6000độ c - (dong)
Vậy nếu nó cháy thì chất tạo ra là gì? [H2O + O2 = H2O + O2] à? Chất tham gia giống y chất tạo thành thì có cái gì mà phản ứng! - (FrostWyrn)
Carbon và Oxy cũng duy trì sự cháy, Hợp chất của chúng là CO2 có cháy đâu? Đã cháy xong rồi còn đòi cháy gì nữa???!!!!!! - (trandienquythanh)
Không nhầm lẫn ĐƠN CHẤT (oxy va Hydro) và HỢP CHẤT (H2O) nhé. - (Ba Xam)
Đơn giản H2O là một hợp chất và khác hẳn H2 và O2 về tính chất lý, hoá. - (Hung)
Đơn giản thế này, oxy v hidro là 2 nguyên tố (2 chất cháy) nhưng khi kết hợp thành phân tử nước, tạo thành "chất" nước là một chất có tính chất hoàn toàn khác như không có gì liên quan đến oxy hay hidro nữa. Cũng giống như các mạch chuỗi C-H kết hợp tạo ra các hợp chất khác nhau cùng chung C, H. Hay tương tự như kim cương cũng là gốc C tạo ra nhưng nó đã khác hoàn toàn với Cacbon - (Thường)
Bạn hỏi thông minh thật - (Thanh niên nghiêm túc 2013)
qua don gian,vi nuoc khong phan ung voi oxy o moi dieu kien nhieu do ap suat nen nuoc khobg the chay trong oxy,nhung ma nuoc co the chay trong Flo day. - (Anh Tuan)
giống như bạn lấy than (C) đốt tron gko khí (O2), thì than cháy. Nhưng cái sản phẩm CO2 thì ko cháy đó bạn.
Mang H2 với O2 trộng chung xem, nổ banh xác - (Quang)
H2O la san pham cua su chay roi thi lam sao chay dc nua. Kho - (kho qua)
Mình từng đọc 1 cuốn hóa học vui nói rằng vì nước được tạo thành từ 2 sản phẩm của sự cháy nên nó không cháy :D. - (Trà Đá)
ĐƠn giản đó là sự kết hợp....MÀ sự kết hợp sẽ có nhiều bất ngờ bạn nhỉ - (Duy Bơm)
Vì H2O là nước mà, nước thì dùng để dập lửa nên làm sao mà cháy được. Thực ra lý do rất đơn giản phải không, chẳng qua bạn chưa chịu suy nghĩ thôi ! - (duythongminh)
Vì nước là sản phẩm cuối cùng của phản ứng cháy nên ko thể cháy được nữa, như vậy cùng đồng nghĩa với việc nước không duy trì được sự cháy nên nó có thể dập tắt được lửa. - (hung_gt2003)
Muốn cháy thì cần có Oxi, Vậy mặt trời lấy nguồn cung cấp ở đâu để duy trì . - (Guest)
Ai bảo nước không cháy và dập tắt sự cháy? bạn thử cho natri vào nước xem có cháy không? - (namphong)
Câu hỏi nhỏ nhưng làm đau đầu bao nhiêu người. - (Trà)
Nguyên nhân nước ko cháy vì liên kết của nước quá mạnh nên nhiệt độ đó ko thể tách õy & hidro ra được. Cho dù nhiệt độ cao đến mức có thể tách nước thành oxy và hidro thì ngay lập tức nó tác dụng với nhau và tạo thành nước. Năng lượng để tách nước thành hidro & oxy sẽ cao hơn rất nhiều so với nhiệt sinh ra do õy & hidro cháy tạo thành nước. - (Đào Vũ Thanh Hoàng)
Nước là sản phẩm của quá trình ô xi hóa (ô xít theo 1 cách hiểu). Nên giống như tàn, tro của 1 cây củi, bạn không thể tiếp tục đốt tàn của một cây củi đã cháy. - (hoangvfu2007)
Cháy thực chat là một phản ứng hóa học. Mà muốn phản ứng xảy ra thì phải có sự cho và nhận Electron mà trong nước H2O thì đã bão hòa rồi không còn sự cho nhận nào diễn ra được nữa nên ko có phản ứng cháy xảy ra.
