09/06/2018, 21:33

Vì sao cây già hay rỗng ruột? - Câu hỏi hay

Những thân cây già như cây đa nghìn năm hay cây cổ thụ ở các ngôi làng thường bị rỗng ruột, nhưng nó vẫn sống được. Vì sao vậy? Trồng cây ở sa mạc giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu / Vẻ đẹp lan vani ở Khánh Hòa ...

Những thân cây già như cây đa nghìn năm hay cây cổ thụ ở các ngôi làng thường bị rỗng ruột, nhưng nó vẫn sống được. Vì sao vậy?

Khi cây già, nhất là các loại cây gỗ có lõi không chắc (không phải gỗ tốt) ruột bị rỗng vì:
-Thứ nhất, cây to dẫn đến chất dinh dưỡng không được đưa vào trong phần lõi cây (chất dinh dưỡng tập trung và được vận chuyển ở lớp giữa vỏ cây và lõi cây). dẫn đến phần lõi bị chết. kết hợp lí do thứ 2 dẫn đến rỗng ruột.
- thứ 2, thường chỉ những loại cây gỗ mềm (gỗ ko tốt) mới hay bị rỗng ruột là do mối ăn hoăc do tự phân huỷ do lõi cây mềm hoặc bị chết.
Ở quê tôi gặp rất nhiều trường hợp trồng cây Keo (gỗ sx giấy) nhưng thấy cây to người dân ko thu hoạch, vài năm sau khi đốn xuống để xẻ thì thấy đã rỗng hết ruột. - (Vitamin)

Thân cây rỗng mà vẫn sống được là do phần lõi không phải là phần quan trọng nhất của cây.
Đôi khi ta bắt gặp những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê, nhưng thân lại "vườn không nhà trống". Điều gì đã giúp chúng sống thoải mái trong điều kiện thương tật như vậy. Đó là vì rỗng thân không phải là căn bệnh chết người của cây.

Thân cây mỗi năm một to ra, chất gỗ ở giữa thân do ngày càng khó được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng, có thể bị chết dần. Phần lõi cây già trở nên vô tác dụng. Mô chết này nếu bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nước mưa thấm vào lâu ngày sẽ mục nát, tạo nên lỗ rỗng. Có những loài cây đặc biệt dễ bị rỗng ruột như cây liễu cổ thụ. Khi đó, cây chỉ mất đi một loại "ruột thừa" mà thôi.

Trong thân cây có hai đường lưu thông vật chất nhộn nhịp. Phần xylem ở lõi gỗ là tuyến vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên. Phần ploem trong lớp vỏ là tuyến vận chuyển chất hữu cơ tổng hợp được từ trên xuống rễ. Hai tuyến đó gồm nhiều đường ống. Trên một cây, số ống dẫn này nhiều vô kể, nên nếu chỉ một số tuyến bị mất đi, việc vận chuyển nước không bị gián đoạn hoàn toàn, do đó cây già thân rỗng vẫn sinh trưởng như thường.

Tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) có cây táo sống mấy trăm năm, thân cây tuy rỗng tới mức một người vào trú mưa được mà cây vẫn ra quả!

Thế nhưng, nếu bạn bóc toàn bộ (chứ không phải một phần) vỏ cây cổ thụ rỗng, cây sẽ chết rất nhanh. Đó là vì toàn bộ con đường vận chuyển chất hữu cơ đã bị cắt đứt, rễ cây không được cung cấp thức ăn sẽ “chết đói”. Khi rễ chết, cành lá không được cấp nước sẽ chết theo. Có một vị thuốc đông y thường dùng, gọi là đỗ trọng. Nếu lấy quá nhiều vỏ cây cùng lúc, kết quả cả thân cây sẽ chết theo - (Hà Tấn Thanh)

Thứ nhất có thể cây si, cây Đa do đặc điểm sinh học thường ra khá nhiều rễ, do vậy khi cây già thường khó phân biệt được thân và rễ cây, thứ 2 có thế do cây lâu năm thường có biểu hiện lão hoá do vi sinh vật tiếp xúc với gốc cây và thân cây, chúng ẩn náu, làm tổ trong đó, theo thời gian vết thương đó ngày càng rộng và to hơn. Từ đó hình thành nên đặc điểm gốc cây bị rỗng ở giữa. Cũng có nguyên nhân thứ 3 đó là khi cây hình thành bộ rễ thường có chỗ lồi chỗ lõm do đó nước có thể ngấm sâu vào gốc và ăn mòn làm mục nát gỗ nơi có độ ẩm cao, thiếu ánh nắng mặt trời. Ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, ngoài ra nó còn có tác dụng làm khô vết thương của cây do độ ẩm gây nên.... Chúc bạn tìm được câu trả lời hợp lý nhất - (Nguyễn hữu ngọc)

