Tại sao máy bay không trang bị dù cho hành khách? - Câu hỏi hay
Khi tàu gặp nạn có thể dùng thuyền cứu sinh. Vậy tại sao khi máy bay gặp sự cố, hành khách không được trang bị dù cứu nạn? (Minh Khang) Hình minh họa: Wordpress. Mời độc giả đặt ...
Khi tàu gặp nạn có thể dùng thuyền cứu sinh. Vậy tại sao khi máy bay gặp sự cố, hành khách không được trang bị dù cứu nạn? (Minh Khang)
Hình minh họa: Wordpress. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Mình đã xem nhiều phim tư liệu nghiên cứu về vấn đề này. Nói tóm lại, nếu máy bay có trang bị dù cho mọi người, thì khi xảy ra tai nạn khả năng sống sót của hành khách sẻ vẫn không thay đổi. Trên 90% người nhảy dù từ máy bay thương mại khi gặp tai nạn, mà không được đào tạo trước, sẻ chết. Chưa kể khi máy bay gặp vấn đề, cho hành khách nhảy dù sẻ làm tăng cơ hội máy bay mất điều khiển. Ngoài ra 90% tai nạn trong quá khứ, có dù và biết nhảy dù đi nửa vẩn không sốn sót. Ví dụ như máy bay rơi khi cất cánh, hạ cánh, máy bay vở tang khi đang bay trên cao, máy bay bị mất hoàn toàn điền khiển vì lổi con người. Trong những trường hợn trên, bạn có là chuyên gia nhảy dù, bạn củng chết. Tôi được xem 1 phim tư liệu, 1 chiếc máy bay chở khoảng 10 người đi nhảy dù, mổi người đều đang mang dù trong người. Máy bay bị mất điều khiển, xoay vòng vòng va lao xuốn đất. Chí có 1 người nhảy ra ngoài được, số còn lại bị kẹt trong máy bay và chết hết. Nói tóm lại, sau bao nhiêu nghiên cứu, trang bị dù cho máy bay dân dụng không giúp tăng khả năng sống sót chúc xíu nào hết. Và hiện nay, máy bay là phương tiện giao thông an toàn nhất TG. Nếu bạn bay từ nhà tại TP HCM ra HN thăm người thân, giấy phút nguy hiểm nhất trong hành trình đó là lúc bạn đi ra sân bay TSN và lúc bạn đi từ nội bài đến nhà người thân. - (Sơn)
Để làm gì khi kết quả như nhau - nhảy cũng chết, không nhảy cũng chết. - (ViHa.Q.nam)
Vì đơn giản máy bay khi rơi không thể nhảy dù - (diablotw2017)
không phải ai cũng biết nhảy dù đâu bạn - (Toàn)
bởi vì hành khách không phải lính nhảy dù - (duongngochanh1968)
1. Hành khách liệu có biết sử dụng
2. Tải trọng máy bay (thêm dù thì phải bớt người giảm doanh thu) - (Phạm Xuân Bích)
Hi hi vậy giờ trên TG phải ra quy định mới, tất cả hành khách muốn đi máy bay phải có chứng chỉ nhảy dù - (dufgagaga)
Tại vì họ không thích :v - (Nguyễn Quang Toàn)
Ko đủ thời gian để nhảy dù - (Vantu Nham)
DO trong thập niên 80 có 1 tên cướp máy bay, rồi cầm dù nhảy mất. Từ đó có luật không để dù ở máy bay trở khách nữa.
