02/06/2017, 13:24

Soạn bài Chủ đề và dàn bài ý của bài văn tự sự

Soạn bài Chủ đề và dàn bài ý của bài văn tự sự lớp 6 – Chủ đề là vấn đề chính mà chủ thể là người kể muốn nói tới, khẳng định, đề cao, ca ngợi hay muốn phê phán, chế giễu. Chủ đề là cái cho ta biết trong câu chuyện nói đến điều gì, để làm gì, là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ từ đầu đến cuối bài ...

Soạn bài Chủ đề và dàn bài ý của bài văn tự sự lớp 6 – Chủ đề là vấn đề chính mà chủ thể là người kể muốn nói tới, khẳng định, đề cao, ca ngợi hay muốn phê phán, chế giễu. Chủ đề là cái cho ta biết trong câu chuyện nói đến điều gì, để làm gì, là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ từ đầu đến cuối bài văn. I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài bài của bài văn tự sự. 1. Đọc bài văn để trả lời câu hỏi. 2. Câu hỏi. a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân ...

lớp 6

– Chủ đề là vấn đề chính mà chủ thể là người kể muốn nói tới, khẳng định, đề cao, ca ngợi hay muốn phê phán, chế giễu. Chủ đề là cái cho ta biết trong câu chuyện nói đến điều gì, để làm gì, là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ từ đầu đến cuối bài văn.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài bài của bài văn tự sự.

1. Đọc bài văn để trả lời câu hỏi.
2. Câu hỏi.
a. Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

– Hành động của Tuệ Tĩnh đã nói lên phẩm chất của một người thầy thuốc đúng như câu “lương y như từ mẫu”. Ông đã không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, cứu chữa cho tất cả mọi người rất công minh ( ai bị nặng ưu tiên chữa trước, ai bị nhẹ chữa sau). Đó là phẩm chất cao quý của người thầy thuốc, coi trọng tính mạng của bệnh nhân và hết lòng vì người bệnh.

b.- Chủ đề là vấn đề chủ yếu, là ý chính mà người kể muốn thể hiện trong băn bản. Vậy chủ đề của câu chuyện đó là: ca ngợi lòng thương người, y đức của Tuệ Tĩnh.

– Câu trực tiếp biểu hiện chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.


c. Cho các nhan đề và chọn nhan đề thích hợp và nêu lí do.

Ta chọn nhan đề “Y đức của Tuệ Tĩnh” bởi nó nói lên được chủ đề của tác phẩm. thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh.


d. Dàn ý của bài văn tự sự thường gồm ba phần:

– Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
– Phần Thân bài kể diễn biến của sự việc.
– Phần Kết bài kể kết cục của sự việc.

II. Luyện tập
1. Đọc truyện “ Phần thưởng” và trả lời câu hỏi.
a. Chủ đề của truyện này nhằm:

 – Biểu dương sự thông mình, tinh thần dũng cảm của người nông dân đã dám tố cáo với vua về đám tham quan.
– Chế giễu bọn quan lại che mắt vua mà hành động ngu dốt, một lũ tham quan hống hách.
– Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề đó là : người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.

b.  – Mở bài : “ Người nông dân … nhà vua”.

     – Thân bài:  Tiếp đến…”hai mươi nhăm roi”.
     – Kết bài: phần còn lại.


c. So sánh truyện “Phần thưởng” với truyện về Tuệ Tĩnh.

– Giống: về bố cục 2 truyện đều bố cục gồm 3 phần
– Khác (về chủ đê)
+ Truyện về Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức, phẩm chất của bậc lương y Tuệ Tĩnh
+ Truyện Phần thưởng chế giễu lũ quan lại.


d. Thú vị trong thân bài đó là việc người nông dân xin phạt để thưởng, xin thưởng năm mươi roi và chia mỗi người hai nhăm roi, đó cũng là cách để vạch mặt và trừng trị tên quan tham, việc mà tên quan lại kia không ngờ tới.

2. Hai truyện có cách.

– Mở bài dã giới thiệu rõ câu chuyện hay sự việc sắp xảy ra đó là việc muốn kén chọn cho mình một người chồng thật xứng đáng.
– Kết bài đã kết luận rằng thần Núi không thắng được thần Nước và từ đó giải thích về nguồn gốc tên Hồ Gươm.

0