21/02/2018, 09:58

Bình giảng đoạn thơ đầu trong bài “Tiếng hát đi đày” của Tố Hữu- Văn 12

Đề bài: Em hãy bình giảng đoạn thơ đầu trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu Tố Hữu được xem là một nhà thơ đồng thời cũng là một người chiến sĩ Cách mạng kiên trung. Vậy nên, có thể thấy rằng những sáng tác của ông thường gắn liền với cuộc đời Cách mạng của mình. In trong tập “Từ ...

Đề bài: Em hãy bình giảng đoạn thơ đầu trong bài Tiếng hát đi đày của Tố Hữu

Tố Hữu được xem là một nhà thơ đồng thời cũng là một người chiến sĩ Cách mạng kiên trung. Vậy nên, có thể thấy rằng những sáng tác của ông thường gắn liền với cuộc đời Cách mạng của mình. In trong tập “Từ ấy”, và bài thơ “Tiếng hát đi đày” dường như đã ghi lại khoảnh khắc trên đường ông chuyển nhà lao từ Quy Nhơn lên nhà từ Đắc Lắc. Đặc biệt, có thể thấy đoạn thơ đầu hiện lên một bức tranh phong cảnh hòa quyện giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn nhà thơ:

“Đường lên xứ lạ Kông Tum

Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao.

Thông reo bờ suối rì rào,

Chim kêu chiu chít, ai nào kêu ai?”

Mở đầu đoạn thơ là sự ngỡ ngàng của nhà thơ khi đặt chân đến Kông Tum:

“Đường lên xứ lạ Kông Tum

Quanh quanh đeo chật, trùng trùng núi cao.”

 

“Xứ lạ” dường như đã cho thấy đây là vùng đất lần đầu tiên nhà thơ được đạt chân đến. Có thể thấy rằng ấn tượng đầu tiên của người chiến sĩ Cách mạng trên quãng đường tù đày chính là những cảnh vật thiên nhiên đầy hiểm trở của núi rừng. Từ láy gợi hình như “quanh quanh”, “trùng trùng” gợi cho người đọc liên tưởng đến sự trắc trở trên đường đi cứ thế nối tiếp nhau như đã được phô bày, hay lộ diện. Nhưng tiếp theo, cảnh vật lại có sự khác biệt đến không ngờ đến đó là:

“Thông reo bờ suối rì rào

Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai? “

Cảnh vật lúc này lại trở nên thật đẹp đến ngỡ ngàng. Có thể nói dường như khung cảnh thiên nhiên nơi đây mang vẻ đạp thơ mộng, hoang sơ mà lại rất thuần khiết. Các hình ảnh, âm thanh dường như đan hòa, hòa quyện vào nhau. Đẹp là vậy đó, nhưng dường như trong câu thơ vẫn phảng phất nỗi buồn của người bị tù đày, “Ai nào kêu ai?” – một câu hỏi mà như đã mang tâm trạng buồn cô đơn giữa thiên nhiên hoang vắng này. Có thể thấy xen lẫn trong nỗi buồn, nhà thơ cũng phần nào thể hiện nỗi niềm phẫn uất bị giam cầm tù đày. Nó như đã hé mở cho người đọc khát vọng tự do của nhà thơ ở những câu thơ tiếp theo.

Có thể nói đoạn thơ đầu của bài thơ “Tiếng hát đi đày” dường như đã cho thấy tài năng và tâm trạng của nhà thơ đã được thể hiện qua từng con chữ. Chính việc “Tả cảnh ngụ tình” khổ thơ tuy miêu tả cảnh vật thiên nhiên Kông Tum nhưng đồng thời lại như đã hòa quyện trong đó là những cảm xúc đan xen của người chiến sĩ Cách mạng bị tù đày.

Nguồn: Văn mẫu hay

0