Soạn bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
SOẠN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. YÊU CẦU - Thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. - Vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. ...
SOẠN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM A. YÊU CẦU - Thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. - Vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. B. GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG 1. Đọc - hiểu văn bản - Nắm bắt các nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học ở học kì II. Đó là nội dung trữ ...
SOẠN BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
A. YÊU CẦU
- Thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần : Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn.
B. GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
1. Đọc - hiểu văn bản
- Nắm bắt các nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học ở học kì II. Đó là nội dung trữ tình : cái đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tố Hữu... tâm tư tình cảm của một số nhà thơ mới lãng mạn nhự Thế Lữ, Vũ Đình Liên...; cách thức trữ tình (cái tôi trữ tình); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò của các biện pháp tu từ trong tác phẩm trữ tình... Đặc biệt là sự cách tân cả nội dung và hình thức nghệ thuật của một số bài thơ mới.
Liên hệ và so sánh với những bài thơ Đường luật để bước đầu nắm được một số đặc điểm của thơ mới và cách phân tích, cảm thụ thơ mới.
- Nắm được nội dung và đặc điểm của một số văn bản nghị luận. Nội dung các văn bàn nghị luận là tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta. Nội dung này được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo, giọng văn đanh thép, hùng hồn.
Nắm được đặc điểm hình thức của các thể văn cổ (hịch, cáo, chiếu) như bố cục, câu văn biền ngẫu...
2. Tiếng Việt
a) Hiểu và nhận diện :
- Các loại câu : nghi vấn, cầu khiến, trần thuật, phủ định...
- Hành động nói : Hành động nói là gì ? Một số kiểu hành động nói thường gặp, cách thực hiện hành động nói.
- Đạc điểm các vai trong hội thoại và vị trí, ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ kính trọng.
- Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
b) Vận dụng các kiến thức, kĩ năng khi viết và khi đọc hiểu các văn bản ờ phần Văn cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
3. Tập làm văn
Chú ý các nội dung chính sau :
- Cách thức thuyết minh, giới thiệu một phương pháp, một thí nghiệm, giới thiệu một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử...
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và tác dụng của chúng trong bài nghị luận. Biết cách làm một bài văn nghị luận kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Cách làm văn bản tường trình và thông báo, nhận ra các lỗi và biết cách sửa lỗi thường gặp ở loại văn này.