( CŨng không tìm thấy tên cướp luôn). SỰ kiện có thật đó, - (tranhung8699)
Vì máy bay ko đủ cửa để mọi người ra kịp - (nguyen cuong)
lính dù cũng không thể ra khỏi máy bay ở độ cao đó. - (quelam)
Không khả thi nhưng đang có 1 nghiên cứu rất khả thi cũng mang yếu tố nhảy dù. Khi gặp nạn, phần thân máy bay chứa hành khách sẽ được tách ra khỏi phần còn lại của máy bay. Sau đó có ít nhất 2 chiếc dù khổng lồ bung ra để khoan hành khách có thể rơi với tốc độ an toàn xuống đất hoặc biển. Rất khả thi và vẫn đang trong vòng nghiên cứu và có lẽ sẽ rất rất lâu mới thấy. - (Tuong Tieu)
Câu này hầu như năm nào cũng thấy có người hỏi nhỉ? Đâu phải hành khách nào cũng là vận động viên nhảy dù đâu mà chuẩn bị sẵn dù, chưa nhảy dù bao giờ mà phi xuống chả khác gì tự sát. Hơn nữa máy bay thường bay rất cao, nhảy ra khỏi máy bay chưa kịp chết vì không biết nhảy dù thì đã chết vì áp suất không khí và thiếu oxy. - (Panthera)
Tôi nghĩ là không cần thiết. Máy bay vận tải hành khách thường bay rất cao so với độ cao nhảy dù tiêu chuẩn. Nếu vừa trục trặc mở cửa nhảy ngay thì cũng bị áp suất đẩy bay ra khổ máy bay, kèm theo không khí quá loãng gây ngạt thở hoặc nhẹ hơn thì ngất (nếu độ cao không quá khủng khiếp), mà đã ngất thì lấy gì bung dù? Còn nếu đợi máy bay rơi xuống độ cao có thể nhảy dù thì vận tốc lúc nhảy quá cao khiến cái dù vô dụng. Bên cạnh đó là thiết kế cửa máy bay k thể mở khi bay thì nhảy dù qua đâu? Bên cạnh đó chở thêm mớ dù làm tăng tải trọng mà không giải quyết được gì thì thôi thà không mang theo. - (Nnt123)
Vấn đề không phải là biết nhảy dù hay không mà khi máy bay rơi ta không thể bước ra khỏi ghế chứ đừng nói tới nhảy dù - (Socnau)
thì khi rớt ra khỏi máy bay thì bung dù dc mà, sao lại ko có thời gian - (haml)
nhảy dù chỉ có thể thực hiện ở độc cao thấp. dưới 1000 mét mà máy bay thương mại thường bay ở độ cao 10 nghìn mét . và sự cố nếu diển ra thì chưa chắc đủ thời gian để hành khách nhảy dù . cho nên không trang bị dù - (levanthu01011982)
Ở độ cao trên 10 nghìn mét thì ô- xi , nhiệt độ và áp suất khí quyển sẻ giết chết con người trước khi dù bung ! - (Bùi Khắc Hồ )
tại khi nhảy xẻ bị đọng cơ của máy bay hút vào - (hoangphuoc)
Phương án khả thi nhất để cứu hành khách mà người ta nghiên cứu đc (tôi thực sự ko rỏ, nhưng chắc là đã có người nghĩ ra trước tôi) là tách rời bộ phận hành khách. Bạn có thể hình dung là khi đang bay trên trời mà máy bay gặp sự cố không khắc phục đc thì bụng máy bay mở ra, khung hành khách rơi xuống như 1 chiếc hộp, nó đc giảm tốc bởi hệ thống dù cực lớn, có hệ thống dưỡng khí.... còn khi hạ cất cánh mà gặp sự cố thì hệ thống lo xo đẫy ngược cực lớn sẽ đc kích hoạt, tống ngược trở lại, giúp cho khung khoang hành khách tách ra và giảm tốc tốc thấp nhất có thể. - (dinh le)
