Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ lớp 9.
Soan bai Toi va chung ta – Đề bài: Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ lớp 9. 1. “Tôi và chúng ta” phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy những nguyên tắc, ...
Soan bai Toi va chung ta – Đề bài: Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ lớp 9. 1. “Tôi và chúng ta” phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy những nguyên tắc, quy chế xơ cứng,lạc hậu với đại diện là các nhân vật Nguyễn Chính, Trương, được sự hỗ trợ của Trần Khắc. Một bên là tinh thần dám nghĩ, dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích ...
– Đề bài:
1. “Tôi và chúng ta” phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Một bên là tư tưởng bảo thủ, khư khư giữ lấy những nguyên tắc, quy chế xơ cứng,lạc hậu với đại diện là các nhân vật Nguyễn Chính, Trương, được sự hỗ trợ của Trần Khắc. Một bên là tinh thần dám nghĩ, dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích của mọi người với đại diện là Hoàng Việt, Thanh, Lê Sơn và đa số anh chị em công nhân.
Đoạn trích “Tôi và chúng ta” thuộc cảnh ba của vở kịch. Cảnh này miêu tả cảnh xung đột trực tiếp đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ khi họ công khai bộc lộ quan điểm.
2. Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta muốn thể hiện đó chính là mâu thuẫn giữa hai phái đối lập, một bên là những tư tưởng bảo thủ,lạc hậu với một bên là những khát khao đổi mới, tiến bộ. Thể hiện xung đột của hai phái này, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ khẳng định không có chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể nắm giữ mãi những nguyên tắc, phương pháp thời cũ trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống. Cái “chúng ta” được hình thành từ nhiều cái “tôi” cụ thể, vì thế cần quan tâm, chăm chút đến quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người.
3. Để thể hiện được xung đột kịch, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã tạo ra được một tình huống kịch căng thẳng, mang tính quyết định cho cả vở kịch. Đó là khi xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, trước tình hình đó, giám đốc Hoàng Việt đã quyết định giải quyết bằng những biện pháp táo bạo, Hoàng Việt quyết định củng cố lại xí nghiệp, mở rộng mọi hoạt động sản xuất, cùng với đó là đưa ra những phương án phát triển mới cho xí nghiệp.Và quyết định này của Hoàng Việt cũng chính là lời tuyên chiến với sự trì trệ, ngưng đọng của cơ chế quản lí lỗi thời, lạc hậu, cũng là lời tuyên chiến với phe Nguyễn Chính. Sự phản ứng gay gắt của Nguyễn Chính làm cho tình huống kịch thêm căng thẳng, gay gắt.
4. Qua đoạn trích ta phần nào hiểu được tính cách của những con người trong vở kịch này:
+ Giám đốc Hoàng Việt là một người đi đầu có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với an hem công nhân, dám đưa những đổi mới vào sản xuất, phá vỡ cái lạc hậu, tù đọng của cơ chế quản lí cũ, là một con người có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, kiên quyết đấu tranh vì sự phát triển của xí nghiệp.
+ Lê Sơn là một kĩ sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao trong công việc, ở xí nghiệp Thắng Lợi, Lê Sơn nhận thấy sự trì trệ của sản xuất theo cơ chế cũ, thấy được nhu cầu đổi mới, phát triển nên anh đã luôn đứng về phía Hoàng Việt, đấu tranh đến cùng với tư tưởng lạc hậu, bảo thủ kia.
+ Nguyễn Chính lại là một con người đại diện cho nền sản xuất bảo thủ, lạc hậu, là người gian manh nhiều mưu mô, Nguyễn Chính đã chống đối với Hoàng Việt, không chấp nhận sự đổi mới.
5.Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã xây dựng một tình huống kịch gay go, căng thẳng, xây dựng những nút thắt nhưng vào cuối truyện lại để cho những nhân vật tháo bỏ những nút thắt ấy và chiến thắng cuối cùng thuộc về phe tiến bộ, đổi mởi bởi chính tác giả cũng có niềm tin mạnh mẽ vào sự tiến bộ của các cải cách.