02/06/2017, 13:24

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam lớp 10

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam lớp 10 I. Kiến thức ôn tập 1. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian – Tính truyền miệng: văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng chứ không ghi chép trong giấy tờ – Tính tập thể: là do trong quá trình lao động tập thể ...

Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam lớp 10 I. Kiến thức ôn tập 1. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian – Tính truyền miệng: văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng chứ không ghi chép trong giấy tờ – Tính tập thể: là do trong quá trình lao động tập thể nhân dân sáng tác chứ không có tên tác giả – Tính thực hành 2. Thể loại văn học dân gian a. Truyện dân gian: bao gồm truyện thần ...


I.    Kiến thức ôn tập

1.    Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

–    Tính truyền miệng: văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng chứ không ghi chép trong giấy tờ

–    Tính tập thể: là do trong quá trình lao động tập thể nhân dân sáng tác chứ không có tên tác giả

–    Tính thực hành


2.    Thể loại văn học dân gian

a.    Truyện dân gian: bao gồm truyện thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.

b.    Câu nói dân gian: tục ngữ, câu đố

c.    Thơ ca: ca dao, vè, dân ca

d.    Sân khấu: chèo, tuồng, rối

3.    So sánh những thể loại văn học dân gian trên một số phương diện


a.    Sử thi

–    Mục đích sáng tác: thể hiện cuộc sống của người dân thời cổ đại cùng những ước mơ của họ

–    Lưu truyền: hát kể

–    Nội dung phản ánh: là những cộng đồng người thời cổ đại

–    Nhân vật: là những anh hùng mang tầm vóc hùng vĩ có ước mơ và hoài bão đại diện cho ước mơ và hoài bão của cộng đồng người

–    Nghệ thuật: so sánh, trùng điệp, hình tượng anh hùng

b.    Truyền thuyết

–    Mục đích sáng tác: thái độ và sự đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện lịch sử

–    Lưu truyền: kể diễn xướng trong các lễ hội lớn

–    Nội dung: những truyện lịch sử nhưng đã được hư cấu một chút

–    Nhân vật: nhân vật lịch sử được hóa thành truyền thuyết

–    Nghệ thuật: chất liệu lịch sử, mang yếu tố kì ảo hoang đường

c.    Cổ tích

–    Mục đích sáng tác: niềm tin và ước mơ nguyện vọng của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác

–    Lưu truyền: kể

–    Nội dung: thể hiện những cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái đẹp và cái xấu

–    Nhân vật: những người nông dân, những người mồ côi, những cô út…

–    Nghệ thuật: mang yếu tố hư cấu, kết cấu có hậu cái thiện luôn chiến thắng

d.    Truyện cười

–    Mục đích sáng tác nhằm mua vui giải trí mang lại tiếng cười nhưng đồng thời cũng mang những ý nghĩa sâu sa

–    Hình thức lưu truyền: kể

–    Nội dung: phản ánh những điều trái với quy luật bình thường của tự nhiên và xã hội

–    Nhân vật: kiểu người có thói hư tật xấu

–    Nghệ thuật: ngắn gọn, có kết thúc bất ngờ gây cười

e.    truyện thơ

–    Mục đích sáng tác: phản ánh đời sống tâm tình của những dân tộc miền núi thời phong kiến

–    Hình thức: kể hát

–    Nội dung: thể hiện sự bất hạnh và ước mơ có một cuộc sống hạnh phúc của người nghèo

–    Nhân vật: là những người lao động nghèo

–    Nghệ thuật: kết hợp trữ tình của thơ với các phương thức kể, tả của truyện

4.    So sánh các thể loại ca dao


a.    Ca dao than thân

–    Nội dung: ca dao thân thân nói tới những số phận bất hạnh, nghèo khổ thường là thân phận những người phụ nữ thời phong kiến

–    Nghệ thuật: so sánh với thiên nhiên, ẩn dụ, mô típ thân em như


b.    Ca dao tình nghĩa

–    Nội dung: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu quê hương, tình yêu đối lứa

–    Nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, dùng các biểu tượng


c.    Ca dao hài hước

–    Nội dung: thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời của những người dân lao động

–    Nghệ thuật: cường điệu, phóng đại, so sánh, đối lập…


II.    Luyện tập

0