Tất cả vì tiền đấy bạn, nếu tất cả đều trang bị dù thì phải khách hàng phải qua đào tạo chứ không phải muốn bung dù là bung nhé . Hơn nữa khi có dù thì phi công sẽ không cố hết sức cứu máy bay trong khi vẫn còn cơ hội . - (conesys)
Tàu thủy khi chìm sẽ diễn ra trong nhiều phút đến nhiều giờ bạn mới có cơ hội mặc áo phao- nếu bị mất ổn định khi lật tàu sẽ diễn ra trong vài giây thì bạn không còn cơ hội sống sót cao... máy bay sự cố thường là cũng là rất nhanh như vậy phao áo máy bay chỉ là hy hữu nó đáp được xuống nước bạn nhé .Chúc bạn yêu khoa học văn minh thế giới thật nhiều ! - (Văn Minh)
Bởi vì lính lái phi cơ được huấn luyện và trang bị những kỹ năng nhảy dù . Trong khi đó , hành khách đi máy bay thì có những kỹ năng đó, trong những lúc khẩn cấp , nếu có dù thì khách sẽ đòi lấy dù sẽ gây hoảng loạn trên máy , hành khách còn chẳng biết địa hình bên dưới như thế nào , sẽ gây ra những cái chết oan uổng trong trường hợp phi công có thể xử lý được. - (Khoa Phan)
tưởng tượng 300 hành khách nhảy dù chắc bầu trời khi đó đẹp lắm! - (Huu Tai Nguyen)
Đa số tai nạn máy bay xảy ra khi cất và hạ cánh, ở độ cao này không đủ để bung dù.Nếu hỏng hết động cơ ở độ cao lớn, phi công vẫn có thể hạ cánh không cần động cơ hoạt đông. Ở trường hợp bị bắn rơi, nạn nhân đều đã chết trước khi máy bay nổ tung vì thay đổi áp suất đột ngột. Không phải ai cũng biết nhảy dù. Tốn kém, các hãng không muốn chi. - (ahihi)
Bởi vì đa số hành khách không biết nhảy dù. Nếu bạn chưa qua huấn luyện, bảo đảm chết khỏi gom xác nếu bạn nhảy dù. Người biết nhảy dù cũng khó sống sót vì bị người không biết nhảy đeo bám. Tốn kém mà không hiệu quả thì trang bị để làm gì? - (Vinhle)
Máy bay thương mại bay ở tầm trên 10.000m, bung dù ở độ cao đó khác gì tự sát vì áp suất cực thấp, nhiệt độ âm mười mấy độ, hành khách thì không có đồ bảo hộ và chưa được huấn luyện - (Ho Nguyen Tran)
Không thể vì máy bay chở khách luôn bay ở tốc độ cao và độ cao rất rất cao nên chuyện nhảy ra ngoài là cầm chắc thương tật hoặc chết ngay lập tức khi vừa nhảy ra máy bay do chênh lệch áp suất . Nếu trang bị cho tất cả thì khi máy bay ko bị gì nghiêm trọng hoặc vẫn còn có thể trong tầm kiểm soát của phi công chuyện hành khách đòi đập cửa cùng nhảy dù là dĩ nhiên . Điều đó sẽ càng gây nguy hiểm hơn cho chuyến bay . Túm lại là không thể nào . - (Thập Tam Tuấn)
Độ cao hành trình của máy bay dân dụng thường trên 10km, áp suất khí quyển rất thấp và nhiệt độ thì dưới 0. Ở độ cao hành trình nếu (bằng cách nào đó) mở cửa thoát hiểm thì sẽ khiến khoang máy bay bị hạ áp, hành khách sẽ bị chấn thương khá nặng do mọi thứ bên trong sẽ bị thổi bay ra ngoài với tốc độ rất cao, và hành khách cũng sẽ chết cóng trước khi kịp bung dù hay tiếp đất.
