Vì sao bẻ khớp xương lại có tiếng kêu? - Câu hỏi hay
Khi chúng ta bẻ các khớp xương tay, chân, vặn mình sau khi nằm hoặc ngồi lâu, ta thường nghe thấy tiếng kêu răng rắc. Âm thanh đó phát ra do đâu? Xương nhân tạo từ tế bào gốc dây rốn / Các bước cấy ghép não người ...
Khi chúng ta bẻ các khớp xương tay, chân, vặn mình sau khi nằm hoặc ngồi lâu, ta thường nghe thấy tiếng kêu răng rắc. Âm thanh đó phát ra do đâu?
Có thể hiểu đơn giản như sau: điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.
Lời khuyên của các nhà chuyên môn đưa ra là mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương. Nếu teen cứ cố tình thực hiện mạnh để nghe tiếng "rắc rắc" thì chẳng mấy chốc mà những ngón tay đẹp xinh sẽ bị thay thế bởi những ngón hình khúc tre với từng đốt thô kệch và xấu xí đấy! - (hoangbanme8000)
Giữa các đốt xương sẽ hình thành những bọt khí. Khi ta kéo hoặc bẻ các khớp xương, sẽ làm vỡ các bọt khí đó, gây nên âm thanh răng rắc. - (Nguyễn Gia Phú)
Giữa các khớp xương đó có một lớp bôi trơn, khi chúng ta làm các khớp tách khỏi nhau đột ngột thì âm thanh được phát ra, do chúng ta tạo được khoảng trống rất nhanh giữa các khớp (Sự thay đổi áp suất). Nhưng chỉ có sự hỗ trợ của lớp bôi trơn mới làm lên điều này, chính vì thế sau một thời gian nhất định chúng ta bẻ lại thì nó mới kêu (Khi mà lớp bôi trơn đã liên kết lại giữa các khớp) - (Kha...kha...)
Khi bẻ tay sẻ làm gảy xương và bể khớp nên nó kêu răng rắc.Ai hay bẻ khớp tay,chân về lâu dài sẻ bị bại liệt - (Dũng Xù)
đó là do các bóng khí trong khớp dc tích tụ lại, khi bẻ khớp sẽ làm các bóng khí vỡ ra - (thu)
Không đúng, Bóng khí vỡ sẽ không có tiếng kêu to và giòn như vậy, xin một lời giải thích khác??? - (Lê Văn)
khí thoát ra nó lại tụ vào để lần sau còn bẻ tiếp chứ :)) - (than tien)
Tiếng kêu do khớp sụn - (Su su)
đấy chẳng qua là sự cọ sát giữa 2 xương với nhau thôi... - (son long)
khí thoát rồi sẽ đi đâu??? - (Le My Hao)
bởi vì khi mỏi thì xương phải trật ra cho nên bẻ tay nghe lóp cóp - (lâm kiến an)
=> sẽ ko làm to các đốt như ngta vẫn nói - (nguyên)
Tất cả các ý kiến trên đều không giải thích được hiện tượng ngón tay bị tật, bẻ lúc nào cũng kêu hoặc khi ngón tay bị đau (chấn thương nhẹ) thì cứ vài phút thì lại bẻ kêu 1 lần và nữa là tại sao nhổ tóc cũng kêu như khi nhổ khớp (liệu dưới da đầu có khớp à?). Tôi được 1 bác sĩ cơ quan tên là Nguyễn Phụ Bính giải thích tương đối ổn vấn đề này (hay hơn cả câu trả lời của GS Lân Dũng trên TV). Giải thích như sau: cơ thể người có 2 loại cơ và cơ chùm (thẳng, soắn) và cơ vòng (soắn lò xo), tiếng kêu là do nhóm cơ soắn lò xo này tạo ra khi kéo dãn nó (bật lò xo) , vì vậy dưới lớp da đầu không có khớp nhưng vẫn có tiếng kêu khi nhổ tóc là do lớp cơ soắn dưới lớp da đầu dãn ra, các cơ soắn bị co nén lại do ảnh hưởng của nồng độ các axít được tạo ra trong quá trình vận động của cơ thể như Lactic, Uric... nên nơi các khớp hoạt động nhiều lượng a xít tạo ra lớn thì bẻ hay kêu, chỗ bị thương cũng vậy nó tập trung nhiều kháng thể cũng tạo nên co nén nhóm cơ soắn, duy chỉ có chỗ bị tật thì không biết cơ chế nào mà nhóm cơ này lúc nào cũng bật nhả được nên khi bẻ thì kêu liên tục. mặt khác khi nhóm cơ soắn này co nén lại thì ta cảm thấy mỏi là như vậy... - (Hồ Quang Chí)
