21/02/2018, 09:59

Phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành- Văn 12

Đề bài: Em hãy phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. “Rừng xà nu” được biết là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về đất và người Tây Nguyên hùng vĩ. Đây cũng là một tác phẩm mang đậm nét ...

Đề bài: Em hãy phân tích tính sử thi trong truyện “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

“Rừng xà nu” được biết là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành viết về đất và người Tây Nguyên hùng vĩ. Đây cũng là một tác phẩm mang đậm nét tính sử thi của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

Sử thi hay còn được gọi là trường ca chínhlà một thể loại văn tự sự (có thể là văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô rất hoành tráng. Đặc biệt với một nội dung thường miêu tả và ca ngợi những chiến công, những sự kiện mang tính chất toàn thẻ cộng đồng, và đồng thời lại như ngợi ca những vị anh hùng bộ tộc có sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và ước vọng của cả cộng đồng đó.

Dường như tác phẩm sử thi có tính đặc trưng về ngôn ngữ, giọng điệu, cảm hứng chủ đạo, nội dung tác phẩm… “Rừng xà nu” là một truyện ngắn chứ không phải là tác phẩm sử thi nhưng tính sử thi lại được thể hiện khá rõ nét. Âm hưởng sử thi cũng là một phần quan trọng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm.

Trước hết, tính sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” đã như được biểu hiện ở việc nhà văn xây dựng những sự kiện có tính chất cộng đồng chứ không phải chỉ của cá nhân riêng lẻ. Những chuyện của làng Xô Man cũng là những chuyện chung của Tây Nguyên, của cả miền Nam và cả đất nước của chúng ta. Bọn Mĩ – Diệm đi tới đâu là chúng chèn ép người đến đấy. Chúng thà giết nhầm chứ quyết không để cho cộng sản của chúng ta có đường chạy thoát. Thế nhưng dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, đồng bào ta là một đồng bào kiên cường cho nên ngày giặc càn quét, toàn thể nhân dân đã đồng lòng đứng dậy chống Mĩ. Và đó là câu chuyện làng Xô Man mài gươm giáo, sẵn sàng nổi dậy và sẵn sàng đánh giặc chính là hình ảnh, là tinh thần của toàn thể dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng.

Và vên cạnh việc xây dựng những sự kiện mang tính cộng đồng thì “Rừng xà nu” còn xây dựng hình ảnh một tập thể anh hùng. Đây cũng được xem là một phương diện thể hiện tính sử thi rõ nét trong tác phẩm. Nhà văn dường như đã dựng lên bức chân dung thật sự, đó là hình ảnh những người anh hùng mang những nét tính cách và phẩm chất của người làng Xô Man, của những người con Tây Nguyên gan trường bất khuất. Những người anh hùng trong “Rừng xà nu” tuy đa dạng lứa tuổi, đa dạng về số phận riêng nhưng đều chiến đấu vì một mục đích cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng, đem lại bình yên và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Tuy rằng chiến công của mỗi người là khác nhau nhưng nó cùng làm nên chiến thắng chung cho tất cả mọi người. Có thể nói cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên là do tất cả mọi người cùng viết ra chứ không phải chỉ riêng của một người làm ra. Đây chính là một bản trường ca vì thế đa thanh đa sắc, nó là sự tổng hoà của rất nhiều giọng điệu khác nhau. Anh Quyết, cụ Mết, Tnú, Mai, cô Dít, bé Heng là những người tiêu biểu nhất. Nhưng bên cạnh đó họ còn có dân làng, có cả những người phía sau cùng đồng lòng để làm nên chiến thắng vang dội nhất. Tất cả cũng đã như cùng góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc.

Có thể nói chính tính sử thi trong truyện ngắn “Rừng xà nu” còn đã được thể hiện ở việc miêu tả những sự kiện, những vị anh hùng từ góc độ kính phục và ngưỡng mộ. Và trong tác phẩm, có thể nói các chi tiết đời thường ít được nhắc tới, thay vào đó, nhà văn chí chú ý chọn lọc những chi tiết tiêu biểu nhất để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của nhân vật.

Một trong những nhân vật có sức ảnh hưởng đến tác phẩm thì phải nói đên hình ảnh cụ Mết với giọng nói “ồ ồ dội vang trong lồng ngực”, người nghe tưởng như là âm vang của cồng chiêng, của núi rừng Tây Nguyên, của lịch sử hào hùng vọng lại. Mà quả thật, cụ Mết được hiện lên chính là hình tượng của truyền thống, của lịch sử vững bền. Cụ Mết cũng đã từng nói: “Đảng còn, núi nước này còn”. Câu nói ấy như một chân lý và một niềm tin sắt đá vào cách mạng, vào sự chiến thắng của dân tộc mình. Chẳng những thế mà ngay cả làng Xô Man lắng nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng “ào ào rung động” như một sự hoà điệu, tạo nên âm hưởng vang vọng khắp không gian.

Câu chuyện của cụ Mết đã kể về cuộc đời của Tnú không đơn giản chỉ là cuộc đời của một con người. Nó còn chính là một câu chuyện đã được lịch sử hóa và nhuốm màu huyền thoại cho nên đã trở thành cuộc đời chung, một cuộc đời của toàn thể dân tộc. T nú yêu quê hương đất nước, gan dạ dũng cảm bảo vệ cán bộ cách mạng và dân làng. Anh cũng đã phải trải qua những mất mát đau đơn nhưng vượt lên trên tất cả là tình yêu với gia đình, tình yêu với quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc đã giúp anh trở nên mạnh mẽ. Và có thể chiến thắng kẻ thù, hướng đến giải phóng cho dân tộc, cho nhiều người hơn nữa. Câu chuyện về một người anh hùng cao cả lại được cụ Mết kể lại trong một đêm bên bếp lửa nhà ưng đã khiến cho Tnú trở thành niềm tự hào của làng, dường như đã trở thành biểu tượng anh hùng sống động để cho tất cả mọi người ngưỡng mộ và noi theo.

Cùng với một giọng văn hào hùng, đanh thép và bộc trực, “Rừng xà nu” đã đem đến cho người đọc một bản trường ca về người anh hùng, về tinh thần bất khuất kiên cường của đất và người Tây Nguyên. Thì dường như hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn vươn lên đón ánh nắng mặt trời chính là một biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người, của Tây Nguyên. “Đạn bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên thân thể cường tráng”. Có thể nói chính những lời văn như thế này đã cho người đọc thấy hình ảnh tập thể dân làng Xô Man nói riêng và toàn thể nhân dân ta nói chung như đã đều một lòng kiên định vững vàng trước thử thách để chiến đấu và chiến thắng.

Thật dễ dàng có thể thấy rằng truyện ngắn “Rừng xà nu” mang tính sử thi rất rõ nét. Yếu tố sử thi cũng như đã khiến cho tác phẩm để lại nhiều dư âm mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Và có thể nói chính sự thành công của tác giả chính là thể hiện được tinh thần bất khuất kiên cường của một dân tộc trong những năm tháng chiến tranh, khơi gợi lên tinh thần sôi sục đấu tranh để có thể hướng đến giải phóng dân tộc, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.

Nguồn: Văn mẫu hay

0