Nước làm tắt đám cháy vì nó ngăn cách chất cháy với Oxy làm cho chúng ko tiếp xúc được với nhau nên PƯ cháy kết thúc. - (Hoàng Tùng)
H2O cũng có thể cháy nếu đủ nhiệt đô ! - (le.thetran)
Thứ nhất: nếu hiểu "cháy" theo nghĩa thông thường, thì H2O không thể cháy do trong H2O H có số oxi hóa +1 (là mức cao nhất) nên không thể tăng lên thêm, vậy H2O không thể cháy. Đồng thời H2O lại dễ bay hơi, nếu được phun vào lửa, sẽ bay hơi bao phủ ngọn lửa không cho vật cháy tiếp xúc với không khí, nên sự cháy đang diễn ra sẽ dừng lại. Thế nên thông thường H2O hay dùng để chữa cháy. Thứ hai, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì trong hoá học, H2O vẫn có thể cháy nếu gặp một chất oxi hóa cực mạnh, đó là Flo (F2). Sục khí F2 qua nước nóng, nước sẽ bị F2 đốt cháy. - (Lê Minh)
về bản chất thì ôxi không cháy,ôxi chỉ duy chì sự cháy, nên bạn hỏi ôxi cháy là không đúng bản chất ^^ - (hoangsinhxd2)
vì H20 và O2 không phản ứng, - (phductung)
O-H là hai chất khi liên kết với nhau rất bền vững do tính đối lập theo hóa gọi gọi là oxi hóa - khử, còn nôm na gọi là 2 chất hút nhau cực mạnh. Việc nó cháy tức là phải can thiệp được vào liên kết này bằng việc bồi thêm vào hoặc bẻ gãy nó. H20 có thể cháy trong trường hợp gặp phải khí Flo (F2) nhưng khí này rất ít trong tự nhiên. - (tunghotel)
Oxy là chất oxy hoá mạnh, hidro là chất khử, khi phản ứng với nhau tạo ra nước có liên kết H-O-H với độ bền lớn + giải phóng năng lượng tương đương với độ bền này dưới dạng nhiệt (cháy). Vì vậy H2O rất bền. Nếu bạn muốn H2O cháy nữa, bạn phải tìm ra chất có tính oxy hoá cao hơn nhiều so với Oxy (Flo cao hơn có một chút!) nhưng thực tế ko có chất này :) - (Mr Thanh)
Tuy thuoc no tac dung voi chat gi. H2O ma tiep xuc voi khi F2 van boc chay binh thuong. H2O + F2 ---> HF+O2 - (ductai)
Muốn thực hiện phản ứng cháy thì chất ( đơn chất, hợp chất) phải tác dụng được các phi kim mạnh như oxi, clo... trong trường hợp này H2O là hợp chất nên H đã ở trạng thái oxi hóa cao nhất, hay nói cách khác nó không thể bị oxi hóa nữa, còn oxi cũng đã ở trạng thái oxi hóa bền nên không tham gia phản ứng nữa. - (ttltdhtohienthanh)
sự cháy là 1 quá trình oxy hoá, nước là quá trình oxy hoá giữa hidro và oxi và đã đạt trạng thái oxy hoá tối đa (bão hoà) nên ko thể oxy hoá thêm nữa => nước ko thể cháy - (chemical)
nếu định nghĩa cháy là phản ứng giữa chất oxy hóa và chất khử + sinh nhiệt thì ai bảo nước không cháy? CaC2 + H2O -----> C2H2 + Ca(OH)2 + Q - (Hung)
Tại bạn chưa đốt đến lúc nó cháy! - (tdv)
có cháy nếu cậu cấp nhiệt đủ lớn để phá vỡ liên giữ H-O-H là phản ứng lại xảy ra và có sự cháy - (24118493)
