08/02/2018, 17:09

So sánh là gì?

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường hay bắt gặp những câu ví von quen thuộc từ ông bà, cha me hay những người xung quanh như: “mưa như trút nước”, “ cứng như đá”… So sánh không còn chỉ trong văn học mà còn hiện ...

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường hay bắt gặp những câu ví von quen thuộc từ ông bà, cha me hay những người xung quanh như: “mưa như trút nước”, “ cứng như đá”… So sánh không còn chỉ trong văn học mà còn hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu biện pháp tu từ nhé!

So sánh là gìSo sánh là gì | Thế nào là So sánh | Khái niệm So sánh

Những kiến thức về so sánh được đề cập đến trong sách giáo khoa Ngữ Văn bậc trung học phổ thông. Tương tự như Nhân hóa, khái niệm so sánh là gì cũng được đề cập rõ ràng trong cuốn sách này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Nhân hóa là gì trước khi tìm hiểu khái niệm So sánh.

[So sánh là gì] So sánh là biện pháp tu từ nhằm đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, để làm tăng sức gợi hìnhgợi cảm cho sự diễn đạt. Trong văn học, so sánh là biện pháp tu từ thường được sử dụng nhiều để làm tăng độ hấp dẫn cho bài viết.

Trong nghiên cứu chuyên sâu, so sánh được nhấn mạnh dùng để đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

TÓM TẮT KHÁI NIỆM SO SÁNH LÀ GÌ

– So sánh là biện pháp tu từ nhằm
+ Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
+ Làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt
– Trong văn học, so sánh là biện pháp tu từ thường được sử dụng nhiều để làm tăng độ hấp dẫn cho bài viết

Nhận biết dễ dàng nhất về so sánh là gì, hay câu từ đó có phải là so sánh không thường được thông qua các từ: là, như, giống, như là… hoặc qua nội dung: 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

Các kiểu so sánh thường thấy là:

+ So sánh sự vật với sự vật: VD: “Hai tai mèo như hai hình tam giác nhỏ”
+ So sánh sự vật với con người: VD: “Trẻ em như búp trên cành”
+ So sánh đặc điểm của hai sự vật: VD: “Giọt nước cam vàng cho mật ong”
+ So sánh âm thanh: VD: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
+ So sánh hoạt động với hoạt động: “Lá cọ xòe như tay vẫy”

Bên cạnh so sánh ngang bằng với các dấu hiện như: như, tựa như, là, chẳng khác gì… còn có so sánh hơn kém với các từ dấu hiện như: chẳng bằng, hơn…

So sánh là gì, So sánh là thế nào, Thế nào là So sánhSo sánh là chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

Ở Việt Nam, một bậc thầy về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh phải kể đến chính là Bác Hồ. Ngoài là một nhà chính trị gia tài ba, Bác còn rất kiệt xuất trong văn học bởi những câu thơ mộc mạc, có sử dụng biện pháp so sánh như:

“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Nhờ việc hiểu so sánh là gì và sử dụng linh hoạt biện pháp này, câu thơ trở nên có tính trừu tượng, người đọc dễ hiểu bởi sự diễn đạt tinh tế. Biện pháp tu từ So sánh được sử dụng trực diện hơn Ẩn dụ, bạn đọc chưa biết thế nào là Ẩn dụ mời tham khảo link bài Ẩn dụ là gì mà Thuatngu.org đã thực hiện.

Suy cho cùng, so sánh nói riêng hay các biện pháp tu từ khác như ẩn dụ, hoán dụ khác nói chung đều giúp cách biểu đạt trong ngôn ngữ trở nên giàu sắc màu và đa dạng hơn. Độc giả cũng nên sử dụng Điệp ngữ (tham khảo Điệp ngữ là gì) kèm theo để tăng tính nhấn mạnh, gây ấn tượng trong những ngữ cảnh khác nhau. Qua bài viết này, hy vọng bạn cũng sẽ sử dụng biện pháp so sánh nhuần nhuyễn trong học tập cũng như cuộc sống nhé!

Phương Thảo – Nguồn ảnh: Internet

Comments for Facebook

comments

0