02/06/2017, 13:24

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 I. Về thể loại – Truyền thuyết là loại truyện dân gian do chính tập thể nhân dân sáng tạo nên được truyền miệng từ đời này qua đời khác, thường mang tính huyền ảo, li kì, huyễn tưởng kể về những nhân vật hay sự kiện có trong lịch sử. – Truyền thuyết cũng ...

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6 I. Về thể loại – Truyền thuyết là loại truyện dân gian do chính tập thể nhân dân sáng tạo nên được truyền miệng từ đời này qua đời khác, thường mang tính huyền ảo, li kì, huyễn tưởng kể về những nhân vật hay sự kiện có trong lịch sử. – Truyền thuyết cũng chính là thái độ, cảm nhận về những vấn đề trong lịch sử của nhân dân qua từng nhân vật lịch sử. II. Kiến thức cơ bản. 1. Bố cục. – Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi ...


I. Về thể loại

– Truyền thuyết là loại truyện dân gian do chính tập thể nhân dân sáng tạo nên được truyền miệng từ đời này qua đời khác, thường mang tính huyền ảo, li kì, huyễn tưởng kể về những nhân vật hay sự kiện có trong lịch sử.
– Truyền thuyết cũng chính là thái độ, cảm nhận về những vấn đề trong lịch sử của nhân dân qua từng nhân vật lịch sử.

II. Kiến thức cơ bản.
1. Bố cục.

– Phần mở đầu: Giới thiệu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Phần thân bài: Việc vua Lê Lợi lấy được gươm thần từ rùa vàng, sự cứu giúp đầy ý nghĩa, Lê Lợi với thanh gươm báu cùng với nghĩa quân của mình ra trận.
– Phần kết bài: Sự thắng lợi cuộc chiến anh hung, cách giải thích cho tên gọi “ Hồ Gươm”.

2. Nội dung.

2.1 Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần nhằm tăng sức mạnh giành chiến thắng.
Đức Long Quân là nhân vật kì ảo do nhân dân sáng tạo ra như một vị thần cao siêu sẽ giúp đỡ cho ước nguyện của nhân dân thành hiện thực. Niềm tin cho sự toàn thắng. Đức Long Quân gắn liền với hình ảnh rùa vàng thần bí.

2.2 Cách nhận gươm của Lê Lợi không phải trực tiếp cầm được gươm báu luôn mà do một ngư dân tên Lê Thận nhận được lưỡi gươm ở dưới nước. Trong khi đó Lê Lợi nhận được chuôi gươm ở trên rừng. Không ngờ thay khi ghép hai nửa làm một thì vừa khít, chính là một thanh gươm báu. Hai chữ “ Thuận Thiên” (hợp lòng trời) ý chỉ việc chính nghĩa này một lòng nhân dân ủng hộ cũng như được sự đồng thuận của trời đất chứng dám. Một điềm báo cho sự tất thắng.

2.3 Sức mạnh của gươm thần.

– Gươm thần có sức mạnh phi thường, làm nhuệ khí của nghĩa quân tăng bội phần, làm cho quân giặc phải bạt vía, khiếp sợ.
– Từ khi có gươm thần nghĩa quân đã nhiều lần chuyển từ thế bị động sang chủ động tiến quân đánh giặc oai hùng đưa đến chiến thắng lừng lẫy.

2.4 Cảnh Vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng.

Sau khi tất thắng, đất nước được yên bình thì Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm báu. Khi Rùa Vàng ngoi lên mặt nước thì cũng lúc đó thanh gươm đeo bên người Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm cho Long Quân”. Vua rút gươm dâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm gươm rẽ xuống nước.

2.5 Ý nghĩa truyện.

– Truyện giải nghĩa được tên gọi “Hồ Gươm”, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta, một việc chính nghĩa đáng ngợi ca.
– Đề cao sự lãnh đạo tài trí của Vua Lê Lợi, một vị vua anh minh, yêu nước, thương dân.
– Truyện thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân được sống trong hòa bình, một đất nước ấm no, hạnh phúc.

0