Sức chịu nóng của da người - Câu hỏi hay
Trong khi nhiệt độ không khí lên tới 50, thậm chí 60 độ C, con người vẫn chịu đựng được, nhưng cũng nhiệt độ đó trong nước, da chúng ta lại bị bỏng. Vì sao vậy? ...
Trong khi nhiệt độ không khí lên tới 50, thậm chí 60 độ C, con người vẫn chịu đựng được, nhưng cũng nhiệt độ đó trong nước, da chúng ta lại bị bỏng. Vì sao vậy?
Khả năng chịu nhiệt độ cao của con người là rất lớn. Có 2 nhà khoa học người Anh từng đứng trong lò nướng bánh mì hàng giờ đồng hồ (cho nhiệt độ của lò tăng từ từ). Nguyên nhân là trong môi trường nhiệt độ cao cơ thể ta tiết ra mồ hôi làm thoát nhiệt ra môi trwờng đồng thời làm giảm nhiệt độ tiếp xúc với da, ổn định nhiệt độ. Còn khi trong nwớc thì do nước tiếp xúc trực tiếp vào da nên ta sẽ bị bỏng - (daohieu05x2)
Vì trong nước da chúng ta không thể đổ mồ hôi trong nước - (thuy)
Con người cảm thấy nóng hay lạnh dự trên 10 yếu tố trong đó có 3 yếu tố cơ bản là: Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió ngoài ra còn nhiều yếu tố phụ nữa: âm thanh, mầu sắc, nồng độ bụi, độ thoáng của không gian, ...Nếu nhệt độ cao, không có gió, độ ẩm cao, xung quanh toàn mầu đỏ, bụi nhiều, không gian chật hẹp, có âm thanh tần số cao thì có lẽ không chịu nổi.Con người có cơ chế điều tiết nhiệt độ làm cho nhiệt độ cơ thể không thay đổi theo nhiệt độ môi trường bằng cách: bay hơi mồ hôi, bức xạ nhiệt ra không khí, đi giải, ... trong đó chủ yếu là bay hơi mồ hôi.Nếu trong không khí khô thì bay hơi mồ hôi mang nhiệt của cơ thể càng lớn giúp nhiệt độ của cơ thể lúc nào cũng 37 độ, còn nếu trời ẩm, hoặc trong nước thì không có sự bay hơi của mồ hôi thì không có sự thoát nhiệt nên ta không chịu được và sẽ bị bỏng. - (Thanhpv)
Bạn cứ nghỉ như nồi đung còn nước và khi nồi đung ko con nước thì nồi sẽ bị véo. - (Pham Thanh Hai)
vì khi nhiệt độ ngoài trời tăng lến đến 50 hay 60 độ c thỳ không khí sẽ nở ra nên thể tích không khí tăng nhưng khối lượng vẫn giữ nguyên nên khối lượng riêng của không khí sẽ giảm nên => không khí bị loãng mà 1 khi không khí bị loãng thỳ sức nóng của nó cũng sẽ loãng ra nên ta có thể chịu đc - (lê thảo vy)
Khi nhiệt độ môi trường xung quanh lớn hơn nhiệt độ bề mặt da (khoảng trên 25 độ C) thì cơ thể chúng ta chỉ có một con đường thải nhiệt duy nhất là bay hơi qua mồ hôi. Các con đường khác như bức xạ, dẫn truyền, đối lưu không còn hiệu quả (nói đơn giản là nhiệt nhận được qua các con đường này lớn hơn nhiệt mất đi.Ngay cả khi nhiệt độ kk là 50 độ C thì cơ thể vẫn thải nhiệt hiệu quả qua mồ hôi, tất nhiên còn tùy vào thể trạng, sức chịu nóng của mỗi người cũng như thời gian tiếp xúc với kk nóng.Nước nóng thì lại khác, cơ thể không thải được nhiệt mà còn nhận 1 lượng nhiệt vô cùng lớn (do hệ số dẫn truyền của nước cao hơn kk nhiều lần) và hậu quả tất yếu là ta sẽ bị luộc chín trong nước nóng. - (lê đức)
Nhiệt độ không khí tăng lên từ từ, làn da bạn sẽ có thời gian thích nghi cho nên cảm nhận nóng từ từ kiểu đó sẽ không rõ ràng. Còn việc nước nóng, bạn từ ngoài nhảy vào, thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến bạn cảm giác như rất nóng. Ví dụ như bạn mở vòi nước, ban đầu bạn để nóng ròi bạn tắm thì sẽ cảm thấy rất nóng, nhưng nếu bạn để từ nguội, rồi từ từ tăng độ khi vẫn đang tắm thì cảm giác sẽ khác ... - (nhanltd)