Tôi năm nay 60 tuổi đã từng bẻ khớp từ những năm tuổi teen, đến nay vẫn đi lại ào ào, tiếng kêu nói trên chỉ là gân bị kéo dãn ra đột ngột trợt lên đầu khớp tạo nên tiếng kêu do đầu xương cộng hưởng âm khuếch đại, không tin bạn lấy 1 dây thun căng lên 2 đầu gậy tròn được bôi trơn và kéo căng làm trợt nó sẽ có tiếng kêu tuy nhỏ dù sao cũng là một thử nghiệm lý thú - (toby)
Không hợp lí vì thường các khớp thường tiếp xúc sát nhau lại có chất nhầy bôi trơn nữa, như thế mới dễ vận động và chúng liên kết chặt với nhau theo nguyên lí hai bán cầu nhẵn được hút chân không( nếu không chỉ có các dây chằng và cơ thì kéo mạnh sẽ rời từng đốt). Vả lại khi bạn lác đầu qua lại vẫn cứ kêu hoài. Một nguyên nhân của tiêng kêu là do hai đầu xương bị đè sát(cơ co rút khi ngừng vận động lâu) khi bị dịch chuyể chạm nhau đột ngột tạo thành. - (vat.ly.ung.dung.98)
Do bóng khí trong các khớp tích tụ lại, bẻ nó vỡ gây tiếng kêu. sau đó phải để 1 thời gian nó tích tụ tiếp thì bẻ mới kêu, bẻ ngay nó không kêu. - (thanh)
có hại gì không mọi người ? - (Duy)
Bẻ lâu dài có hại gì kg các bác ơi? Em thường xuyên bẻ chân tay như thế, vì mỗi khi mỏi bẻ rất phê. - (Thảo)
Tay tôi xòe ra rồi nắm chặt lại là kêu lục cục; làm liên tục và kêu liên tục vậy lấy đâu ra lắm bọt khí thế. Một điều nữa trước bẻ tôi thường thấy mỏi ở khớp nên mới bẻ, sau khi khớp kêu tôi thấy nhẹ nhõm hơn. Làm như vậy sẽ hại khớp thì tôi công nhận vì nay thấy khớp mỏi ngày càng nhiều và đôi lúc hơi đau... - (hoanhon_2_2007)
Đọc hết nội dung không có cái nào giải thích cho rõ cả: Thật ra nó tương tự như bạn dán ép cái miếng nhựa hút để treo trong toa-let vậy. Giật ra thì nó kêu pặc 1 cái do thay đổi áp suất không khí đột ngột. Khác biệt với khớp là xung quanh là bao dịch lỏng, còn miếng dán toa-let thì là không khí, hơn nữa để lâu 1 tí thì khớp lại kéo lại với nhau, để lần sau bẻ nó còn kêu tiếp. - (Hùng tí hon)
khoa học vẫn chưa giải thích được chuyện đó - (trung)
Bẻ hoài sau này mấy khớp xương sẽ bị yếu. Lúc trc chỉ vì thấy mấy bạn bẻ tay, bẻ chân. Cũng bắt chước. Bẻ riết thành thói quen. Giờ ko bẻ là khớp xương cảm thấy nhức mỏi. Nên mình khuyên ai chưa bao giờ bẻ thì đừng làm. KHỚP XƯƠNG SẼ BỊ YẾU, VÀ LÀM MÌNH CẢM THẤY NHỨC MỎI. - (Anhyeuem168)
Các nhà khoa học giải thích hoạt dịch có ở trong các khớp có vai trò như chất bôi trơn. Chất dịch này chứa khí oxy, nitơ và carbonnic. Khi bạn kéo hoặc bẻ khớp, bạn cũng đã kéo căng bao khớp. Không khí được giải thoát tức tạo nên những bóng khí và gây ra tiếng kêu răng rắc. Để có thể tạo ra tiếng kêu lần nữa, phải đợi đến khi không khí trở về hoạt dịch. Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách.
Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp? Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương. Nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường.
Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải đi cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó chỉ có hại chứ không có lợi ích chống mỏi mệt như ta nhầm tưởng. - (melaodi)
Các bọt khí đó có tác dụng gì? - (Thong)
Bẻ khớp xương sao lại có tiếng kiêu? Câu hỏi này có lần đã hỏi thầy GS Nguyễn Quang Quyền ( ĐH Y Dược TP HCM), Thầy nói đại ý là 'bác sỹ bó tay' chưa thể trả lời được chính xác do khong ai nghiên cứu 'quay phim chậm' xem tiếng kiêu phát ra chính xác ngay từ vị trí nào tại ổ khớp. Nên mọi câu trả lời khác không bằng chứng thực nghiệm y học thì không thuyết phục lắm. Bạn thử nghiên cứu xem - (thanh hai huynh)
Bẻ khớp xương sao lại có tiếng kiêu? Câu hỏi này có lần đã hỏi thầy GS Nguyễn Quang Quyền ( ĐH Y Dược TP HCM), Thầy nói đại ý là 'bác sỹ bó tay' chưa thể trả lời được chính xác do khong ai nghiên cứu 'quay phim chậm' xem tiếng kiêu phát ra chính xác ngay từ vị trí nào tại ổ khớp. Nên mọi câu trả lời khác không bằng chứng thực nghiệm y học thì không thuyết phục lắm. Bạn thử nghiên cứu xem - (Thanh Hai Huynh)
Khớp có cấu tạo dạng một phía lồi, một phía lõm; bao quanh đầu khơp là lớp sụn có chức năng giảm chấn, giữa chúng là lớp dịch khớp có chức năng bôi trơn. Sau một khoảng thời gian do chịu tải, do gân cơ kéo… mà các đầu khớp áp sát nhau rất kín khít. Khi ta kép dãn hoặc bẻ khớp đầu lồi và đầu lõm tách và ra giữa chúng hình thành bóng chân không. Khi lực bẻ/ kéo đủ lớn chân không vị vỡ để cân bằng áp suất và tiếng kêu xuất hiện. Vì vậy gọi và “vỡ chân không” mới chính xác chứ không phải vỡ bọt khí. Áp chặt mặt lưỡi vào vòm miệng trên rồi mở khớp hàm nhấc lưỡi ra khỏi vòm miệng- ta hay gọi là “tắc lưỡi”- cũng xuất hiện ân thanh cùng nguyên lí trên. - (hoing nguyễn)
Vì nó kêu thôi . Bạn nào bẻ khớp xương mà không kêu thì có nghĩa là " khác người " mà khác người thì phải tìm đến bác sĩ thôi , mà đến bác sĩ là phải $$$ thôi . Mà không có $$$ thì chết thôi . Mà chết thì lúc ấy đọc đc câu trả lời làm gì nữa :)) - (Thế Ba)
co that nghiem trong vay k, theo toi do cung la cach thu gian gan cot thoi - (Thao Ngan)
Đó là do sự ma sát giữa các sợi cơ và các khớp, khi ta bẻ khớp sẽ tạo ra tiếng kêu đó - (Hainguyenhoai5@gmail.com)
mình thì khi bẻ nó kêu răng rét hoài, bẻ cả 1000 cái cũng đươc - (dunglm)
khi bạn bẻ ngón tay, khoảng không gian trong khớp tăng lên, áp lực trong khoang khớp giảm làm tách khí trong dịch khớp ra thành những bọt khí nhỏ, chúng kết hợp với nhau tạo nên một bong bóng khí lớn hơn trong khớp và nó chính là thủ phạm sinh ra tiếng ‘crack’ đó.
