02/06/2017, 13:30

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt I. Các phương châm hội thoại 1. Ôn lại các nội dung của phương châm hội thoại 2. Tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ: Một anh chàng khoe khoang nọ chạy đến hỏi: _ Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây ...

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng việt I. Các phương châm hội thoại 1. Ôn lại các nội dung của phương châm hội thoại 2. Tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ: Một anh chàng khoe khoang nọ chạy đến hỏi: _ Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Người được hỏi cũng là một người thích khoe khoang nên đã trả lời _ Từ khi tôi mặc chiếc áo mới này chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả. II. Xưng hô trong hội ...

I. Các phương châm hội thoại

1. Ôn lại các nội dung của phương châm hội thoại

soạn bài ôn tập tiếng việt

2. Tình huống giao tiếp trong đó có một hoặc một số phương châm hội thoại không được tuân thủ:
Một anh chàng khoe khoang nọ chạy đến hỏi:
_ Anh có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
Người được hỏi cũng là một người thích khoe khoang nên đã trả lời
_ Từ khi tôi mặc chiếc áo mới này chẳng có con lợn nào chạy qua đây cả.

II. Xưng hô trong hội thoại

1. Trong Tiếng Việt có rất nhiều cách xưng hô: Tôi, tao, chúng ta, chúng tôi, anh, em, cậu, tớ, mình…
Tùy vào ngữ cảnh và tình huống giao tiếp mà sử dụng những từ ngữ xưng hô khác nhau
2. Trong Tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “Xưng khiêm, hô tôn”.
+ Xưng khiêm: tức là tự xưng hô mình một cách khiêm tốn
+ Hô tôn: Gọi người đối diện một cách tôn kính
Phương châm này thể hiện được tinh thần coi trọng đạo lí, tôn ti của người Việt Nam.
Ví dụ:
_Gặp những người lạ mặt, dù lớn tuổi hơn nhưng vẫn gọi là anh, chị.
_ Trong nhiều trường hợp, người nói dùng cách xưng hô của con mình để gọi người đối diện. Ví dụ: “Bà đi đâu về đấy ạ?”…

3. Trong Tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn trong xưng hô. Vì:
+ Trong mỗi cuộc giao tiếp thì ta sẽ có những đối tượng giao tiếp khác nhau
+ Lựa chọn từ ngữ xưng hô phù hợp thể hiện được sự tôn trọng của ta đối với người đối diện
+ Thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp
+ Mang lại hiệu quả cao trong cuộc giao tiếp ấy.

III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
1. Ôn lại cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
+ Cách dẫn trực tiếp là cách nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý kiến của người khác.
Cách thức sử dụng: Dùng dấu hau chấm để ngăn cách phần được dẫn, và dùng dấu ngoặc kép “”
+ Cách dẫn gián tiếp: Là nhắc lại lời nói của người khác bằng lời của mình, không bắt buộc phải giống hoàn toàn.
Cách thức sử dụng: Không dùng dấu hai chấm và ngoặc kép.

2. Chuyển lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp
Vua Quang Trung tự mình đốc thúc đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho mời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi nếu quân Thanh đem quân sang đánh,  nếu nhà vua đem binh ra chống cự, mưu đánh và giữa cơ hội được hay thua. Hỏi xem Nguyễn Thiếp nghĩ như thế nào. Nguyễn Thiếp bèn trả lời, bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh giữ ra sao. Nhà vua ra đi chuyến này không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
_Thay đổi về từ ngữ
+ Tôi -> Nhà vua
+ Chúa công -> Nhà vua
+ Bây giờ -> Bấy giờ

0