02/06/2017, 13:32

Soạn bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lớp 9

Soan bai Con co cua Che Lan Vien – Đề bài: Soạn bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lớp 9. 1. Bài thơ “Con cò” được phát triển từ hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, nhà thơ Chế Lan Viên muốn nói về: + Tình mẫu tử thiêng liêng, đó là ...

Soan bai Con co cua Che Lan Vien – Đề bài: Soạn bài thơ Con cò của Chế Lan Viên lớp 9. 1. Bài thơ “Con cò” được phát triển từ hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, nhà thơ Chế Lan Viên muốn nói về: + Tình mẫu tử thiêng liêng, đó là tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình. + Hình tượng của con cò cũng chính là hình ảnh của người mẹ trong cuộc sống, đó là một cuộc sống đầy gian lao, bất ...

– Đề bài: .

1. Bài thơ “Con cò” được phát triển từ hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, nhà thơ Chế Lan Viên muốn nói về:

+ Tình mẫu tử thiêng liêng, đó là tình yêu vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình.
+ Hình tượng của con cò cũng chính là hình ảnh của người mẹ trong cuộc sống, đó là một cuộc sống đầy gian lao, bất trắc, nhưng vì cò con thì cò mẹ vẫn có thể chịu đựng được mọi đắng cay cuộc đời, chỉ mong cò con được no giấc.
+ Ý nghĩa của những lời hát ru đối với sự phát triển của đứa trẻ, những lời hát ru đã nuôi dưỡng trong tâm hồn của những đứa trẻ tình yêu cũng là cách thức để người mẹ thể hiện tình thương sâu sắc dành cho những đứa con.

2. Bài thơ được nhà thơ Chế Lan Viên chia thành ba đoạn, cùng với cách phân chia này là những nội dung riêng biệt:

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò trong lời hát của mẹ
+ Đoạn 2: Hình ảnh của con cò dần dần đi vào tiềm thức, cuộc sống của đứa trẻ qua lời ru của mẹ.
+ Đoạn 3: Hình ảnh con cò đã trở thành lời tâm sự trực tiếp cua người mẹ, là sự khẳng định tình yêu bất biến của người mẹ dành cho con của mình.

– Qua các đoạn thơ, hình ảnh của con cò có sự biến đổi, bổ sung đầy độc đáo.

+  Ở đoạn 1: Hình ảnh của con cò xuất hiện với tư cách là một hình ảnh thực, là những con cò bay lả, bay la kiếm ăn. Tiếp đó là những trắc trở trên con đường kiếm ăn đầy gian lao của cò, sự biến động, trắc trở của con cò làm nền cho sự yên bình, sự chở che, bao bọc của người mẹ đối với đứa con.

soan bai con co cua che lan vien

+ Đoạn 2: Con cò như đi ra từ lời ru của mẹ, trở thành người bạn của con, cò đứng quanh nôi, cò cùng con ngủ, cò đắp chung chăn, cò theo con đi học, con cò ở đây đã trở thành một người bạn của tuổi thơ. Khi con lớn thì hình ảnh cánh cò lại trở thành biểu tượng cho tương lai rộng mở, cho những ước mơ, hoài bão của con.

+ Đoạn 3: Hình ảnh cánh cò trở thành biểu tượng của tình mẹ, cánh cò sẽ luôn theo con.
Hình ảnh cánh cò được biến đổi linh hoạt qua các đoạn thơ nhưng ấn tượng đọng lại cuối cùng trong lòng người đọc chính là tình thương sâu sắc, tấm lòng bao la của mẹ dành cho những đứa con của mình.

3. Trong đoạn đầu của bài thơ, nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng những câu ca dao cổ như:

“ Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng”

 “ Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng”

Nhà thơ đã sử dụng những câu ca dao quen thuộc để xây dựng những hình ảnh, những ấn tượng đầu tiên về hình ảnh cánh cò, từ đó làm cơ sở để thể hiện những sáng tạo cá nhân cũng như những quan niệm mới mẻ về cánh cò.

4. Câu thơ: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
                    

Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Câu thơ là tiếng lòng của người mẹ suốt đời vì con. Đứa con dù có khôn lớn, trưởng thành thì đối với những người mẹ thì chúng mãi là những đứa con bé bỏng cần bao bọc, chở che. Và dù bước chân của con có đi đến nơi chân trời góc bể thì tấm lòng người mẹ cũng không một phút giây rời xa con.

“ Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”

Hình ảnh con cò trong đoạn thơ này chính là con cò trong lời mẹ hát, cũng là biểu tượng của tình mẹ, kết tinh trong lời hát không chỉ là những gian lao của mẹ trong cuộc sống ngoài kia mà sâu sắc hơn tất cả chính là tình thương vô bờ bến mẹ dành cho con, hình ảnh cuối cùng thật đẹp, cánh cò vỗ cánh qua nôi như dáng người của mẹ bên nôi đang thủ thỉ, tâm tình với đứa con thơ.

5. Bài thơ “Con cò” được nhà thơ Chế Lan Viên dử dụng thể thơ tự do, tạo ra một không gian rộng hơn trong việc rãi bày những tâm sự. Nhịp điệu thơ giàu nhạc điệu như những lời ca dao khiến cho lời thơ dễ dàng đến với tâm thức của người đọc.

0