Để có thể nhảy dù thì phải hạ độ cao máy bay xuống một mức nhất định để áp suất khí quyển bên ngoài và áp suất khoang máy bay cân bằng nhau, tuy nhiên không phải muống hạ là hạ vì còn rất nhiều nguyên nhân khác nhau. - (Tommy Tèo)
máy bay chở hành khách bay cao tới tận 10000 m trên không trung.Khi đó không khí cực loãng,áp xuất không khí vô cùng lớn nếu chưa đc trang bị đồ bảo hộ thì có thể giết chết hành khách ngay khi nhảy ra khỏi cửa,vậy thì trang bị dù lm j - (thaiquoc)
Mặc dù nhảy dù là một phương pháp thoát chết rất tốt nhưng phải trải qua khóa học đào tạo nghiêm ngặt. Nếu máy bay chở khách chuẩn bị dù cho hành khách chỉ cần hơi có sự cố máy móc hay những rung động nhỏ trên máy bay thì e rằng sẽ có một số hành khách không hiểu đòi nhảy dù ngay. Tình huống này khiến các hành khách khác hoảng loạn mà ào ào nhảy theo...Tốc độ máy bay đang rất cao. Nếu nhảy ra, người sẽ bị hút rất mạnh vào máy bay và bị chấn thương nặng. Vả lại, người nào có sức phi thường dứt ra được, thì chắc chắn cũng sẽ chết bởi sự va đập của gió.
Đối với người chưa được huấn luyện thì việc nhảy dù là rất nguy hiểm; vội vàng nhảy dù trong tình huống không hiểu rõ độ cao, tốc độ, cũng không hiểu được địa hình phía dưới thì thương vong, tử vong với số lượng lớn là điều khó tránh khỏi. Thực ra, những độ rung nhỏ của máy bay hoặc sự cố máy móc là điều rất bình thường, hoặc có thể loại bỏ. Và như vậy, chỉ cần nhảy dù thôi thì ngược lại có thể sẽ gây ra sự cố thương vong không đáng có.
Ngoài ra, để làm cho hành khách cảm thấy thoái mái hơn, trên máy bay luôn duy trì áp suất khí quyển giống với mặt đất. Và như vậy, áp suất khí bên trong máy bay sẽ lớn hơn áp suất khí quyển của bầu trời bên ngoài máy bay. Do đó, cửa của khoang hành khách trên không trung không hề mở và hành khách cũng không thể nhảy dù được. - (Khanhchristian2010)
Do hành khách quá đông. Khi máy bay rơi đến tầm có thể nhảy dù được thì hành khách chen nhau ra cửa cũng đến chết rồi. Mà máy bay lao xuống thì chỉ có một vài giây là thời điểm nhảy dù được thôi. Thêm nữa nếu biết trên máy bay có dù thì chắc chắn máy bay đi qua vùng không khí xáo động cũng sẽ có người muốn mở cửa nhảy dù rồi. Tốt nhất là không trang bị dù. - (Nguyen Nam Hai)
1- Chết vì lạnh (-50*C): Trong tình huống nhảy dù ở độ cao lớn khi tiếp xúc với gió lạnh, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách co thắt các mạch, chuyển máu về trung tâm cơ thể để hạn chế sự thất thoát nhiệt. Thậm chí nếu gió thổi ở nhiệt độ -27,20C tế bào da sẽ gần như bị đóng băng ngay lập tức.
nhiệt độ cực thấp, gần -500C. Bình thường khi cơ thể con người bị lộ ra ngoài nhiệt độ đóng băng trong một quãng thời gian kéo dài, nó bắt đầu rơi vào trạng thái tồn sinh và dịch thể bắt đầu đông lại.
2- Ngất xỉu vì giảm áp đột ngột.
