Suy nghĩ về ý kiến của Nguyễn Đình Thi “Văn nghệ phụng sự kháng chiến…” – văn 12
Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến của Nguyễn Đình Thi “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta” Bài làm “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính ...
Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến của Nguyễn Đình Thi “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta”
Bài làm
“Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta” Đây là ý kiến của Nguyễn Đình Thi đưa ra, mới đọc có vẻ mâu thuẫn và trái ngược, nhưng chính điều này lại làm cho ý kiến càng thêm sấu sắc và chính xác.
Đầu tiên, “Văn nghệ phụng sự kháng chiến”, điều này là vô cùng chính xác. Mục đích của văn nghệ chính là “văn nghệ vị nhân sinh”. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, toàn dân đứng lên kháng chiến thì “văn nghệ” và nghệ sĩ cũng không thể đứng ngoài cuộc chiến được. Bởi vì lúc đó, nhân sinh của dân tộc ta chính là cuộc kháng chiến giành lại độc lập dân tộc giải phóng đất nước. Khi đó toàn bộ văn nghệ sĩ tự nguyện mang ngòi bút của mình ra để phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Như tác giả Sóng hồng từng viết: Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu, Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ. Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ, Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền, Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền. “…, nhưng chính kháng chiến lại mang đến cho văn nghệ một sức sống mới”, có vẻ như trái ngược với vế đầu, nhưng lại hoàn toàn chính xác. Bởi vì sức sống của văn nghệ đến từ hiện thực. Hiện thực là suối nguồn nuôi nấng, và cung cấp cho ăn nghệ những chất liệu phong phú, sức sống trẻ trung, những cảm xúc nồng nàn bất tận để tạo ra tác phẩm. Cuộc kháng chiến làm cho văn nghệ được tiếp xúc với những khía cạnh mới, chân thực và vô cùng khốc liệt. Đó là những người anh hùng xả thân lấp lỗ châu mai, là những người phụ nữ:giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,… Nhưng đó cũng có thể là vẻ đẹp của tuổi trẻ trong mưa bom bão đạn, là tình yêu bất tận giữa hai bờ sống-chết. Nội dung này được đưa ra mục đính chính chính là hình tượng hóa cho câu nói nằm ở vế sau:”Sắt lửa mặt trận đang đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta” Quả thật là như vậy! Đôi khi những nghệ sĩ đã quá bay với tâm hồn nghệ sĩ, truy cầu những điều quá xa xôi với hiện thực, chìm đắm trong vẻ đẹp và sự lãng mạn phù phiếm mà quên mất nhiệm vụ “vị nhân sinh” của nghệ thuật. Chính vì vậy “sắt lửa mặt trận” đã giúp cho nền văn học Việt Nam tràn sức sống, không bất lực như văn học phê phán trước cách mạng, không xa rời, thoát ly với đời sống nhân dân như dòng văn học lãng mạn, và đúc nên nền văn nghệ mới của chúng ta. Là một nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc cách mạng của nhân dân và đất nước mà lớn lên, và rồi để phục vụ cho cuộc sống đó của nhân dân của đất nước! “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, và anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”
Qua ý kiến của Nguyễn Đình Thi, chúng ta có thể thấy được, cuộc kháng chiến của dân tộc đã thay đổ thế giới quan, nhân sinh của văn nghệ sĩ, thúc đẩy họ sang tạo và đạt được những thành tựu mới góp phần tạo nên một nền văn nghệ mới của chúng ta.
Nguồn: Văn mẫu hay