Sẽ ra sao nếu tất cả nước từ cơn mưa bão gộp thành giọt duy nhất? - Câu hỏi hay
Thay vì chia nhiều giọt, tất cả lượng nước của cơn mưa bão trút xuống cùng lúc thành một giọt duy nhất. Điều gì xảy ra sau đó? (Như Anh) Hình minh họa: Alamy. Mời độc giả đặt câu ...
Thay vì chia nhiều giọt, tất cả lượng nước của cơn mưa bão trút xuống cùng lúc thành một giọt duy nhất. Điều gì xảy ra sau đó? (Như Anh)
Hình minh họa: Alamy. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Theo các nhà khí tượng học tính toán, bão nhiệt đới Harvey vừa rồi ở Mỹ đã trút xuống 124 918 588 872 mét khối nước (33 nghìn tỷ gallon nước). Nếu tất cả lượng nước này được chứa trong một khối lập phương, nó sẽ có độ dài cạnh là 4,988km, bằng độ dài đoạn đường từ đầu đường Lê Duẩn (giáp đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội) kéo dài đến đầu ga đường sắt Giáp Bát (ngã tư Kim Đồng – Giải Phóng).
Điều gì xảy ra sau đó với giả định đó của bạn? Có lẽ chúng mọi người chỉ biết cầu mong bạn không trở thành Thượng đế và đừng nghịch chơi như vậy khi buồn, nhưng có thể quái vật Godzilla sẽ thích được bơi ở cái bể lập phương đấy cùng với bạn đó, nếu như bạn và mặt đất vẫn bình an khi khối lập phương đó rơi xuống đất. Thân ái chào bạn. - (Nam Hy Hoàng Phong)
Thì sẽ phải sửa lời bài hát " Mưa trên cuộc tình" như sau: " Từng hạt mưa rơi tí tách bên hiên nhà nàng..." thành : " Một hạt mưa rơi nát bét bên hiên nhà nàng"..... - (QMinh)
Một năm có 52.000 tỷ mét khối nước giáng thủy. Nếu những giọt mưa, tuyết, băng này gộp lại thì chúng có kích thước 52.000 ki lô met khối nước, khi trút xuống cùng một lúc sẽ là nạn hồng thủy. Để so sánh, thì một hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam như thủy điện Sơn La chỉ có 10 tỷ mét khối nước. Một trận siêu bão gây ngập lụt như Harvey mang đến lượng nước khổng lồ 34 tỷ mét khi, gấp 3 lần sức chứa hồ thủy điện lớn nhất việt nam.
Tran Xuan Xanh - (Tran Xuan Xanh)
Nếu lượng nước khổng lồ của mỗi cơn bão, cơn mưa tập hợp thành 1 giọt nước duy nhất thì có nghĩa rằng vật chất (cụ thể là nước) đã bị nén vào một thể tích cực kỳ bé. Điều này tương tự với mật độ vật chất cực lớn ở các ngôi sao lùn. Với mật độ vật chất lớn như vậy, giọt nước "bão" có lực hấp dẫn cực lớn, do đó thay vì rơi xuống đất thì giọt nước bão sẽ bị tác động bởi lực hút từ trái đất - mặt trăng - mặt trời... và các thiên thể khác nên nó lơ lửng trên không trung giống như các thiên thể khác. Như vậy, sau mỗi cơn bão thì ở trong khí quyển trái đất sẽ xuất hiện các giọt nước bão. Những vật thể trên mặt đất thì quá xa nên không bị tác động bởi các giọt nước bão. Nhưng những vật thể trên cao thì khoảng cách tới các giọt nước bão đủ gần để bị chúng hút vào, chẳng hạn như mây, các loại máy bay, chim di cư, thậm chí các đỉnh núi cao cũng sẽ biến mất do bị hút vào giọt nước bão. Để hoạt động bình thường, máy bay hoặc chim phải đủ khỏe để thoát khỏi lực hấp dẫn của giọt nước bão, điều tương tự như các tên lửa vũ trụ phải đủ mạnh để thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất. Ban đầu, chúng ta sẽ phải làm quen với sự khó chịu mà các giọt nước bão gây ra, đó là sự tán xạ ánh sáng mặt trời khi đi qua các giọt nước bão đó. Các loại radio, sóng vô tuyến, sóng di động... sẽ bị lệch, thậm chí bị hút luôn vào các giọt nước bão bởi lực hấp dẫn... nên các thiết bị radio, ti vi dung antenna, các điện thoại di động... trở thành các cục gạch. Tất nhiên là các loại radar sẽ trở thành những đống sắt vụn. Điều nguy hiểm nhất mà các giọt nước bão gây ra là chúng hút cả những thứ nhẹ bỗng, đó là các đám mây. Nước trong các đám mây không được tuần hoàn trở lại các đại dương. Vì thế, sau khi các giọt nước bão xuất hiện thì thảm họa khô hạn sẽ xảy ra: trong 5 năm đầu tiên, mực nước ở các đại dương suy giảm làm diện tích lục địa tăng lên. Đây là 5 năm happy của con người vì chúng ta không phải đánh nhau để tranh giành các mảnh đất chật hẹp nữa. Nước biển bị cô đặc làm cá chết và trôi dạt vào các bãi biển, khách du lịch sẽ chỉ việc vừa tắm biển vừa nhặt cá nên tiết kiệm được kha