Soạn bài Làng của Lim Lân lớp 9
Soan bai lang – Đề bài: Soạn bài Làng của Lim Lân lớp 9. 1. Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm ...
Soan bai lang – Đề bài: Soạn bài Làng của Lim Lân lớp 9. 1. Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước. 2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo giặc: + Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân ...
– Đề bài: .
1. Truyện ngắn “Làng” được nhà văn Kim Lân xây dựng một tình huống truyện đầy éo le nhằm bộc lộ tình yêu sâu sắc của nhân vật ông Hai đối với ngôi làng chợ Dầu của mình, đó là khi nghe tin dân làng chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian bán nước.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng mình theo giặc:
+ Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như đến không thở được, một lúc lâu sau ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ. Đây là trạng thái bất ngờ tột độ, ông Hai chưa dám tin những gì mình vừa nghe thấy.
+ Trên đường về nhà: Ông Hai cúi mặt xuống đất mà đi, thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
+ Về đến nhà: Ông Hai nằm vật ra giường, tủi thân nước mắt cứ giàn ra, ông đã tự độc thoại đầy trăn trở
+ Sau đó ông Hai chẳng chịu đi đâu, chỉ ở ru rú trong nhà, chỉ quanh quẩn để nghe ngóng tình hình. Nghe thấy những đám người nói chuyện là ông lại nghĩ rằng họ đang nói về ngôi làng chợ Dầu theo giặc.
+ Ông Hai quyết tâm đoạn tuyệt với ngôi làng theo giặc vì làng thì yêu thật nhưng làng theo giặc thì phải thù.
+ Khi nghe tin đính chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông như được hồi sinh, đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.
* Ông Hai cảm thấy tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông rất yêu làng và thường xuyên khoe với mọi người về ngôi làng mình sống.
3. Ông Hai đã có cuộc trò chuyện với đứa con Út “Ông lão ôm thằng con út lên lòng…cũng vợi đi được đôi phần”. Ông Hai có cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ mà không phải với bất kì ai khác bởi:
+ Ông Hai đang rất đau khổ khi nghe tin làng mình theo giặc, ông không dám ra ngoài vì sợ mọi người sẽ nguyền rủa, miệt thị làng mình.
+ Ông mặc cảm với mọi người, hễ thấy ai trò chuyện cũng nghĩ họ đang nói về mình, về làng chợ Dầu. Với tâm trạng như vậy ông Hai không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác.
+ Nói chuyện với thằng con Út vì nó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên. Quan trọng là ông cần một người lắng nghe ông lúc này. Với sự hồn nhiên của đứa trẻ, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu sa, không có những lời nói mỉa mai.
Qua cuộc nói chuyện ta thấy được tình yêu mà ông Hai dành cho ngôi làng chợ Dầu của mình. Đó không chỉ là tình yêu mà còn là cả niềm tin và niềm tự hào của ông, vì vậy nghe tin làng theo giặc ông Hai mới day dứt, đau khổ như vậy.
* Tình yêu làng với tình yêu nước của ông Hai luôn thống nhất, nhưng khi hướng đi của hai tình yêu lớn và nhỏ ấy không đồng nhất thì ông sẵn sàng đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân “làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù”
4. Nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhân vật vô cùng tinh tế, thể hiện được những day dứt, đau khổ của một con người yêu làng tha thiết. Diễn biến tâm lí cũng như độc thoại nội tâm của ông Hai được tái hiện sống động khiến cho người đọc cảm thấy xúc động.