hầu hết các nguyên tố đều có công thức hợp chất với oxi gọi là oxit (trừ flo), và nguyên tố có thể có 1 công thức oxit hoặc có nhiều công thức, đối với nguyên tố có 1 công thức hợp chất oxit thì oxits đó sẽ không cháy, còn đối với nguyên tố có nhiều công thức oxit thì oxit cao nhất của nó sẽ không cháy. nước là oxit duy nhất của hidro nên nó sẽ không cháy. Hoặc ta có thể hiểu đơn giản như thế này vì nước là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên nó sẽ không cháy, còn nếu nó cháy thì nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng. - (vvmai89)
the cac anh ko bit nuoc gay chay no tai nha may phan bon o my moi rui ah. - (4333333333)
Bạn ơi. Năm lớp 8 mình cũng có câu hỏi như thế này. Trong khoa học và thực tế, nước không bao giờ cháy. Thực tế thì ngta nói "lửa khắc nước" lý do là nó bao bọc chất cháy khỏi khí oxi và hạ nhiệt độ của chất đó xuống, còn trong khoa học thì nước là do hydro liên kết với nhóm hyroxit (H_OH = H2O). Oxi thì mang tính chất oxi hóa, hydro thì có tính khử oxi. Vì vậy, trong nước hai loại nguyên tố này đã trung hòa với nhau nên sẽ không cháy với chất nào nữa. Cho dù có tạo ra khí Hidro và khí Oxi đi nữa thì gặp nó cũng hợp lại thành nước và tạo ra tiếng nổ lóc bóc thôi. Chỉ có cách là điện phân nước thôi vì phản ứng này không tỏa nhiệt :) - (Bành Thanh Sơn)
Cháy (cần oxi hay không) cũng đều là phản ứng hoá học, mà nói đến phản ứng hoá học thì phải nói đến cân bằng thuận nghịch (A+B < > C+D), chiều của phản ứng phụ thuộc năng lượng liên kết của mỗi chất, vì thế chất nào cũng có thể cháy được tuy nhiên đấy là cháy toả ra năng lượng (tự cháy) hay thu năng năng lượng (không những không thu được năng lượng mà còn tiêu tốn năng lượng cấp cho quá trình cháy). Vì thế nước cũng có thể cháy nhưng ta phải tốn thêm năng lượng để duy trì sự cháy, kết quả là nước sẽ thu năng lượng để bốc hơi (còn lâu mới đủ nhiệt độ để cháy nước) ở đám cháy nên dập tắt đám cháy. - (Quoc Thinh)
F2 + H2O -> 2HF + O2. Nước nóng bốc cháy - (Tèo)
oxi và hidro cháy được và duy trì sự cháy đc là do tính chất riêng của nó còn nước ko cháy được là do tính chất riêng của nước cũng giống như natri ko ăn được clo không ăn được mà chúng ta vẫn ăn natriclorua hằng ngày đấy - (thanhem)
MÌnh nghĩ đơn giản hơn, các phân tử nước có liên kết chuỗi với nhau rất chặt chẽ, bên cạnh đó nước còn có sức căng mặt ngoài nên khi đổ nước vào đám cháy (nhỏ) thì nước sẽ ngăn cản Oxy (tác nhân duy trì sự cháy), nên sẽ ko bị cháy. Nhưng với đám cháy lớn thì dùng nước sẽ có tác dụng ngược lại làm cho đám cháy to hơn, do Oxy và Hydro bị nhiệt phân. Vậy nên người ta mới khuyến cáo không dùng nước dập các đám cháy lớn. - (hoang trong hoat)
Theo khoa học thì phản ứng cháy là phản ứng giữa chất cháy với oxy và tạo ra nước. Vì vậy nước là sp của sự cháy rồi kg thể cháy đuợc nữa. Mà một chất kg cháy thì được dùng để dập cháy thôi. - (hieu)
