23/05/2018, 15:55

Sâu hại lily

Rệp bông Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá làm cho cây khô héo, hoa biến dạng, đồng thời rệp bông là môi giới truyền bệnh virus hoa lá dưa (CMV) gây hại cho Lily. Rệp con trưởng thành có mình dài 1,2 – 1,5mm, cánh dài 1,5 – 3mm, thân màu xanh vàng hoặc xanh thẫm, ...

Rệp bông

Chủ yếu gây hại thân, cành, lá, đặc biệt là lá. Rệp hút dịch lá làm cho cây khô héo, hoa biến dạng, đồng thời rệp bông là môi giới truyền bệnh virus hoa lá dưa (CMV) gây hại cho Lily.

Rệp con trưởng thành có mình dài 1,2 – 1,5mm, cánh dài 1,5 – 3mm, thân màu xanh vàng hoặc xanh thẫm, ấu trùng giống như trùng trưởng thành nhưng nhỏ hơn, không bóng, loại này gây hại nặng. Mỗi năm rệp có 20 – 30 lứa. Khi thiếu thức ăn chúng có thể thay ký chủ, thường ký sinh trên các loại hoa, rau và cây ăn quả (trên 230 loại cây).

Phòng trừ: Làm sạch cỏ, vì cỏ là ký chủ chủ yếu của rệp, cắt bỏ lá, thân bị hại rồi đốt bỏ, phun thuốc. Có thể dùng các loại thuốc hoá học sau để phòng trừ:

– Pegasus 500SC, 7 – 10ml/bình 10 lít nước,

– Supracide 40 ND, 10 – 20ml/bình 10 lít nước.

Phun 2 – 3 bình/sào Bắc bộ.

Bọ nhảy

Bọ trưởng thành và ấu trùng ăn mặt lưng lá, làm cho lá cong về phía thân, đồng thời truyền dịch virus.

Phun thuốc phòng trừ:

Success 25 SC, 10 – 20ml/bình 10 lít nước.

Subatox 75 EC, 17 – 20mlA/bình 10 lít nước.

Visber 25 ND, 15 – 20ml/bình 10 lít nước.

Phun 2 bình/ sào Bắc bộ.

Nhện

Tập trung thành từng đàn ký sinh ở vảy, làm nát vảy, khô lá. Con trưởng thành dài ≈ 0,7mm, màu sữa, chân trước màu nâu đỏ, ấu trùng có 3 đôi chân. Trùng trưởng thành có 4 đôi chân, trứng dài khoảng 2mm màu trắng. Vòng đời của nhện gồm: Trứng trùng non đời 1 => trùng non đời 2 => trùng trưởng thành.

Khi môi trường bất thuận thì ngoài trùng non đời 1 và đời 2 còn xuất hiện đời thứ 3. Đời thứ 3 có sức chịu đựng rất khỏe, tác hại lớn. Nhiệt độ thích hợp cho phát triển là 22 – 25°c, trong điều kiện thích hợp một năm có 10 đời, một con cái đẻ nhiều nhất là 600 trứng, ở đất cát pha, đất bazan phát sinh nhiều nhện, nhện gây hại chủ yếu ở hoa, lá, rễ, củ Lily…

– Phòng trừ: trước khi trồng ngâm củ vào nước nóng 40°c trong 2 giờ, dùng thuốc tưới vào đất hoặc phun:

Kelthan 18, 5 EC, 10 – 15ml/bình 10 lít nước.

Mitac 20%, pha loãng 0,1 – 0,2%

Alfamite 15 EC, 6 – 10ml/bình 10 lít nước.

Phun 2 – 3 bình/sào Bắc bộ.

Dế châu Phi

Gây hại vảy củ, gốc rễ, cắn đứt mầm, làm cho cây non chết khô. Con trưởng thành dài 20 – 31mm, màu nâu vàng, toàn thân có một lớp lông nhỏ, râu hình voi, phía sau bắp dùi có 3 – 4 gai, một năm một đời. Con trưởng thành hoặc ấu trùng lớn qua Đông, tháng 4 năm sau gây hại, tháng 5 đẻ trứng.

Phòng trừ: Cần cày sâu đất, nhặt hết cỏ rác, phải sử dụng phân hoai, phun thuốc diệt trừ hoặc rắc thuốc bột vào đất ngay sau khi trồng Lily. Có thể sử dụng 1 số thuốc sau:

– BB – Tigi 5H, Basudin 10G1kg/sào Bắc bộ rắc lên luống trồng Lily.

– Politrin P440 EC, 10 – 15ml/bình 10 lít nước phun lên cây và xung quanh gốc.

Bọ hung

Cắn củ, làm cây chết khô. Con trưởng thành màu nâu sữa, phía đầu màu vàng cam hoặc nâu vàng, hình ống, cong như chữ C, có 3 chân ngực, trên mình phủ một lớp lông màu nâu.

Phòng trừ : Dùng Basudin 10G 1kg/sào Bắc bộ hoặc Diaphos 10G 1kg/sào Bắc bộ rắc lên luống sau trồng.

Phun 1 trong các thuốc: Diaphos 50 EC, Ofatox 40 EC theo chỉ dẫn.

0