Ngay sau khi bạn bẻ ngón tay thì bạn phải đợi ít nhất 15 đến 20 phút sau mới có thể bẻ cho nó ‘kêu’ lại được; đây là khoảng thời gian cho khoảng không trong khớp trở lại kích thước bình thường và khí hoà tan lại vào dịch khớp. - (Nguyen ICT)
rất có hại - (Chẩu Tuyển)
có ai biết thì nói chứ đừng phát biểu linh tinh làm mọi người hoang mang - (Lương Việt Anh)
vậy bẻ cổ kêu rắc rắc thì sao ...? - (JackKu)
Đó là sự cọ xác của 2 xương khớp một cách đột ngột làm cho nó trầy trượt tạo ra âm thanh. Nếu bạn nào hay bẻ khớp kêu thì thường không tốt. - (trinhquocviet_kt2c)
tui nghĩ la do khớp sụn cọ sát vào nhau phát ra tiếng kêu - (Lương Việt Anh)
Thì đó là tiếng kêu của xương bị gẫy khi bẻ chân, tay thôi. - (H_mobile)
Vẫn chưa có giải đáp nào làm mình thỏa mãn:
-Trong khớp không thể có bóng khí hay bọt khí, hơn nữa nếu có thì bọt khí không thể phát ra âm thanh đanh như ta vẫn thấy.
-Hai khớp xương không thể va nhau được vì chúng có đệm sụn, nếu va nhau được thì khi ta đi lại khớp gối sẽ đau khủng khiếp. Một bằng chứng loại bỏ cách lý giải này là có người chỉ nhúm một lọn tóc nhỏ trên đầu rồi giật nhẹ cũng gây tiếng kêu như bẻ khớp vậy. - (Thang Phamnguyen)
Đồng ý với bạn Nguyễn Gia Phú - (Aocuoithaonguyenhtpq7)
Các bạn trả lời thế cũng đúng nhưng tác dụng lớn của bẻ các đốt tay,đốt chân là:
Tăng "ham muốn" nhiều hơn.
Ko tin cứ thử và cảm nhận - (ketqua666)
Do sức bật bất ngờ do ta bẻ+với độ ma sác của hai đầu khớp hoặc với sụn,khi trượt với nhau sẽ tạo tiếng răng rắc thôi, - (thao)
học 6 năm bác sĩ cũng không trả lời đc đâu, mà có trả lời được cũng.. bỏ qua, vì rảnh quá mà ^_^ - (Austin V)
xin thưa các bác, không phải bọt khí tích tụ gì đâu. tôi có 1 ngón tay cứ bẻ là nó kêu hoài, kêu liên tục không cần chờ đợi thời gian gì hết. tôi nghĩ, tiếng kếu ấy là khi có sự dịch chuyển của các khớp xương, và ma sát của sự dịch chuyển ấy tạo nên tiếng kêu thôi - (hailuacm)
như vậy là không tốt đâu nhé ! - (toanha)
Về lý thuyết, việc bẻ ngón tay nhiều lần như vậy có thể gây hại cho sụn khớp của bạn. Cũng giống như việc các loại máy móc, làm việc lâu ngày cũng sẽ bị hư hại, nhưng thực tế thì việc khớp của bạn bị ảnh hưởng do bẻ tay nhiều không hoàn toàn đúng.
Thực tế, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Một nghiên cứu được biết đến nhiều nhất, chắc hẳn là nghiên cứu trên chính bản thân mình của bác sĩ Donald Unger ở California, được giải thưởng Ig Nobel năm 2009. Trong suốt hơn 60 năm, ông đã bẻ khớp ngón tay trái của mình hai lần một ngày, và không bẻ khớp ngón tay phải. Và kết luận của ông? “Tôi nhìn vào hay bàn tay của mình, và xem chừng chả có dấu hiệu nào cho thấy nó bị viêm hay bị ảnh hưởng gì cả”. - (phhodu)
Đây là âm thanh giả lập trong não để cảnh báo đó là hành động nguy hiểm. Bạn có thể thực hiện một số nơi khác, nếu không có âm thanh giả lập cảnh báo thì đó là hành động đáng khuyến khích và nên thực hiện thường xuyên. - (khantoria)
Khi đánh tẩm quất mà không có tiếng kêu của khớp xương thử hỏi bạn có vui lòng trả tiền cho người đánh tẩm quất dạo không. Đó là âm thanh phát ra để tính tiền ! - (Xuan thu)
cái này thì các nhà KH còn đang tranh cãi,chưa thống nhất được lý do vì sao. nhưng người hoạt động tay nhiều thỉnh thoảng bẻ vài cái kêu răng rác cũng hay với lại đỡ mỏi tay. - (nông dân)
Tai sao mỗi lần ngủ dậy hoặc ngồi xuống đứng lên các khớp gối và khuỷu tay tôi lại kêu răng rắc? - (lthithai)