Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi văn 10
Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của thời trung đại – Không chỉ là một nhà thơ nhà văn ông còn là vị quan triều đình liêm khiết và là quân sự đắc lợi cho vua Lê Lợi khi chiến thắng quân Minh – Ông tài ...
Soạn bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi văn 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của thời trung đại – Không chỉ là một nhà thơ nhà văn ông còn là vị quan triều đình liêm khiết và là quân sự đắc lợi cho vua Lê Lợi khi chiến thắng quân Minh – Ông tài giỏi đỗ đạt ra làm quan, phụng sự cho vua Lê Lợi, sau đó vì ghen ghét nhiều tên nịnh thần đã nói xấu buộc tội ông – Ông chán nản vì không ...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của thời trung đại
– Không chỉ là một nhà thơ nhà văn ông còn là vị quan triều đình liêm khiết và là quân sự đắc lợi cho vua Lê Lợi khi chiến thắng quân Minh
– Ông tài giỏi đỗ đạt ra làm quan, phụng sự cho vua Lê Lợi, sau đó vì ghen ghét nhiều tên nịnh thần đã nói xấu buộc tội ông
– Ông chán nản vì không được tin dùng như trước nên đã cáo quan về quê ở ẩn để giữ tấm lòng trong sạch
– Đến khi vua mới lên ngôi lại cho vời ông ra làm quan nhưng vì vướng phải án oan vườn vải Lệ Chi viên cho nên ông đã bị truy vào tội tru di cửu tộc
– Mãi về sau mới được giải oan
– Ông để lại những tác phẩm lớn như: Trung Quân từ mệnh tập, ức trai thi tập, dư địa chí…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trai đã quy ẩn nơi thôn quê làng mạc. Một cuộc sống đạm bạc nhưng thanh bình và không có ai hãm hại tuy nhiên trong lòng nhà thơ cũng vẫn không yên một nỗi lo nước nhà. Chính vì thế Nguyễn Trãi đã sáng tác bài thơ này
b. Thể thơ: đường luật biến thể, có 8 câu 7 câu có 7 chữ riêng câu một có 6 chữ nên đó gọi là biến thể
c. Bố cục: 3 phần
– Phần 1: một câu thơ đầu: tư thế rồi của nhà thơ
– Phần 2: 5 câu thơ tiếp: cảnh ngày hè trên làng quê
– Phần 3: còn lại: nguyện ước của nhà thơ
II. Phân tích
1. Tư thế rảnh rỗi của nhà thơ khi cáo quan về ở ẩn
– Câu thơ có nhịp thơ 1/2/3 ngắt chữ “rồi” riêng lẻ -> nhấn mạnh vào trạng thái hiện tại của nhà thơ
– “rồi” nghĩa là rảnh rỗi, không có việc gì làm -> trạng thái của nhà thơ là đáng rất rảnh rỗi
– Chính vì rảnh rỗi mà nhà thơ ngồi hóng mát ngày dài, vì nắng hè nóng quá nên nhà thơ hóng mát hay là do rảnh rỗi không có việc gì làm
– Hiểu theo cách nào cũng được nhưng vẫn thiên về nhấn mạnh trạng thái rảnh rỗi của nhà thơ. Đây chính là sự nhấn mạnh điểm khác biệt giữa làm quan và cáo quan về quê
-> Chỉ với câu thơ đầu nhà thơ đã nói lên sự khác biệt giữa làm quan và làm dân thường. Nhà thơ nhấn mạnh vào trạng thái ấy để cho thấy nhà thơ đang rất thoải mái với cuộc sống hiện tại
2. Cảnh ngày hè trên làng quê
– Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
– Màu sắc: lục, đỏ, hồng
– Động từ chỉ hoạt động trạng thái: đùn đùn, phun, tiễn -> động từ chỉ sự phát triển mạnh mẽ của cây cối muôn hoa, đúng theo quy luật xuân sinh hạ trưởng cây cối với những gam màu nóng đang phát triển nhanh -> sức sống mạnh mẽ
– Âm thanh: lao xao của chợ cá, tiếng ve dắng dỏi
-> Với những hình ảnh cụ thể cùng màu sắc và âm thanh đặc trưng của mùa hè kết hợp với những động từ và tính từ tinh tế đã vẽ lên một bức tranh mùa hè đậm chất làng quê. Đó là một mùa hè với những gam màu rực rỡ với những âm thanh của tiếng ve. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả cuộc sống đời thường của con người. Đó là một sự kết hợp tinh tế để tạo nên một bức tranh mộc mạc giản dị mà thi vị nên thơ
3. Nguyện ước của nhà thơ
– Trước những vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống ấy nhà thơ mong muốn có cây đàn của vua Ngu Thuấn để đàn lên một tiếng cho thiên hạ thái bình
-> Rõ ràng dù đã về quê ở ẩn nhưng trong lòng nhà thơ chưa bao, chưa một giây phút nào ngừng nghỉ nghĩ cho nhân dân và vận mệnh đất nước. Đúng theo tinh thần nhân nghĩa mà ông đã nêu ở bình ngô đại cáo, nhà thơ thương dân như thương chính từng khúc ruột của mình. Đây quả là một tấm lòng đáng quý.
III. Tổng kết
– Bài thơ vừa vẽ lên một bức tranh phong cảnh ngày hè với những gam màu nóng đặc trưng cùng những âm thanh của thiên nhiên và cuộc sống, lại vừa cho ta thấy được nguyện ước cao quý của nhà thơ.