Bạn cũng đã học qua rồi. Cây thân gỗ có 2 loại mạch: mạch ray và mạch gỗ. Mạch ray thì dẫn nhựa (chất dinh dưỡng) từ lá xuống nuôi rễ hoặc tích trữ. Mạch gỗ thì dẫn nước và mưối khoáng từ rễ hút được trong đất lên lá cây thực hiện quang hợp.
Câu hỏi của bạn có 2 ý: Vì sao cây bị rỗng ruột. Nhưng ý chính là: Tại sao nó vẫn sống.
Trả lời ý thứ nhất: Do cây thuộc loại thân gỗ, sau một thời gian thì chất gỗ dần dần mất nước và khô dần, hiện tượng này xuất hiện từ trong lõi đi ra ngoài. Do các mạch gỗ trong lõi bị lão hoá dần, không còn dẫn nước được nữa. Từ đó lõi rất khô và cứng. Cũng vì nguyên nhân đó mà các loài nấm ký sinh, các sinh vật cơ hội tấn công mạch gỗ trong lõi, dần dần chuyển hoá chất gỗ, nên sau một thời gian mạch gỗ bị mục nát và mất đi. Dần dần hiện tượng này tấn công từ phía trong ra ngoài. Đó là nguyên nhân làm cho những cây cổ thụ bị rỗng ruột.
Ý thứ 2: Tuy cây bị rỗng ruột, nhưng phần mạch gỗ tiếp xúc với mạc ray phía ngoài vẫn còn. Do cây lâu năm, nên nhu cầu về nước của cây cũng không nhiều, bởi vậy, với 1 lượng mạch gỗ nhỏ cũng cung cấp đủ nước cho cây. Nguyên nhân thứ 2 nữa: Do những loại cây lâu năm thường có thêm các rễ phụ mọc bên thân, từ đó nước được dẫn từ rễ phụ lên phần thân còn nguyên mach gỗ. Bởi vậy, khi cây bị rỗng ruột, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu về nước và muối khoáng đủ, cây vẫn sống bình thường.
Còn đối với các loại cây như đa, si, gừa.... Các cây này không có thân rõ ràng, và có nhiều rễ phụ, rễ khí sinh. Nên từ đó khó xác định được đâu là thân cây. Có thể bạn thấy chỉ là rễ cây, nhưng do nó quá lớn, lại tưởng nhầm là thân. - (Quốc Khanh)

Cây sống được là nhờ phần da bên ngoài là nơi vận chuyển trao đổi chất. Lõi cây chỉ là một khối gỗ là nơi để da cây bám dính vào, da cây và lõi gỗ bên trong là 2 thành phần hoàn toàn khác nhau nên bạn có thể tách ra dễ dàng, Cây càng già thì lõi cây càng bị mục dần dần và mất đi nhưng cây vẫn có thể sống tuy nhiên sẽ yếu đi do không có phần lõi chống đở nên thường dễ bị ngã đổ. - (vinh son)

Giống như người già bị thiếu canxi vậy đó mà - (Viethungtran0606)

Thường gặp nhất là cây đa bóp cổ, gọi như vậy vì cây phát sinh từ hạt do chim ăn để lại trên các cháng ba của một cây cổ thụ vào đó, hạt nảy mầm và phát triển rất nhanh trên chảng ba, thò rễ bao khắp chung quanh cây cổ thụ, sau một thời gian, các rể này tiếp đất, phát triển thành thân lớn, nhốt cây cổ thụ vào giữa, làm cây cổ thụ chết dần, mục nát, tạo bọng cây. Quá trình này mất hàng trăm năm. - (Lê Trí)

Qua thời gian khát triển, thì phần lõi cây sẽ bị chết đi, mao mạch của cây không còn tác dụng truyền khoáng chất nữa, đồng thời các cấu chúc của các sợi xenlulo bị khô, phân tách tạo các khe hở dẫn đến bị lão hóa, phân hủy qua thời gian, còn phần ngoài thân cây được bảo vệ bằng lớp vỏ, các mao mạch luônluôn được được trao đổi khoáng chất để nuôi cây
phát triển, do cấu tạo của từng lại gỗ thì mức độ phân hủy cũng phụ thuộc vào thời gian và môi trường, do đó các cây lâu năm đều bị rỗng giữ và bị nứt... Cuối cùng thì mọi cái cũng trở về các bụi - (Quang thanh)

