21/02/2018, 09:58

Phân tích hình ảnh Nồi cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân-Văn 12

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong Vợ nhặt Kim Lân được biết đến là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. Tác phẩm đặc sắc “Vợ nhặt “ là một trong ...

Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích hình ảnh nồi cháo cám trong Vợ nhặt

Kim Lân được biết đến là một nhà văn tài năng và đặc biệt ông bén duyên với những tác phẩm mang tính chất rất giản dị đặc biệt là các tác phẩm về những số phận khó khăn. Tác phẩm đặc sắc “Vợ nhặt “ là một trong số những tác phẩm tiêu biểu mà trong đó tác giả đưa ra cho ta những cách nhìn rất chân thực về người nông dân trong cảnh đói nghèo,tù túng. Tác phẩm dường như cũng đã thể hiện rát rõ hai giá trị,giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực rất sâu sắc.

Với tư cách là một nhà văn của nông thôn dường như tác giả Kim Lân là người rất hiểu người nông dân. Ông lại là người trong cuộc và đã được chứng kiến cái nạn đói khủng khiếp này nên ông hiểu hơn ai hết. “Vợ nhặt’ dường như đã được tái hiện là một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét.

Qua tác phẩm đặc sắc này dường như ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói hiện lên là cảnh “bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, và có “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”, và sau đó là “người chết như ngả rạ”, “thây nằm còng queo bên đường”, “không khí vẩn lên mùi gây của xác người”, rồi “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt” và “tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya”…tất cả dường như cái đói đó đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai.

Thật dễ nhận thấy tác phẩm cũng vẽ ra “Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: “những khuôn mặt hốc hác u tối trong “cuộc sống đói khát”, “không nhà nào có ánh đèn, lửa”, đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Có thể nhận thấy trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu “áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên”… Và ta nhuw thấy được số phận của họ có khác gì “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” và trong bữa cơm ngày đói thảm hại thì hình ảnh đầy ám ảnh là với nồi cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”…

“Vợ nhặt” của Kim Lân còn chính là một niềm khát khao tới cháy bỏng với tổ ấm gia đình trọn ven của mỗi con người. Và những niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng đã như từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ dường như đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sôsng đích thực và cao đẹp và đáng sống hơn của con người. Cho nên, mặc dù tuy “chợn” khi nghĩ “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”, nhưng Tràng vẫn “Chậc, kệ!” và dẫn vợ về nhà. Trong tác phẩm ‘Vợ nhặt’ thì Tràng được hiện lên “Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có “một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy” dâng lên “ôm ấp, mơn man khắp da thịt..,”; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng dường như cũng đã thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: “Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”. Đây được xem là đoạn văn đầy cảm hứng nhân đạo nhất đối với các nhân vật của ông. Chính vì thế mà yêu thương chính vì khát khao có một mái ấm gia đình nên con người ta biết quí trọng những thứ xung quanh hơn.

Ở “Vợ Nhặt” những giá trị hiện thực quả thực tuy chưa đực nói rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: “cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”. Đoàn người đi phá kho thóc Nhật cũng như hình ảnh lá cờ của Việt Minh. Đây chính là hiện thực nhưng đông thời cũng là ước mơ của những người giống như Tràng.

Và không những truyện thể hiện giá trị hiện thực mà còn là giá trị nhân đạo sâu sắc, mà dường như ở đây chúng ta có thể nhận ra tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bao la và ấm tính người chứa chan của bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Bà đã vượt lên tình thương con và nhất là đối với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới – và đó chính là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà cụ tứ đã gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cụ tứ cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Trong tác phẩm có thẻ nhận thấy rằng chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới. Đây không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà lớn hơn đó là trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả.

Truyện đã được kết thúc với một cái kết đầy gợi mở đã tạo cho người đọc những cảm hứng trong tìm tòi và chiêm nghiệm. Và dưới ngòi bút tài hoa cũng như tinh tếcủa tác giả Kim Lân chúng ta có cơ hội đắm chìm trong không gian ấy, và nhận ra những vẻ đẹp của hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả.

Nguồn: Văn mẫu hay

0