Soạn bài Luyện tập đọc hiểu văn bản văn học
Soạn bài Luyện tập đọc hiểu văn bản văn học 1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học. a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích tại sao lại hiểu như vậy. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ( Tỏ lòng) -> Hai câu ...
Soạn bài Luyện tập đọc hiểu văn bản văn học 1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học. a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích tại sao lại hiểu như vậy. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ( Tỏ lòng) -> Hai câu thơ thể hiện được ý thức sâu sắc của người nam tử đối với vận mệnh của xã tắc, đất nước. Vì chưa trả được nợ công danh nên hổ thẹn khi nghe nói chuyện Vũ Hầu. – Cách ...
1. Luyện tập đọc- hiểu nghĩa của từ và ý nghĩa của câu, đoạn trong văn bản văn học.
a. Hai câu thơ dưới đây mang ý nghĩa gì? Hãy giải thích tại sao lại hiểu như vậy.
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
( Tỏ lòng)
-> Hai câu thơ thể hiện được ý thức sâu sắc của người nam tử đối với vận mệnh của xã tắc, đất nước. Vì chưa trả được nợ công danh nên hổ thẹn khi nghe nói chuyện Vũ Hầu.
– Cách hiểu này xuất phát từ lí tưởng cao đẹp của các trang nam nhi hào kiệt khi xưa, đó là lí tưởng cống hiến sức lực để bảo vệ sự trường tồn cho non sông, cho dân tộc. Phạm Ngũ Lão là một vị tướng tài ba song cũng là một con người đầy ý thức về trách nhiệm với đất nước.Mặt khác “Vũ Hầu” ở đây là chỉ Gia Cát Lượng, một biểu tượng về tấm lòng trung, về những đóng góp cho triều đại.
b. Ý nghĩa đoạn trích sau là gì?
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kinh ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Nổi gió to trút sạch lá khô
Thông tổ kiến phá toang đê vỡ”
( Đại cáo bình ngô)
->Đoạn trích thể hiện được sức mạnh phi thường của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Để diễn tả uy lực ấy, Nguyễn Trãi đã sử dụng những từ ngữ giàu tính biểu tượng như:
+ “đá- núi”
+ “voi- nước”
+ “Chim muông”
+ “Lá khô”
+ “Tổ kiến-đê vỡ”
c.Hiểu thế nào là “Ý tại ngôn ngoại” ( ý ở ngoài lời của thơ văn)?
Trong các tác phẩm thơ văn, ta có thể dễ dàng cảm nhận được lớp ý nghĩa bề mặt của ngôn từ, nhưng ý nghĩa hàm ẩn không được nhà văn trực tiếp nói ra thì không phải ai cũng có thể cảm nhận được. Nói một cách dễ hiểu thì hầu hết mọi tác phẩm thơ văn đều có hai tầng ý nghĩa, đó là ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa hàm ẩn. ý nghĩa hàm ẩn không được trực tiếp bộc lộ bằng ngôn ngữ mà chỉ có thể thấy được thông qua cách cảm nhận, suy ngẫm của độc giả, đó chính là “Ý toại ngôn ngoại”.
2. Luyện tập đọc- hiểu mạch ý của đoạn văn
a. Chỉ ra các ý và liên hệ giữa các ý trong đoạn văn sau:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”: (Hiền tài là nguyên khí của quốc gia).
-> Đoạn văn trên gồm hai ý, ở vị trí nối tiếp nhau:
+ Hiền tài là nguyên khí quốc gia
+ Tầm quan trọng của hiền tài đối với sự suy thịnh của đất nước.
Thực chất, ý thứ hai là sự phát triển của ý thứ nhất. Trước tiên, tác giả nêu ra vấn đề hiền tài là nguyên khí quốc gia. Sau đó chỉ ra tầm quan trọng của hiền tài đối với sự tồn vong, hưng thịnh của một triều đại, đất nước.
b. Trong bài Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) có những đoạn văn nào? Ý chính của từng đoạn văn là gì? Các ý đó liên hệ với nhau như thế nào?
Bài tựa “Trích diễm thi tập” gồm có hai đoạn:
+ Đoạn 1: TRình bày những nguyên nhân khiến cho thơ văn bị thất truyền
+ Đoạn 2: Nêu lên động cơ của quá trình biên soạn sách.
Hai đoạn có mối quan hệ bổ trợ cho nhau, vì những nguyên nhân nhất định khiến cho thơ văn bị thất truyền trong xã hội, đau xót trước thực trạng mất mát của những giá trị văn hóa cùng với niềm đam mê sách vở, đam mê cái đẹp thì Hoàng Đức Lương đã biên soạn lên cuốn “Trích diễm thi tập”. Theo đó thì luận điểm của đoạn một có ý nghĩa tương trợ, giải thích cho động cơ ở đoạn hai.
c. Đặc điểm chung trong hình thức của hai đoạn trích “Thái phó Tô Hiến Thành” và “Thái sư Trần Thủ Độ” là:
+ Đều xác định ngày tháng nhân vật mất trước khi đi sâu trình bày về cuộc đời của những nhân vật này. Nói cách khác, cả hai đoạn trích đều được bố cục theo bút pháp “cái quan định luận”.