Cây đa nghìn năm thường rổng ruột vì nếu đặt ruột nó sẽ không tồn tại đến nhìn năm. - (le son)

cây nó bị lão hóa. lớp lỗi bên trong hình thành trước qua thời gian tế bào bị lão hóa gây mục . còn lớp bên ngoài hình thành sau này nên vẫn còn chức năng hoạt động. - (thiengiao76)

Những cái lỗ đó được tạo ra bởi những loài nấm ký sinh trong một thời gian dài. Được tão nên khi cái cây bị thương (sét đánh, v..v..) và cái loài nấm này sẽ xâm nhập và phá huỷ cây, tạo ra những cái lỗ lớn. Tuỳ từng loại cây mà những loài nấm này chỉ phá huỷ tế bào gỗ chết mà thôi hoặc phá huỷ cả những tế bào sống. nếu rơi và ở trườnghợp 1 thì sẽ cây vẫn sống, và ngược lại. - (viet phan)

theo mình nghĩ thế này: khi bạn cưa ngang thân cây thì có các vân hình vòng tròn. Số các vân chính là sô tuổi của cây. Theo thời gian phát triển thì số vân ngày càng nhiều, các vân nằm giữa là các vân già nhất cho nên khi cây già đi thì các vân này bị chết đầu tiên nên gây ra hiện tượng rỗng ruột. - (khaish)

Theo mình suy đoán thì những cây này sống lâu năm nên có nhiều mối mọt ăn cây. Thêm nữa, việc nuôi các cành mới buộc cây phải cân đối lượng dinh dưỡng thu đc, một phần cây sẽ "tự chết" để làm việc đó. - (Nguyễn Tất Lân)

Đôi khi ta bắt gặp những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê, nhưng thân lại "vườn không nhà trống". Điều gì đã giúp chúng sống thoải mái trong điều kiện thương tật như vậy. Đó là vì rỗng thân không phải là căn bệnh chết người của cây.

Thân cây mỗi năm một to ra, chất gỗ ở giữa thân do ngày càng khó được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng, có thể bị chết dần. Phần lõi cây già trở nên vô tác dụng. Mô chết này nếu bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nước mưa thấm vào lâu ngày sẽ mục nát, tạo nên lỗ rỗng. Có những loài cây đặc biệt dễ bị rỗng ruột như cây liễu cổ thụ. Khi đó, cây chỉ mất đi một loại "ruột thừa" mà thôi.

Trong thân cây có hai đường lưu thông vật chất nhộn nhịp. Phần xylem ở lõi gỗ là tuyến vận chuyển nước và chất vô cơ từ rễ lên. Phần ploem trong lớp vỏ là tuyến vận chuyển chất hữu cơ tổng hợp được từ trên xuống rễ. Hai tuyến đó gồm nhiều đường ống. Trên một cây, số ống dẫn này nhiều vô kể, nên nếu chỉ một số tuyến bị mất đi, việc vận chuyển nước không bị gián đoạn hoàn toàn, do đó cây già thân rỗng vẫn sinh trưởng như thường.

Tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) có cây táo sống mấy trăm năm, thân cây tuy rỗng tới mức một người vào trú mưa được mà cây vẫn ra quả!

Thế nhưng, nếu bạn bóc toàn bộ (chứ không phải một phần) vỏ cây cổ thụ rỗng, cây sẽ chết rất nhanh. Đó là vì toàn bộ con đường vận chuyển chất hữu cơ đã bị cắt đứt, rễ cây không được cung cấp thức ăn sẽ “chết đói”. Khi rễ chết, cành lá không được cấp nước sẽ chết theo. Có một vị thuốc đông y thường dùng, gọi là đỗ trọng. Nếu lấy quá nhiều vỏ cây cùng lúc, kết quả cả thân cây sẽ chết theo. - (Hạo Nhiên)

