06/06/2017, 14:52

Soạn bài tổng kết phần văn lớp 8 tiếp theo

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp theo) A. YÊU CẦU Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm vãn bản nghị luận được học ở lớp 8 để nắm chắc hơn về đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp theo) A. YÊU CẦU Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm vãn bản nghị luận được học ở lớp 8 để nắm chắc hơn về đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài tập 2. Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 24, 25) có nét gì ...

SOẠN BÀI TỔNG KẾT PHẦN VĂN

(Tiếp theo)

A. YÊU CẦU

Củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm vãn bản nghị luận được học ở lớp 8 để nắm chắc hơn về đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP

Bài tập 2. Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25 và 26, hãy cho biết thế nào là văn nghị luận. Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7) ?

Gợi ý

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.

Nét khác biệt nổi bật giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị ỉuận hiên đại (qua các bài đã được học):

- Văn nghị luận trung đại đều được viết bằng chữ Hán (trong SGK là bản dịch), thường dùng những từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ; sử dụng nhiều hình ảnh và hình ảnh thường mang tính ước lệ; câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng; dùng nhiều điển tích, điển cố; văn phong gần với văn phong sáng tác; thể văn nằm ngay trong tên tác phẩm (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Luận học pháp, Bình Ngô đại cáo). Văn nghị luận trung đại mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “thiên mệnh” (mệnh trời) trong Chiếu dời đô, đạo “thần chủ” trong Hịch tướng sĩ, lí tưởng nhân nghĩa trong Nước Đại Việt ta..

- Văn nghị luận hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ, lời văn giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gẩn với đời sống hơn (trong Thuế máu và một số bài đã học ở lớp 7).

Mặc dù có nhiều nét khác nhau nhưng các văn bản đã học ở các bài 22, 23, 25 và 26 đều có đặc trưng của thể loại nghị luận.

Bài tập 4. Hãy chứng minh các văn bản nghị luận (trong bài 22, 23, 24, 25 và 26) kể trên đều được viết có lí, có tinh, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao. Gợi ý

Các văn bản nghị luận trong bài Chiểu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết có lí, có chứng cứ, có tình (tác giả gửi gắm một thái độ, một niểm tin, một khát vọng thiết tha về một vấn đề hệ trọng nào đó) nên có sức thuyết phục cao. Ba yếu tố được kết hợp chặt chẽ và yếu tố có lí vẫn là chủ chốt.

- Chiếu dời đô lấy sử sách làm chỗ dựa cho lí lẽ, từ đó soi sáng vào hai triều đại trước để đi đến kết luận Đại La là nơi nhất để chọn làm kinh đô. Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng lại có những lời tâm sự tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

- Hịch tướng sĩ nêu gương sử sách đế khích lộ chí lập công danh; kể về tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc trong tướng sĩ; nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê binh những hành động sai, khẳng định những hành động đúng, nhắc nhở trách nhiệm để khích lệ tinh thần giết giặc bảo vộ đất nước của tướng sĩ.

Trần Quốc Tuấn đã bộc bạch lòng căm thù giặc, lòng yêu nước của mình bằng những lời sôi sục, tâm huyết.

Bài văn có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với giọng văn thống thiết nên có sức cuốn hút mạnh mẽ.

- Với lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như là một bản tuyên ngôn độc lập. Để khẳng định chủ quyến dộc lập của Đại Việt, tác giả đã dựa vào các yếu tố như : nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chù quyền, có truyền thống lịch sử. Lấy tư tưởng nhân nghĩa làm cơ sở, tác giả khẳng định chúng ta làm viộc nhân nghĩa nên thắng lợi, kẻ thù phản nhân nghĩa nên thất bại.

- Bàn luận về phép học nêu mục đích của việc học chân chính, học để làm người có đạo lí, có kiến thức. Từ đó, tác giả phê phán lối học chuông hình thức, cầu danh lợi, khảng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn : học rộng, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức cốt lõi, kết hợp học với hành. Cuối cùng, tác giả nêu tác dụng của việc học chân chính là đào tạo được nhân tài, làm cho quốc gia hưng thịnh.

Để làm sáng tỏ thêm lí lẽ của minh, tác giả đã đưa nhiéu chứng cứ : Nguyễn Thiếp khuyên vua, cách giáo dục của Chu Tử...

Tác giả bài văn đã đưa ra lời khuyên chân thành rất thiết thực và bổ ích dối với mọi người, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

- Các luận điểm trong Thuế máu được sắp xếp theo trình tự thời gian trước, trong và sau khi xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đảy là một bố cục hợp lí. Cách bố cục này có nhiẻu lợi thế trong việc phơi bày trọn vẹn bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân.

Các chứng cứ đưa ra xác thực, cụ thể, sinh dộng góp phần làm sáng tỏ lí lẽ của bài văn.

Cái tinh trong Thuế máu chính là lòng căm thù giặc sắc, mãnh liệt của tác giả đối với chủ nghĩa thực dân Pháp và cũng chính là tình thương vô hạn của người viết đối với nhân dân các dân tộc bị đọa đày.

Bài tập 5. Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23 và 24.

Gọi ý

Về nội dung tư tưởng, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều giống nhau ở chỗ thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc. Trong Chiếu dời đô tinh thần dân tộc ấy được thể hiện ở ý chí tự cường cùa dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh, mong muốn non sông muôn thuở phát triển, bền vững. Trong Hịch tướng sĩ, tinh thần dân tộc ấy thể hiện ở lòng yêu nước, lòng căm thù lũ giặc ngang ngược, bạo tàn và ý chí quyết tâm giết giặc bảo vệ đất nước của các tướng sĩ. Trong Nước Đại Việt ta, tinh thần dân tộc ấy thể hiện ở ý thức sâu sắc đầy tự hào về quyền độc lập tự chủ, vể truyền thống anh hùng của dân tộc.

Về hình thức thể loại, cả ba văn bản đểu dùng những từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, thường sử dụng nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, câu van biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

Bài tập 6. Qua văn bản Nước Đại Việt ta (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài Sông núi nước Nam (học ở lớp 7) cũng được coi là mộc tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ?

Gợi ý

Sông núi nước Nam (học ở lớp 7) được coi là một bản tuyên ngôn độc lập Trong tác phẩm này, ý thức độc lập dân tộc thể hiện ở hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở). Nhưng đến Bình Ngô đại cáo, ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc còn được thể hiện thêm ở nhiều yếu tố khác như : văn hiến, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử (qua đoạn trích Nước Đại Việt ta).

0