khá tiền thức ăn. Nhưng 5 năm tiếp theo mới là thảm họa. Nước ở các dòng sông và các đại dương khô hạn, sự sống bắt đầu bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng cuối cùng. Một số nhà khoa học NASA sử dung các bộ quần áo du hành vũ trụ để chống lại sự mất nước. Điều không may là lúc này các giọt nước bão tích lũy đủ vật chất để tạo ra lực hấp dẫn lớn đến nỗi chúng có thể hút luôn cả những người mặc đồ chống mất nước và những thứ nhỏ bé khác, giống như thanh nam châm hút các hạt bụi sắt vậy. Tới năm thứ 10, các nhà khoa học NASA là những vật thể cuối cùng trên mặt đất bị hút lên. Sự sống trên trái đất chấm dứt. Trái đất trở thành hành tinh chết. Người ngoài hành tinh gọi trái đất là Mars II (Sao Hỏa II). - (Tony)
Về phương diện vật lý thì điều đó không bao giờ xảy ra, vì khi hơi nước ngưng tụ lại với nhau đủ nặng sẽ rơi xuống thành hạt mưa chứ không đợi thành một khối lớn mới rơi xuống. Còn bạn nếu tò mò cứ lấy vòi hoa sen tắm xịt lên đầu, sau đó lấy nguyên xô nước ụp lên đầu sẽ thấy tương quan khác giữa hai lần tắm như vậy từ đó suy ra hậu quả có hàng triệu m3 nước đổ xuống cùng lúc. - (TRAN ANH TUAN)
Chỉ cần mỗi "giọt" mưa có kích thước 1m khối (tương đương 1 tấn) là đủ huỷ diệt nơi nó trút xuống rồi. - (T)
Chúng ta sẽ được di chuyển từ vùng này sang vùng khác trong trong tíc tắc. - (duy TÀI)
Gộp hết nước của mưa, bão lại 1 giọt thì về nguyên tắc nó sẽ như một giọt nước khổng lồ đổ xuống, trúng chỗ nào thì chỗ đó lãnh đủ chứ có gì lạ.
- (Trí Nguyễn)
Thay vì rát mặt thì bạn sẽ bẹp dí ...... - (sytd)
Nói thật, mình chưa thấy ai có câu hỏi ý tưởng như bạn! - (namgia)
Giống như bạn đổ cốc nước vào tổ kiến nha - (dang.hieu)
chắc chắn sẽ phá một lổ lớn trên mặt đất đấy - (lam minh Quang)
Thì trọng lượng và thể tích của nó tương đương với tổng các hạt nhỏ, từ đó suy ra nó sẻ làm được gì, cũng may là điều đó không xảy ra - (luong tam)
Giống thiên thạch lao xuống Trái Đất! - (Phanthiet1959)
Công nhận có nhiều người có trí tưởng tượng phong phú để đặt những câu hỏi kiểu giả sử. - (LKV)
Sẽ ngấm xuống cát ngay lập tức, và rồi cây cối sẽ tốt tươi trên Sa mạc nào đó. :) - (Trần Tàu Chìm)
Mình nghĩ nếu nước rơi thành 1 khối duy nhất như vậy thì khu vực đó sẽ bị xoá sổ luôn. Trước mình xem kênh khoa học có nói về việc chữa cháy bằng máy bay, khi nước được thả xuống người ta tính được rằng trọng lượng của nó bằng cả một con voi trưởng thành khi rơi xuống. - (Dương565)
Thiên thạch bay vào trái đất - (lethanhtuan6754)
Chắc còn hơn bom nhiệt hạch - (Không Tên)
Nếu lượng nước trút xuống Texas trong cơn bão Harvey thu lại trong một giọt nước (không phải một cục, một khối mà một GIỌT nước theo nghĩa thông thường), thì điều gì sẽ xảy ra?
theo báo cáo thì tổng lượng nước đó là 33 nghìn tỷ gallon (33 trillion gallons), tương đương với khoảng 125 nghìn tỷ lít, hay 125 nghìn tỷ Kg.
Nếu tính một giọt nước thông thường hình cầu có bán kính là 2 mm thì thể tich của nó vào khoảng 0.00000003 mét khối.
Khi đó mật độ của nó sẽ là 3.7 x 10 ^21 (kg/m3), tức là gấp mật độ của lỗ đen tới mấy chục lần.
Nếu quả thực có một ngày nào đó một giọt nước như vậy lơ lửng quanh ta, chắc hẳn trái đất sẽ bị bóp vụn trong nháy mắt và bạn sẽ chắng có cơ hội để kể với ai về điều này đâu. - (bun tom)
Nó sẽ rơi trước khi bay lên cao được - (Buon Khog)
sẽ thành giọt nước khổng lồ - (Được Lê Đình)
Câu hỏi ở đây là gom thành 1 giọt nước. Đó là vật chất bị nén đặc trong kích thước 1 giọt nước. Trên vũ trụ, điều này là bình thường. Người ta từng xác định có hành tinh 1 que diêm vật chất cũng có trọng lượng cả tỷ tấn. - (viethavh)
chả sao cả vì nó không bay lên được để rơi xuống - (Luu Quang Vinh)
Nếu lượng nước của một cơn bão mà có thể tập hợp lại thành 1 giọt thì tức là tại vị trí đó tổng lực hấp dẫn rất nhỏ hoặc cực lớn. rất nhò thì giọt nước sẽ lơ lửng dạng như ở trong vũ trụ. cực lớn thì kiểu như thiên thạch lao xuống. với những biến như thế, trong cả 2 trường hợp mình cũng chả biết điều gì xảy ra tiếp theo được nữa. - (Hoàng Tuấn Việt)
Ui. Thế thì cá chết đuối hết. - (Đỗ Khoa Thủy)