Soạn bài Dế chọi của Bồ Tùng Linh
Soan bai De choi – Đề bài: Soạn bài Dế chọi của Bồ Tùng Linh 1. Phân tích kết cấu cốt truyện _ Cốt truyện của tác phẩm “Dế mèn” có thể tổng kết lại bằng những nhận xét sau đây: + Cốt truyện chặt chẽ + Tình tiết truyện linh hoạt, sáng tạo hợp logic chứ không theo một khuôn khổ cứng ...
Soan bai De choi – Đề bài: Soạn bài Dế chọi của Bồ Tùng Linh 1. Phân tích kết cấu cốt truyện _ Cốt truyện của tác phẩm “Dế mèn” có thể tổng kết lại bằng những nhận xét sau đây: + Cốt truyện chặt chẽ + Tình tiết truyện linh hoạt, sáng tạo hợp logic chứ không theo một khuôn khổ cứng nhắc nào. + Câu chuyện nhất quán xoay quanh truyện Dế chọi + Cốt truyện khá đơn giản, nhân vật cụ thể là gia đình Thành Danh cũng chỉ xoay quanh câu chuyện tìm Dế chọi và ...
– Đề bài:
1. Phân tích kết cấu cốt truyện
_ Cốt truyện của tác phẩm “Dế mèn” có thể tổng kết lại bằng những nhận xét sau đây:
+ Cốt truyện chặt chẽ
+ Tình tiết truyện linh hoạt, sáng tạo hợp logic chứ không theo một khuôn khổ cứng nhắc nào.
+ Câu chuyện nhất quán xoay quanh truyện Dế chọi
+ Cốt truyện khá đơn giản, nhân vật cụ thể là gia đình Thành Danh cũng chỉ xoay quanh câu chuyện tìm Dế chọi và luyện dế chọi để cống nạp nhưng với lối dẫn dắt tài tình của tác giả Bồ Tùng Linh thì vẫn tạo ra những bất ngờ, hấp dẫn thu hút độc giả.
2. Bình luận về ý nghĩa châm biếm của từ “phúc ấm” trong lời bàn ở cuối tác phẩm.
_ Ở phần cuối của tác phẩm, tác giả Bồ Tùng Linh đã thể hiện thái độ châm biếm, chê cười khi sử dụng từ “Phúc ấm”.
+ “Phúc ấm” theo nguyên văn chữ Hán là để chỉ công danh, chức vị mà triều đình phong kiến phong tặng cho thế hệ con cháu, khi cha ông của họ lập được nhiều công trạng cho triều đình, đất nước. Nếu theo nghĩa gốc chữ Hán này thì từ “phúc ấm” hoàn toàn là nghĩa tốt, là một phần thưởng xứng đáng cho những người có công với dân với nước, là một sự khích lệ, động viên đáng tự hào.
+ Nhưng trong tác phẩm “Dế chọi này”, tác giả Bồ Tùng Linh không sử dụng từ “phúc ấm” theo nghĩa gốc của nó mà sử dụng như một cách thức để châm biếm nhân vật. “ Còn ơn trời đền đáo sao mà dài lâu hậu hĩnh vậy, khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế”. Đây là lời bình luận đầy nghĩa mỉa mai, vì phúc ấm thường trao cho những gia đình nhiều công đức, nhưng ở đây phúc ấm lại được trao vì một lí do vô cùng nực cười, bởi vì dế chọi mà gây ra đau khổ cho bao gia đình, đây là một việc làm thái quá, đáng phê phán. Châm biếm hơn nữa, chức tước này cũng chẳng phải do vua ban mà do dế chọi mang lại.
3. Lệ hiến dế chọi đã gây ra cho gia đình Thành Danh những hậu quả bi thảm như thế nào?
Việc tìm kiếm dễ chọi và luyện dế chọi để cống nạp đã tạo ra nhiều hậu quả bi thảm đối với gia đình Thành Danh:
_ Đối với bản thân của Thành Danh: Vì dế chọi mà Thanh Danh ngày đêm lo lắng, ăn không ngon bữa, ngủ chẳng yên giấc.
+ Lo lắng, căng thẳng suy kiệt chỉ vì dế chọi, Thành Danh nhiều lúc muốn chết quách đi cho xong.
+ Vợ Thành Danh thì lo lắng trước tình trạng của chồng nên đã mời cô đồng về nhà làm lễ khấn vái.
+ Đỉnh cao của bi kịch dế chọi chính là cái chết của con Thành Danh, khiến cho anh ta đau khổ vật vã, muốn chết theo con.
_ Con trai Thành Danh là đứa trẻ tội nghiệp, vì còn nhỏ nên chưa biết tầm quan trọng của dế chọi, vô tình làm chết dế, bị mẹ đánh sợ hãi bỏ đi nên chết đuối dưới giếng nước. Nửa đêm sống dậy nhưng chỉ là một cái xác không hồn.
4. Chỉ ra những chi tiết li kì trong truyện.
Trong tác phẩm “Dế chọi” của mình, tác giả Bồ Tùng Linh đã kết hợp lồng ghép rất nhiều yếu tố kì ảo nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện, những yếu tố kì ảo này thể hiện qua những chi tiết như:
+ Tờ giấy của cô đồng
+ Thành Danh tìm bắt được dế chọi
+ Con dế chọi dáng người nhỏ bé nhưng có sức mạnh phi thường, có khả năng thắng cả những con dế lớn hơn mình nhiều lần
+ Con dế nhảy múa mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt ở trong cung
+ Con trai Thành Danh sống lại và kể chuyện hóa dế.
5. Hãy phân tích một chi tiết li kì trong truyện để làm sáng tỏ nhận xét của Tản Đà rằng đây là một “tấm ảnh nhỏ” đã thu vào “nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian”?
Tản Đà đã có nhận định rằng, Dế chọi của Bồ Tùng Linh là một “tấm ảnh nhỏ” đã thu vào “nghìn vạn cảnh trạng ở nhân gian”. Nhận định này đã phản ánh chính xác được tư tưởng mà Bồ Tùng Linh muốn truyền tải qua tác phẩm này. Ta có thể phân tích một chi tiết trong truyện như sau: Thành Danh làm theo lời của tờ giấy cô đồng đưa cho nên đã tìm được dế chọi để cống nạp, anh ta vừa buồn vừa vui, thấp thỏm ăn không ngon ngủ không yên, thế rồi con của Thành Danh vô tình làm chết con dế, anh ta vừa sợ hãi, vừa thương con.Vì một con dế chọi cống nạp mà gia đình trở nên bi thương, tán gia bại sản. Ta có thể thấy ở đây không chỉ hoàn cảnh riêng của gia đình Thành Danh mà còn là thực trạng chung đầy bế tắc của nhiều gia đình khác nữa.