Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu)
Soan bai Luc Van Tien gap nan – Đề bài: Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) 1. Chủ đề của đoạn trích là Lục Vân Tiên gặp nạn, đồng thời cũng thể hiện được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả với những toan tính thấp hèn, hành động ...
Soan bai Luc Van Tien gap nan – Đề bài: Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn ( trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu) 1. Chủ đề của đoạn trích là Lục Vân Tiên gặp nạn, đồng thời cũng thể hiện được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả với những toan tính thấp hèn, hành động ti tiện. 2. Trịnh Hâm là một tên “mặt người dạ thú” để đạt được những mục đích thấp hèn, đáng khinh của mình thì hắn ta không ngại ra tay trừ khử kẻ mà mình không ...
– Đề bài:
1. Chủ đề của đoạn trích là Lục Vân Tiên gặp nạn, đồng thời cũng thể hiện được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả với những toan tính thấp hèn, hành động ti tiện.
2. Trịnh Hâm là một tên “mặt người dạ thú” để đạt được những mục đích thấp hèn, đáng khinh của mình thì hắn ta không ngại ra tay trừ khử kẻ mà mình không vừa mắt. Tâm địa Trịnh Hâm độc ác, vô tình thể hiện bản chất xấu xa, hành động ngụy quân tử. Cụ thể:
+ Là con người mưu mô, thủ đoạn: Để tiện bề cho việc ra tay sát hại Lục Vân Tiên, Trịnh Hâm đã lựa chọn một thời điểm mà “ta không hay, người không biết” đó là thời gian đêm khuya, khi mọi người đều chìm sâu vào trong giấc ngủ, như vậy sẽ không ai hay biết về hành động của mình.
+ Trịnh Hâm là con người giả nhân giả nghĩa, “vừa ăn cắp lại vừa la làng”. Sau khi xô Lục Vân Tiên xuống sông, Trịnh Hâm đã lớn tiếng kêu cứu, như hợp pháp hóa hành động sát hại của mình, biến mình từ hung thủ sang người chứng kiến. Qua đó thì mọi người cũng sẽ không ai nghi ngờ về động cơ giết người của hắn nữa. Có thể thấy hắn là một người tính toán thâm độc, để giết hại Lục Vân Tiên thì hắn đã tự dựng lên một kịch bản hoàn mĩ.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng phương thức tự sự làm chất liệu thơ, điều này góp phần làm tăng tính sống động, chân thực cho câu chuyện được kể, người đọc có thể hình dung về những sự việc xảy ra, thậm chí qua lời kể người đọc còn nhập thân vào bài thơ, trở thành những người trực tiếp chứng kiến sự việc.
3. Đối lập với cái ác mà điển hình là qua nhân vật Trịnh Hâm thì nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng một tương quan đối lập với cái thiện, cái tốt mà ở đây đại diện chính là Ngư ông.
+ Thấy Lục Vân Tiên chới với giữa dòng nước, Ngư Ông không mảy may suy nghĩ mà lập tức ra tay cứu vớt, Ngư ông cùng những người trong gia đình hối hả cứu giúp Lục Vân Tiên: hối con vầy lửa, ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày. Những hành động ân cần, quan tâm của gia đình ngư ông với người mà họ chẳng hề quen biết là Lục Vân Tiên khiến chúng ta ấm lòng. Cũng chính nhờ tình thương, sự lương thiện của gia đình Ngư ông mà Lục Vân Tiên đã được cứu sống.
+ Ngay khi thấy Lục Vân Tiên tỉnh lại, Ngư ông đã ân cần hỏi han sự tình, khi biết được hoàn cảnh éo le của Lục Vân Tiên, Ngư Ông đã rất cảm động mà gợi ý cho Lục Vân Tiên sống ở đây cùng gia đình mình, cuộc sống tuy nghèo khó nhưng có người bầu bạn sẽ có thể vượt qua tất cả.
+ Ngư Ông làm ơn là xuất phát từ chính tấm lòng giàu yêu thương, hành động hoàn toàn tự nguyện nên Ngư ông không hề có suy nghĩ nhận lại lời báo ơn của Lục Vân Tiên. Ta có thể thấy quan niệm sống này của Ngư ông rất giống với quan điểm sống của Lục Vân Tiên trong trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
+ Cuộc sống của Ngư ông tuy khó khăn nhưng lại vô cùng tự do tự tại, thong thả làm ăn, vui với những niềm vui giản đơn.
Qua hình ảnh Ngư ông, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tình cảm thương yêu đối với những người lao động, đề cao tình thương yêu, sự lạc quan, yêu đời của họ.
4. Câu thơ ấn tượng nhất trong bài:
“Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”
+ Câu thơ thể hiện được một quan niệm, triết lí sống thật đẹp, làm việc nghĩa là xuất phát từ tấm lòng chân thành chứ không phải vụ lợi, đòi hỏi đáp đền.
+ Là điểm sáng cho bài thơ, trong cái tối tăm của mưu mô, tàn nhẫn ta vẫn thấy được những ánh sáng thật rực rỡ của cái thiện, của những tình thương sáng trong giữa con người với con người.
+ Tạo ra thế đối lập giữa cái thiện- ác; giữa cái giả dối, mưu mô với cái chân thành, giản dị.