tai vi h2O la nc mak la nc sao chay.nc co su boc hoi khong the gay chay dk - (pham)
Cháy là phản ứng của một chất với Oxy theo phản ứng oxy hóa khử trong đó Oxy đóng vai trò là chất khử. Trong phân tử H20, cả oxy và hidro đã bị oxy hóa và bị khử đến hóa trị cao nhất nên không còn khả năng tham gia phản ứng cháy nữa. Còn vì sao nước dập tắt được lửa vì đơn giản là nước không tham gia phản ứng cháy nên dập tắt được lửa, giống như bọt tuyết CO2 hay các chất không cháy khác... - (Hung Vo)
Đơn giản: để cháy cần O2, O ko thể cháy. - (Kien Phong)
Nếu bạn đốt hydro trong oxy sẽ tạo thành sản phẩm H2O (2H2+O2=2H2O). Vì vậy bạn không thể đốt nước được (H2O+O2=???) nên nước không cháy mà chỉ bay hơi. Đơn giản cũng như đốt giấy thành tro. Nhưng đốt tro, tro sẽ không cháy nữa mà chỉ nóng đỏ mà thôi. - (Ân Trần Thanh)
Nước là một trong những sản phẩm cháy. Hydro hoặc hydrocarbon cháy tạo thành nước và tạo ra năng lượng. Nước là sản phẩm cuối của quá trình cháy nên không thể cháy tiếp được nữa. - (TH)
Câu hỏi hay.hóa học là biến đổi.vậy ko cần lý giải.thực sự nươc H2O bản chất của nó tự nó có.thanks. - (thuật)
vì h20 là sản phẩm của sự cháy, giống như bạn đốt cháy c0+o2 sản phẩm là co2, bạn không thể đốt cháy co2 được nữa! - (văn tú)
Sự cháy là phản ứng hóa học của của các chất ( vô cơ hoặc hữu cơ) với oxy (pứ tỏa nhiệt). Có một số chất bốc cháy ngay ở nhiệt độ thường khi có oxy, nhưng lại có một số chất phải cần nhiệt độ nhất định mới bốc cháy (như: H2, C,..).
Một chất muốn cháy phải thỏa mãn 3 điều kiện:
1. Chất đó phải phản ứng với O2 (chất gây cháy)
2. Chất gây cháy phải tiếp xúc được với O2
3. Phải đạt nhiệt độ cháy nhất định.
Nước (H2O) là sản phẩm của sự cháy giữa H2 và O2. 2H2 + O2 =2H2O (+Q). Đã là sp của sự cháy thì nó ko thể cháy 1 lần nữa. Khi chất cháy bị dội nước hoặc ngâm trong nước (trừ xăng dầu) thì 2 trong 3 điều kiện trên ko còn thỏa mãn phản ứng không xảy ra. Nên ng ta sửu dụng H2O để dập tắt đám cháy. Tương tự như C và O2 đều cháy, nhưng CO2 lại dập tắt đám cháy. - (Thuhong Le)
đơn giản thôi, nước là 1 sản phẩm cháy nên k thể cháy dc ( là kq của pư) cũng giống như CO2 là sp cháy nên cũng k thể cháy dc nữa - (Dũng)
Rất đơn giản, vì nó là sản phẩm của sự cháy. - (Quang)
Cháy là phản ứng hóa học của vật liệu cháy + O2 và sinh nhiệt. Nước có thể cháy được nếu bạn có đủ tác nhân bên ngoài (vd chất xúc tác) để H2O phản ứng hóa học với O2 và sinh nhiệt thì H2O có thể cháy bình thường. He he đấy là suy nghĩ của mình còn để tìm ra chất xúc tác khiến H2O và O2 phản ứng với nhau thì mình chưa bít :D - (habeoto008)
câu hỏi hay va thú vị.but mình k biết!cũng hơi tò mò - (trankimtruonggiang)
-thứ 1; nước là chất vô cơ
-thứ 2: H2 và O2 kết hợp với nhau tạo thành H2O, là một chất mới có đặc tính vật lí hóa học riêng.
