Soạn bài luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. YÊU CẦU - Củng cố chắc chăn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã-được học ở tiết Tập làm vãn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề ...
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. YÊU CẦU - Củng cố chắc chăn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã-được học ở tiết Tập làm vãn trước. - Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Chuẩn bị ở nhà Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. Lập dàn ...
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM
VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. YÊU CẦU
- Củng cố chắc chăn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã-được học ở tiết Tập làm vãn trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”. Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cẩn thiết.
Gợi ý
Hệ thống luân điểm nêu ra trong SGK phải được sắp xếp lại một cách rành
mạch, hợp lí, chặt chẽ để có thể làm rõ vấn đề "Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh”.
- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
- Thân bài : Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
+ Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
+ Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.
II. Luyện tập trên lớp
Bài tập 1. Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luân điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?
a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa cớ trong sách vở.
c) Những chuyến tham quan, dụ lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
e) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ.
Gợi ý
Đối với học sinh, tham quan, du lịch mục đích trước hết là phục vụ cho việc học tập mở rộng, nâng cao tri thức. Do đó, luận điểm (b) và (c) cần được ưu tiên đưa lên trước. Hai luận điểm (b) và (c) chỉ nên trình bày thành một luận điểm. Trong luận điểm mới này có hai luận cứ được chuyển từ hai luận điểm (b và (c) cũ và đảo vị trí. Cụ thể sửa lại như sau:
a) Những chuyên tham quan, du lịch giúp ta mở rộng, nâng cao tri thức.
- Khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
- Mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
b) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
c) Những chuyến tham quan, giúp ta tăng cường sức khoẻ.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
Bài tập 2. Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau : (SGK, t.2, tr. 109)
Gợi ý
b) Em giải đáp các câu hỏi bằng các gợi ý sau :
- Luân điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niêm vui” có gợi cho em những niềm vui cho bản thân mình hay khồng ?
- Em xem đoạn nghị luận trong SGK đă thể hiện được cảm xúc của em một cách đúng và đầy đủ chưa ?
- Đoạn văn trong SGK chưa có yếu tố biểu cảm. Em cần sửa lại cách dùng từ ngữ (thêm các từ ngữ biểu cảm như : biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ai... lại, làm sao có được ...), cách đặt câu trong đoạn văn trong SGK (Ví dụ: Bạn có nhớ cái lần cả lớp chúng mình cùng đến thăm vịnh Hạ Long không?) để đoạn văn diễu đạt tinh cảm của em một cách chân thực, rõ ràng, trong sáng và biểu cảm.
Bài tập 3. Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài : “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tú hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh ... đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đó, với thiên nhiên, đất nước”.
Gợi ý
Bằng cách làm như bài tập 1, và 2 phẩn này, em có thể tự đưa yếu tố biểu cảm vào bài viết của mình.