Theo nhu minh hoc tu nhung nam cap 2 cach day 10 nam thi go trong than cay co cac van va moi nam hinh thanh len mot van o ben ngoai. Vi the cang vao sau ben trong cac van go cang nhieu tuoi. Co the do nhung van go ga gia hoac bi sau da bi muc gay ra hien tuong bi rong than. Con cay van song duoc la do than cay co cac van go tre moi hinh thanh ben ngoai chua bi hong, trong do van con cac ong nho dan nuoc va chat dinh duong hut tu re cay dua len la. Con vo cay co tac dung dan cac chat da duoc la quang hop va chuyen hoa thanh dinh duong di nuoi cay. Vi the khi uthan bi rong nhung van con van go ben ngoai dua nuoc va chat dinh duong di len la cay van co the song bt. Nhung khi ta boc het vo cay quanh than di chat ding duong duoc la quang hop ko the chuyen ve den re cay qua vo cay de nuoi re, mac du re van hut nuoc va dinh duong chuyen len la de quang hop. Vi the re cay se chet va cay cung chet theo. - (quy quynh)

cây da, si,... thường là những cây, theo giới lâm nghiệp, gọi là cây"thắt cổ/bóp cổ", nghĩa là hạt si/da rơi trên 1 loài nào đó(cây chủ) , hạt nãy mầm, hình thành cây con, cây phát triễn ôm lấy cây chủ, thả bộ rễ xuống đất hút dinh dưỡng phát triễn và dần thay thế cây chủ, khi đó cây chủ sẽ chết (đây cũng là 1đặc trưng của rừng nhiệt đới), cây chủ sau 1 thời gian sẽ chết, mục, phân hủy và "biến mất", còn lại cây da/si với bộ rễ vốn ôm cây chủ (nay đã mục rã và biến mất)khi nhìn tạo cảm giác thân da/si rổng nhưng không phải, vây thôi! - (tài)

Nó cũng giống như người già thì da bọc xương, chứ không có thịt phổng phao như người trẻ , lẽ tự nhiên mà . quan trọng là các tế bào vẫn còn - (thangdonghuu1321984)

Vì các loài động vật như chuộc và các loại gậm nhấm đào từ rễ lên để làm nơi ẩn trốn. Nen tao ra lo trong than cay. - (nhân long an)

vì đơn giản lõi cây đã già không hoạt động hút chất dinh dưỡng nữa! và sẽ bị khô ( kiểu như đào thải tế bào chết ấy ) nếu liên kết gỗ kém sẽ dẫn đến hiện tượng đó - (Hieu Nguyen)

Có lẽ cũng giống như người, già rồi thì khô héo, nên rỗng ruột - (Nguyen Phuong Que)

Trong quá trình phát triển, các tế bào cũ chết đi và các tế bào mới được sinh ra. ở cây, các tế bào mới được sinh ra sẽ phát triển ở phía ngoài làm cho thân cây to ra. các tế bao ở trong cùng của thân cây sẽ già dần, vai trò dẫn chất dinh dưỡng kém và chết đi theo thời gian. do độ ẩm, mối mọt... lõi của cây dần chết đi và bị mục như chúng ta thấy. tuy nhiên hiện tượng này không làm cho cây bị chết, bởi vì cây đã có các tế bào mới phát triển ở bên ngoài nuôi dưỡng. - (Phạm Văn Hanh)

Cây rỗng ruột tại vì bị ung thư ruột có như thế mới đi bệnh viện ? - (cachang)

do la thuat truong sinh ma nhan loai di tim hoai do. cang gia long cang phai trong khong. cho vao roi phai de ra. dung co co chap va bam giu nhe. - (Viet Wall)

ngoài các ý kiến trên mình bổ sung thêm 1 nguyên nhân nữa liên quan đến Vật lý: Đó là thân cây thường là hình trụ , mà hình trụ thì phần chịu lực xô ngang là phần biên là chính ( để ý cột điện hình trụ đó nó rỗng ruột bạn thấy không ) . đây cũng là sự thay đổi có lợi nhất. giảm trọng lượng không cần thiết mà nó vẫn đứng vững được. tạo hoá cũng tự biết điều chỉnh để có thể tòn tại lâu như vậy hi - (nguyenvanbinh_arc)

cây bị rỗng ruột mà không chết là vì chất dinh dưỡng được hấp thu từ rễ và vận chuyển lên để nuôi cây không đi qua lõi cây. lõi cây chỉ có tác dụng cho cây có thể đứng vững mà không bị gãy mà thôi. - (tài trần)

À nó cũng bị bệnh loãng xương như người già thôi mà, mà nó lại không được dùng được enin..... - (nguyen ba uoc)

tôi có câu lộc vừng trên 50 tuổi rất đẹp ngưng bị rỗng ruột và dần dần bỏ nhánh ở ngọn . Nhờ quý anh có kinh nghiệm chỉ giúp cho tôi để cứu cây với . rất cảm ơn - (duchung64)

0