Thứ 3: Vì sao H2O không cháy là vì " THƯỢNG ĐẾ" đã mặc định cho nước là chất không cháy ===> không tin cứ thử nghĩ mà xem - (duyệt)
đơn giản vì nước là sản phẩm cuối cùng của sự cháy nên sẽ không cháy được thêm nữa. Tất cả các phản ứng cháy đều sinh ra sản phẩm cuối cùng là nước mà... - (Thuktmthn)
Vì hợp chất của 2 nguyên tố không nhất thiết phải có tính chất giống với 2 nguyên tố đó. Khi 2H+ tác dụng với 0- thì tạo ra HOH(nước), lúc này liên kết bền vững, đủ hóa trị, phân tử H-O-H không nhận thêm oxi nữa nên không cháy. - (vô danh)
Đơn giản vì o xy và hidro là chất chất cháy.Còn nước tính chất vật lý không cháy mà vẽ ra cháy được thì chắc phải phong làm đại giáo sư. - (nguyenkim)
Cháy hay không cháy phải phụ thuộc vào phản ứng hóa học với O2, xin hết. - (fly_to_sky712)
Ô xy không tự cháy với Ô xy. Hy dro thì liên kết quá mạnh mẽ với Ô xy trong phân tử nước. Khi phân tử Ô xy và Hy dro kết hợp với nhau để thành phân tử nước đã tỏa ra 01 năng lượng dạng nhiệt rất lớn. Vậy phân tử nước cần thu lại 01 năng lượng lớn đó để tách Ô xy và Hy dro thành phân tử đơn chất. Thế nên đám cháy dù to mấy cũng không đủ để làm việc này để có thể có được Oxi và Hiro rồi lại cháy tiếp !!!!???? - (Lê Hùng Sơn)
Cháy là hiện tượng các chất phản ứng nhanh với oxi.
H2O là chất tạo bởi Hidro cháy trong ô xi rồi nên ko phản ứng cháy đc nữa. - (Nguyễn Khải)
câu trả lời ngắn gọn nhất chính là : bởi vì đó là 3 chất khác nhau.
H2 có tính chất của H2, O2 có tính chất của O2, H2O lại có tính chất của H2O, chúng chả liên quan gì đến nhau hết, nếu hóa học mà đơn giản như toán chỉ có cộng trừ nhân chia thì không phải là hóa học bạn ạ. - (skep)
Bản chất để gây ra sự cháy là gồm có oxy và nhiệt độ cần thiết để gây ra sự cháy. Còn nước ko cháy khi tiếp xúc với lửa là vì H20 ko phản ứng với oxy do phân tử nước gồm oxy và hidro đã đạt trạng thái bền ( oxy có 8 điện tử điền đầy opitan còn hidro có 2). - (Phu Pham)
2H2+02 2H20 + Q , Chiều ngược lại sẽ xảy ra khi được cấp đủ nhiệt (rất cao) và ngay lập tưc lại xảy ra phản ứng chiều thuận. Đó là nguyên nhân ở các đám cháy rừng người ta ko dùng nước mà dùng cát để ngăn sự tiếp xúc bề mặt cháy. - (anh.nguyen)
H2 và O2 đều cháy và duy trì sự cháy nếu nó ở dạng ko khí...bạn thử cho khí H2 và khí O2 vào trong 1 bình rồi bật lửa xem nó có cháy ko???? vì cả 2 đang ở dạng không khí nên sẽ gây ra sự cháy. Còn nước là sản phẩm kết hợp giữa H2 + O2 - H2O là dạng chất lỏng - nên nó sẽ có những tính chất hoàn toàn khác với H2 (ko khi) và O2 (ko khí). - (nganha)
Mình có thể trả lời câu hỏi của bạn theo hai khía cạnh thế này:
Thứ nhất, hydro và oxy cháy được khi ở trạng thái khí (H2 và O2), còn nước (H2O) ở trạng thái lỏng. Trạng thái tồn tại khác nhau thì tính chất hóa học đã khác nhau, nên bạn không thể so sánh như vậy được.
