Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
Soan bai Luc Van Tien cua Kieu Nguyet Nga – Đề bài: Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) 1. Kết cấu truyền thống của trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là kết cấu theo thể chương hồi. Tức là mọi diễn biến, tình tiết ...
Soan bai Luc Van Tien cua Kieu Nguyet Nga – Đề bài: Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) 1. Kết cấu truyền thống của trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là kết cấu theo thể chương hồi. Tức là mọi diễn biến, tình tiết của câu chuyện đầu phát triển xoay quan cuộc đời và số phận của nhân vật chính, mà ở đây chính là Lục Vân Tiên. Văn chương xưa thường mang tư tưởng truyền đạo đức “Thi ...
– Đề bài:
1. Kết cấu truyền thống của trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là kết cấu theo thể chương hồi. Tức là mọi diễn biến, tình tiết của câu chuyện đầu phát triển xoay quan cuộc đời và số phận của nhân vật chính, mà ở đây chính là Lục Vân Tiên.
Văn chương xưa thường mang tư tưởng truyền đạo đức “Thi dĩ ngôn chí” , “Văn dĩ tải đạo”, thì hình tượng nhân vật được nhà văn xây dựng không chỉ đơn thuần là cuộc đời của một con người được sáng tạo nên bằng tài năng cũng như trí tuệ của nhà văn mà còn thể hiện được những bài học đạo đức, những mẫu hình con người chuẩn mực, trở thành biểu tượng tốt đẹp mà con người hướng đến.
_ Kết cấu chương hồi này góp phần xây dựng lên hình ảnh của Lục Vân Tiên, qua những nét tính cách, phẩm chất của Lục Vân Tiên, ta lĩnh hội được nhiều bài học đạo đức quý giá: Như tình mẫu tử, tính chính nghĩa, sự ngay thẳng, bộc trực…góp phần tái hiện lên tính cách của con người miền Nam nói chung.
2. Qua trích đoạn, ta thấy Lục Vân Tiên nổi bật lên với những nét đặc trưng trong tính cách:
+ Là con người trọng nghĩa khí: Thấy người gặp nạn không mảy may quan tâm đến bản thân mà xả thân cứu giúp.
+ Có quan niệm, lí tưởng sống tốt đẹp: làm người phải mang lại hạnh phúc, cứu giúp cho dân chúng chứ không phải gây đau khổ cho họ.
+ Là con người ngay thẳng, bộc trực: Thẳng tay trừng trị thích đáng bọn cướp Phong Lai.
+ Luôn quan tâm đến những người xung quanh: Sau khi dẹp toán cướp thì ân cần hỏi thăm người bị nạn, an ủi động viên để họ có thể trấn tĩnh hơn sau sự cố vừa rồi.
+ Trọng đạo lí phong kiến, đề cao tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân, ngăn cản Kiều Nguyệt Nga ra ngoài kiệu tạ ơn vừa là từ chối hành động báo ơn, đồng thời cũng là sự giữ gìn phẩm giá cho nàng. Đây là một con người tình nghĩa đáng trân trọng.
+ Là người hành hiệp vì nghĩa, coi việc đòi báo ơn là hành động của những kẻ phi anh hùng.
3. Trong đoạn trích, Kiều Nguyệt Nga là người bị nạn, được Lục Vân Tiên hành hiệp cứu giúp. Thông qua những lời nói, hành động của nàng ta có thể cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của nàng như:
+ Là con người trọng ân nghĩa, khi biết Lục Vân Tiên cứu giúp nàng khỏi đám cướp Phong Lai thì trước hết nàng đã xin ra khỏi kiệu để cúi người tạ ơn cứu mạng, bị từ chối thì nàng vẫn nuôi hi vọng có thể đền đáp ơn cứu giúp của Lục Vân Tiên, như gợi ý Lục Vân Tiên về miền Hà Khê quê mình để tiện bề báo đáp.
+ Là người con có hiếu, nghe lời cha không quản đường xa một thân con gái hành hương về nhà.
+ Là người con gái khuê các, dịu dàng, có học thức nên những lời nói của Kiều Nguyệt Nga vừa phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, vừa thể hiện được tính cách dịu dàng, đoan trang của nàng.
4. Nhân vật trong đoạn trích, cả Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cũng như tên cướp Phong Lai chủ yếu được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thông qua ngôn ngữ cũng như hành động. Ta có thể thấy Truyện Lục Vân Tiên rất gần với loại truyện cổ dân gian, nhưng nó chân thật hơn, gần với đời sống của con người hơn.
5. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng lớp ngôn ngữ đời sống thông tục hàng ngày để xây dựng lên hình ảnh của Lục Vân Tiên, mang đặc trưng của vùng miền Nam Bộ: lời nói bộc trực, ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng… Chính vì vậy mà ta luôn cảm nhận được sự gần gũi, chân thực của hình tượng Lục Vân Tiên.