21/02/2018, 09:59

Phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân- Văn 12

Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân Kim Lân được biết đến là nhà văn của người nông dân, dường như Kim Lân thành công trong đề tài làng quê. Và nhắc đến nhà văn Kim Lân người ta không quên nhắc đến tác phẩm nổi tiếng “Vợ nhặt”. “Vợ ...

Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân

Kim Lân được biết đến là nhà văn của người nông dân, dường như Kim Lân thành công trong đề tài làng quê. Và nhắc đến nhà văn Kim Lân người ta không quên nhắc đến tác phẩm nổi tiếng “Vợ nhặt”. “Vợ nhặt” là một tác phẩm thấm đẫm tình người, ngay cả trong cái đói khổ, cái chết thì tình người vẫn như được tỏa sáng.

“Vợ Nhặt” là một tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đất nước rơi vào nạn đói kinh hoàng thời kì 1945. Nhất là khi mà nhân dân ta chịu cảnh chết đói như ngả rạ,người người nhà nhà rơi vào cảnh khó xử. Không khí của những làng quê được miêu tả là ”người chết như ngả rạ vậy, thật ám ảnh biết bao. Và cúng với việc miêu tả chi tiết “không buổi sáng nào người trong làng đi chợi, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vấn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” cũng như đã tạo lên không khí ảm đạm và thê lương. Có thể nói rằng khung cảnh xóm ngụ cư ấy dường như đã diễn tả được cái đói đang hoành hành, đời sống nhân dân thê thảm”. Xóm nghèo ấy cũng là xóm ngụ cư,mọi người tứ phương đổ về ai cũng mong muốn tìm được cái ăn để đỡ đói qua ngày.

Nhan đề của tác phẩm thật lạ tạo sự tò mò cho bạn đọc. Nhan đề đó như cũng đã đặt ra một dấu chấm hỏi và thắc mắc cho người đọc, tại sao lại là vợ nhặt,vì vốn dĩ giữa lúc khó khăn khốn cùng này còn ai nghĩ tới chuyện vợ con gì nữa. Thứ hai là nếu lấy vợ thì phải là hai bên qua lại chứ sao lại nhặt được., và điều ấy chính cái nhan đề ấy đã dẫn tới tình huống truyện đặc sắc thu hút người đọc.

Truyện ngắn mở đầu bằng hình ảnh anh cu tràng “hắn bước đi ngật ngưỡng, vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai bên quai hàm bạnh ra…” những chi tiết nàydường như cũng đã khiến độc giả hình dung ra một người đàn ông xấu xí thô kệch, và đặc biệt trong cảnh nghèo đói này anh chàng cũng không khác gì những người dân ở xóm ngụ cư này. Từ ngày nạn đói hoành hành, đám trẻ con không buồn trêu tràng nữa, vì chúng đã không còn sức lực. Và nhất là khi xung quanh xóm ngụ cư được phủ lên 1 khung cảnh buồn thiu, đầy ám ảnh bao phủ lên xóm nghèo. Trong khung cảnh chiều tà, suy nghĩ của Tràng đã được nhà văn khắc họa và được tái hiện “hắn bước đi từng bước mệt mỏi, cái áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay. Ta có thể thấy rõ hình như những lo lắng, cực nhọc đè nặng lên cái lưng gấu của hắn”.

Những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt cùng với lối miêu tả hết sức chân thực, Kim Lân đã vé lên trước mặt người đọc hình ảnh người nông dân nghèo đói, xơ xác, bộn bề lo lâu đến cùng cực.Tác giả Kim Lân thật đã khéo để xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, mới lạ, làm thay đổi cuộc đời của một con người. Đấy là tình huống Tràng “nhặt” được vợ. Là “nhặt” được chứ không phải lấy được. Để từ đây độc giả có thể nhận ra sự thê thảm, bước đường cùng và đầy éo léo của con người trong xã hội bấy giờ. Hình ảnh và tình cảnh lúc này trở nên thật thê lương.

Vợ nhặt của nhân vật Tràng hiện ra với hình ảnh “ thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị đươc hiện lên có vẻ rón rén,e thẹn”. Đó chính là một người mà chỉ quen gọi là Thị chứ không có một cái tên nào cả. Hình ảnh như đã gợi cho ta về một người đàn bà nghèo khổ, không còn thứ gì giá trị đi cạnh một người đàn ông nghèo khổ, cùng cực đúng là một đôi trời sinh.