Thứ 2, mình nói về nguyên lý cháy. Để làm cháy và duy trì sự cháy cần có đủ 3 yếu tố sau: 1 là nguyên liệu cháy, 2 là không khí ( có tỉ lệ oxy chiếm tối thiểu 14%, tỉ lệ này càng cao thì sự cháy càng mạnh) và cuối cùng là nhiệt độ. Sở dĩ nước dùng để dập tắt một số loại cháy thông thường( một số loại cháy không được dùng nước để dập như cháy xăng dầu, cháy các thiết bị điện...) bởi nó có 2 tính chất cơ bản là làm giảm nhiệt độ đám cháy và tạo thành màng nước ngăn vật cháy không tiếp xúc với không khí bên ngoài. - (Đỗ Quyển)
H2O cũng giống như O2, H2 đều có thể cháy và duy trì sự cháy trong những điều kiện cụ thể nào đó. Vấn đề ở chỗ là điều kiện cần và đủ để xảy ra phản ứng cháy trong mỗi trường hợp khác nhau là gì mà thôi! - (Thành Nam)
cau hoi nay rat thu vi. nhung theo toi thi the nay: oxy la nguyen to co tinh chat oxy hoa manh, hydro co tinh khu manh. khi ket hop voi nhau khu + oxy hoa cho ra hop chat chung tinh, lien ket hoa hoc ben vung nen ko con kha nang oxy hoa hoac khu nua. vay la nuoc ko chay nua nhung van co phan ung hoa hoc voi chat khac chang han Na, K, Ba... - (hung)
Có thể H2O vẫn cháy được ở nhiệt độ rất cao, cỡ như plasma nhưng khi đó con người không gọi đó là cháy nữa - (hanh)
Cháy là hiện tượng oxy hoá, cháy chỉ xảy ra ở những chất chưa có oxy, hoặc chưa oxy hoá hết được. Nên nước không thể cháy do:1. Nó đã đủ nguyên tử oxy trong phân tử và các đặc tính vật lý khác. Bạn thử lấy Hidro đốt đi, chắc nhà bạn sẽ thành hố boom đầy nước - (quyenboom)
Sự cháy của các chất trong đời sống(củi, gỗ,..hihi) với oxy chỉ là 1 loại "cháy" thôi bạn ạ. Bạn cho Magie với Cacbonic, Sắt với Clo... ở nhiệt độ phù hợp nó cũng cháy, cháy tợn là đằng khác. Không chỉ có khí Oxy duy trì sự cháy mà nhiều chất nữa cũng duy trì sự cháy (Khí Clo, khí Flo,..) chỉ có điều mấy khí kia nó mà nhởn nhơ trong không khí thì chỉ có Die. hihi - (Van Anh)
nước mà cháy thì thế giới này không thể tồn tại được. - (vuthuy5225)
Phải chăng nước chỉ có Hidro và Oxy? nếu quả thực nước chỉ bao gồm Hidro và Oxy thì nó có thể cháy được. Vấn đề là còn nhiều thứ chúng ta chưa hiểu hết về nước mà thôi. Không phải con người phát hiện nước có phân tử H2O thì nước chỉ có Hidro và Oxy không đâu.
Còn bao gồm những gì, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu. - (Hoang Nam)
Nếu nước (H2O ) cháy được thì bạn không bao giờ biết được từ "xăng" như thế nào - (trung)
Oxy va Hydro thi phai hoc hoa-ly moi giai thich duoc ve tinh nang cua 2 chat do. nuoc ngoai nguoi ta hoc la physical chemistry. hoc ve Ly nhieu hon - (Khanh)
vì H2O là oxit của cả Hidro và Oxygen nên nó sẽ trung hòa giữa 2 loại ng tố! - (Đặng Hoàng Đạt)
Sai bét.Chưa có ai trả lời đúng.Sự cháy thực ra chỉ là quá trinhd Toả nhiệt ,Năng lượng,khi có Phản Ưng Hoá học hoặc quá trình Vật lý, như cọ sát hoặc Phản ứng Nguyên tử,Cái ánh sáng mà bạn gọi là sự Cháy đó thực ra là nhưng sóng Năng lương thường đươc gọi là Ánh sáng Nhiệt đọ càng cao thì Ánh sáng càng trắng. H2O là kết cấu bền vững,không thể có có thêm phản ứng với Oxy đẻ sinh ra Năng Lượng tức là Ánh sáng.nên bạn không thấy nó cháy. Các nhà Khoa học thì gọi ngọn lửa là Plasma là 1 trong 4 dạng tồn tại của Vật chất .Bằng Kính Hồng Ngoại người ta cũng có thể thấy Cơ thể của bạn Toả nhiệt tức là nó đang bốc cháy - (Trân Thị Bích Châu Liên)
Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất là thế nhưn