vì trong không khí da được làm mát nhờ tiết mồ hôi, trong nước thì không có cơ chế này. - (hoviet_thang)
Đó là vì không khi có độ ẩm thấp chưa đạt mức bão hòa, khi bên ngoài có nhiệt độ cao, cơ thể con người vẫn có thể tỏa nhiệt ra môi trường thông qua quá trình bài tiết qua da (tiết mồ hôi). Còn trong nước do độ ẩm trên mức bão hòa, cơ thể con người không thể tiết mồ hôi bình thường, trong khi nhiệt độ cơ thể trung bình ở mức 37 độ C, thấp hơn nhiệt độ nước nóng nên sẽ thực hiện trao đổi nhiệt với nước, cơ thể hấp thu nhiệt vượt quá khả năng chịu đựnh dẫn đến bị bỏng. - (Phương Dung)
Tại sao con người có năng lực chịu nóng cao đến vậy? Đó là vì trên thực tế, cơ thể người không tiếp nhận nhiệt lượng đó, mà vẫn giữ thân nhiệt gần với nhiệt độ tiêu chuẩn. Cơ thể chúng ta chống cự bằng cách đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bay hơi, nó sẽ hút rất nhiều nhiệt ở lớp không khí dính sát với da, và làm cho nhiệt độ của lớp không khí ấy giảm đi rất nhiều.Điều kiện cần thiết duy nhất giúp cho cơ thể người chịu đựng được nhiệt độ cao là cơ thể người không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt và không khí phải khô ráo.VD: Ở Trung Á, trời nóng 37 độ mà vẫn tương đối dễ chịu. Nhưng nếu ở Saint Peterburg nóng 24 độ thì chúng ta đã cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân là độ ẩm không khí ở Saint Peterburg cao, còn ở Trung Á thì rất ít mưa, khí hậu vô cùng khô ráo - (Nguyễn Chính Hoàng)
nước 60C chưa gây bỏng mà bạn - (vuong_phat_creative)
Do độ dẫn nhiệt của nước lớn hơn khôgn khí khoảng 20 lần, khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nước lớn hơn không khí nên nhiệt lượng mà da nhận được khi tiếp xúc với nước lớn hơn rất nhiều :Q=MC(t2-t1). - (Hoàng Mai)
Vấn đề thời gian tiếp xúc chưa đề cập ở đây. Chui vào phòng hơi cỡ cả tiếng thì chắc chắn bỏng. Nhảy xuống nước 60 độ, lên ngày chưa chắc đã bỏng. Người ta còn biểu diễn nhúng tay vào thiếc nóng chảy cơ mà. - (nguyenminhtan)
Con người sinh ra vốn có bản năng dần thích hợp với điều kiện sống. Trong không khí nóng lên dần dần, trong nước thì đã nóng sẵn. Nếu không khí cũng đạt 50-60 độ c như nuớc mà chúng ta tiếp xúc đọt ngột trong 1 khoang thời gian như Nuớc nóng thì cũng bị bỏng thui. .......................@vtv.vn - (hoangdoan)
nước 60C chưa gây bỏng mà bạn - (vuong_phat_creative)
một vấn đề đơn giản vậy mà nhiều người cmt.hihihi - (vunguyen)
ở trong nước bị bỏng đó là vì ở nhiệt đọ đó nước đã soi nên đa bị bỏng! - (ngquan)
nếu bỏ qua sự điều tiết mồ hôi của cơ thể thì 60 độ C ở dưới nước hay trong không khí da người đều bị bỏng khi tiếp xúc ở nhiệt độ này lâu.con người hay động vật trên cạn đều giống nhau về cơ chế điều hòa thân nhiệt thông quatuyến mồ hôi và lổ chân lông. như vậy bạn hiểu chứ - (Mạnh Đoàn Công)
cùng một nhiệt độ, cùng một thể tích nhưng mật độ các phân tử khí ít hơn so với mật độ các phân tử nước. vì thế số lượng các phân tử khí tác động lên da chúng ta ít hơn số lượng các phân tử nước xét trong cùng đơn vị diện tích. Do đó chúng ta sẽ cảm thấy "nóng hơn" khi đưa tay vào nước nóng hoặc chạm tay vào các bề mặt kim loại. - (vikingvtl)