Và dường như xóm ngụ cư hiện ra với khung cảnh đìu hiu, ảm đảm của xóm nghèo “từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp sụp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa”. Và chi tiết ám ảnh “dưới gốc đa, gốc gạo xù xì bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết”. Dường như những hình ảnh đấy chẳng khác nào tô thêm tình cảnh thê lương của vợ chồng Tràng khi tràng đưa vợ về nhà. Với ngòi bút tả thực sinh động, Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc nhiều chua xót, đắng cay cho những phận nghèo long đong.

Hơn thế, người đọc đáng chú ý chính là cách những người hàng xóm của Tràng hỏi thăm Tràng về người đàn bà đi bên cạnh tràng. Thực ra thấy lạ nên người ta mới hỏi, thì cũng hiểu ra, có lẽ là vợ Tràng, “nhìn chị ta thèn thẹn hay đáo để”.giữa cảnh đói nghèo tan tác như thế này, thân mình lo chưa nổi nữa là đèo bòng, nhưng khi hai con người ấy quyết định về với nhau chính là bằng tình thương.

Sự tinh tế trong miêu tả tâm lí nhân vật được thể hiện rõ nhất khi tác giả miêu tả về bà cu Tứ. Để từ đó người đọc sẽ hiểu hơn tấm lòng một người mẹ, một người phụ nữ bao dung và hiền hậu. Ta có thể thấy chi tiết “bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà, đến giữa sân bà sững lại vì thấy có một người đàn bà ở trong…” Sự băn khoăn lo lắng của bà cụ bắt đầu hiện lên. Nhưng rồi bà cũng nhận ra, cũng hiểu “bà lão cúi đầu nín lặng, bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót xa cho số kiếp con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc làm ăn nên nổi, còn mình…” Những suy nghĩ chua xót đến nghẹn ngào của bà lão dường như đã được Kim Lân diễn tả qua một loạt động từ tình thái như đã khiến cho cái khổ, cái đói lại vồ vập và hiển hiện rõ ràng hơn bao giờ hết và hơn hết bà vừa vui vừa lo cho cả 2 đứa con của bà.

Bà cụ Tứ cũng như đã chấp nhận người “vợ nhặt” của con trai. Trong tình huống đấy khiến cho người đọc nhớ mãi. Và hình ảnh khiến người đọc khi nhắc đến tác phẩm này là hình ảnh “nồi cháo cám” đầy ám ảnh trong buổi bữa cơm đón dâu dầu tiên. Chính với hình ảnh “nồi cháo cám” như đã là một hiện thân của cái đói nghèo đến cùng cực.Bà cụ Tứ hôm nay dường như cũng đã thay đổi tâm trạng, toàn nói những chuyện vui trong nhà, vì bà muốn mang lại không khí vui tươi hơn giữa cái nghèo. Hình ảnh “nồi cháo cám” là minh chúng cho cái nghèo như được hiện lên bình dị, đầy chua xót và nước mắt của người mẹ nghèo. Ai cũng muốn có một bữa cơm đón dâu có mâm cao, cỗ đầy trong ngày rước dâu nhưng gia cảnh nghèo nàn, “nồi cháo cám” là thứ duy nhất đong đầy yêu thương bà có thể mang lại cho con. Tất cả những gì được miêu tả dưới con mắt của môt tác giả có tấm lòng đồng cảm sâu sắc với chính nhân vật của mình những chi tiết hiện lên chân thực sống động hơn bao giờ hết.

Với ngòi bút tả thực thật hấp dẫn và đầy sinh động mà dường như tác phẩm đã lấy đi nhiều tình cảm và nước mắt của độc giả. Cùng với việc sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân bật đã góp phần khắc họa tâm lý nhân vật trở lên đầy sắc sảo,độc đáo và cốt truyện đầy bất ngờ, nhà văn Kim Lân đã vẽ lại trước mắt người đọc khung cảnh đói nghèo tràn lan của xã hội Việt Nam những năm 1945. Qua tác phẩm ta dường như cũng cảm nhận được ngụ ý sâu xa mà tác giả gửi gắm cho bạn đọc. Đó là giữa cái đói nghèo tình thương chính là thứ có giá trị nhất và luôn luôn khiến con người vượt qua khó khăn.

Nguồn: Văn mẫu hay

0