3 - Không đủ dưỡng khí để thở (nếu có mặt nạ cũng k chịu được). Nếu có bình dưỡng khí cũng vỡ bình: Vấn đề tiếp theo là thiếu dưỡng khí, ở mức áp suất khí quyển không khí chứa 21% oxy. Chúng ta sẽ chết vì thiếu oxy huyết nếu lượng oxy trong không khí giảm xuống dưới 11%. Do có mật độ không khí rất thấp và tác động của các bức xạ gây ion hóa, nên ở các lớp không khí trên cao, oxy không chỉ tồn tại ở dạng O2 mà còn ở các dạng khác như: oxy nguyên tử O, oxy phân tử ở trạng thái kích thích O2* và ozon O3. Cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ O2 mà không thể hấp thụ các thành phần khác. Với độ cao 10 km việc hô hấp mà không đeo bình dưỡng khí là không thể thực hiện được. - (Mèo Già Lú Lẫn)
Nếu được trang bị dù chắc chắc sẽ giảm số thương vong rất nhiều. Dù có sử dụng thạo hay không thạo thì rơi có sức cản vẫn hơn là rơi tự do. - (Thien Nguyen)
Để sử dụng dù hành khách phải qua 1 lớp huấn luyện về an toàn và cách sử dụng. Vì nếu ko biết những điều này hành khách sẽ còn nguy hiểm hơn là ngồi tren máy bay. Mà điều này là ko thể - (ttn)
Vì chênh lệch áp suất, hành khách ko qua đào tạo nhảy dù và cửa máy bay ko nằm ở phía sau mà nằm ở phía bên=> người nhảy có thể bị hút vào động cơ - (Chau Le)
bởi vì máy bay thương mại chỉ bay ở độ cao 10000m nếu nhảy dù ở độ cao này thì chỉ có chết bởi vì không thể hít thở bình thường không khí ở đây quá loãng dẫn tới đầu óc choáng váng, không kiểm soát được bạn sẽ rơi tự do và chết cho nên trang bị dù làm chi cho tốn tiền chưa kể tới nhiệt độ ở đây là khoảng -35 độ quá lạnh nếu như không chết vì rơi thì cũng chết vì lạnh :!!! - (lê chánh tín)
Độ cao tiêu chuẩn để nhảy dù từ 1000-4000 m máy bay dân dụng bay ở độ cao 10000m , nhảy dù thường nhảy từ các máy bay tốc độ thấp như máy bay cánh quạt hoặc kinh khí cầu , tốc độ máy bay dân dụng cao và nếu có sự cố thì tốc độ rơi còn cao hơn và với vật tốc rơi các bạn nghĩ làm sao để trăm người có thể từ từ nhảy ra được khoang cửa hẹp khi đang hoảng loạn . - (Nguyễn Huy Hoàng)
đơn giản vì đường hàng không là phương thức an toàn nhất thế giới hiện tại. Hơn nữa nếu trang bị dù phòng khi máy bay gặp sự cố sẽ càng làm cho hành khách hỗn loạn và không phải ai cũng có thể sử dụng. thương vong có thể lớn hơn là để máy bay hạ cánh khẩn cấp - (blackbeard2797)
Vì:
1. Lâu lâu mới có tai nạn máy bay. Nếu trang bị sẽ rất tốn kém.
2. Nếu trang bị chưa chắc hành khách biết xài.
3. Máy bay thường gặp sự cố khi hạ cánh và cất cánh nên có dù thì cũng như không có.
Xin chân thành cảm ơn mọi người đã đọc là like cho nó lên top.
Trân trọng - (Duy Phong Huỳnh)
vẩn chết thôi, ở độ cao 10000m thì trước tiên bạn sẻ ngất vì không khí quá loảng và áp suất thấp, rồi sống sao dc khi rơi với tốc độ cao và ở nhiệt độ quá thấp - (Minh khang 85)
Bó tay các thánh có biết tầm bay của máy bay thương mại ở đô cao bao nhiêu 10000 m nhiệt độ trên đó -5 đến 10 độ C liệu sống được không - (Bùi Xuân trường)
Theo mình nếu có dù thì khi xảy ra sự cố, phi hành đoàn họ nhãy trước mất. Khi đó 100% chết. - (Ngọc Mầu)
Vì sợ dù bung ra trong máy bay không cuốn lại đc - (Tuan Anh)
1. chi phí (thiết kế máy bay, trọng lượng, nhiên liệu,...)
2. Không phải ai cũng biết nhảy dù - (Nguyễn Minh Hoàng)