23/05/2018, 15:55

Giới thiệu chung về cây tre

Giá trị sử dụng của tre và măng tre Giá trị sử dụng của tre Tre trúc Việt Nam nhiều loài, nhiều dạng, là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, sớm trưởng thành lại nhanh cho thu hoạch, thân tre rất đa dạng dễ chếbiến nên các loài tre đã được sử dụng rất rộng rãi. Trong gia đình các dụng cụ được làm ...

Giá trị sử dụng của tre và măng tre

Giá trị sử dụng của tre

Tre trúc Việt Nam nhiều loài, nhiều dạng, là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, sớm trưởng thành lại nhanh cho thu hoạch, thân tre rất đa dạng dễ chếbiến nên các loài tre đã được sử dụng rất rộng rãi.

Trong gia đình các dụng cụ được làm từ tre như: cán cuốc, thang tre, rổ giá tre, giường tre, chiếu tre…

Trong công nghiệp, tre được dùng để sản xuất giấy viết, ván ép, ván dán để làm các dụng cụ gia đình cao cấp.

Trong xây dựng, tre dùng để làm nhà tạm, làm cầu. Cầu treCầu tre

Ngoài ra tre còn có hình dáng rất đẹp, phong nhã, tre còn được gọi là “vật cát tường”, người ta yêu tre thưởng thức tre nên thường dùng tre để xây dựng lâm viên. Trồng tre làm lâm viênTrồng tre làm lâm viên

Tre còn có tác dụng làm cân bằng sinh thái tự nhiên, bởi tre là môi trường tốt cho các loài chim đến cư trú, trong đó hầu hết là các loài chim có ích.

Giá trị kinh tế

Cây tre đã gắn bó với người dân Việt Nam từ bao đời nay, người ta dùng tre để làm nhà, làm hàng rào, làm cầu tre, làm nghề đan lát tre. Trong vùng dân tộc ít người mỗi hộ trồng 5 bụi tre, mỗi bụi có khoảng 20 – 25 cây, mỗi cây thu được 8 – 10.000 đồng, hàng năm chặt cây tre già trong bụi mang ra chợ bán cũng thu được khoảng 20.000 đồng/ bụi, như vậy thu nhập thêm từ trồng tre cũng được vài trăm ngàn đồng.

Sau khi được gia công thì giá trị các mặt hàng của tre cũng được tăng lên gấp hàng chục lần như dùng tre làm ván ép, ván dán, gia công măng cho lợi nhuận nhiều, giá cao.

Giá trị xã hội

Tre làm đẹp cảnh quan, làm phong phú nền văn hóa, nhiều nhà sàn hay lầu tre được mọc lên bên cạnh suối nước, nho nhã và mang tính dân tộc hấp dẫn, làm cho con người có cảm giác mới lạ.

Nghề du lịch tổ chức đi thăm quan các vùng tre trúc cũng có sự lôi cuốn du khách. Ngoài ra khai thác lợi dụng tre trúc còn tạo được việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn và các trại người già và trẻ mồ côi không nơi nương tựa.

Giá trị sinh thái

Tre có rễ chùm lan rộng trên mặt đất, có tác dụng giữ đất, giữ nước, chống xói mòn.

Cành lá rơi rụng trong rừng tre cũng một phần nào làm tăng thêm độ phì cho đất.

Trồng rừng tre rộng rãi đặc biệt là hai bên bờ sông có thể làm giảm tác hại của lũ lụt và vỡ đê..

Giá trị sử dụng của măng tre

Măng tre tươi thơm, giòn, có nhiều dinh dưỡng là thức ăn truyền thống của nước ta. Măng không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn trở thành thương phẩm, không chỉ ăn tươi mà còn là chế phẩm công nghiệp.

Chủng loại măng tre rất nhiều, số lượng được sử dụng ngày một tăng lên, hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn đều có những món măng được chế biến đơn giản hay cầu kỳ, sang trọng như: măng luộc chấm vừng hay ninh xương, măng muối hạt Mắc mật, làm rượu măng hay làm măng chua, măng khô ăn rất ngon, được nhiều nước ưa chuộng và sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Các món ăn được chế biến từ măngCác món ăn được chế biến từ măng Măng muối quả Mắc mậtMăng muối quả Mắc mật Măng khôMăng khô

Thành phần dinh dưỡng được xác định trong măng tươi của một số loài tre như biểu sau: Thành phần dinh dưỡng măng tươi của một số loài treThành phần dinh dưỡng măng tươi của một số loài tre

Măng là một món rau tươi bổ. Theo phân tích, măng tươi có lượng đường, lipít, protein và các chất P, Fe, Ca và các nguyên tố khác, các vitamin cũng khá nhiều.

Măng tre còn được sử dụng làm thuốc giảm béo, phòng chống ung thư đường ruột, bởi măng có xenluloza xúc tiến nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa và bài tiết, làm giảm sự sự bảo lưu và hấp thu các chất có hại, nh ư vậy có thể giảm bớt triệu chứng ngộ độc và sự phát sinh ung thư ruột.

Trong những năm gần đây người ta còn phát hiện chất xenluloza và a xít lipoic trong măng kết hợp với nhau có thể ngăn chặn được sự hình thành cholesterol trong máu. Ngoài ra axit tyrosic trong măng có thể ngăn chặn được sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó măng có tác dụng điều trị nhất định đối với sự phát sinh, phát triển triệu chứng trứng độc và ung thư ruột.

Hiện nay, người ta coi măng là thứ rau quan trọng và nơi sản xuất măng lớn nhất là Trung Quốc và Nhật Bản và các nước Đồng Nam Á.

Thị trường tiêu thụ măng lớn nhất là các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản.

Trong các loài tre măng Trúc sào là loài cho nhiều măng nhất, sau đó là Trúc cần câu, Diễn trứng, Luồng và Điềm trúc.

Măng tre có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng. Măng tre là loại nhiều Protein, sợi, ít lipit, đường. Nếu so với một số loại rau ăn khác ta có những số liệu như sau Thống kê các chất dinh dưỡng, khoáng có trong các loại rauThống kê các chất dinh dưỡng, khoáng có trong các loại rau

Măng ăn rất ngon, dinh dưỡng phong phú, có thể xào, om nấu, muối, nấu canh, có thể phơi khô, làm dấm, gia vị ….

Măng có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm thuốc rất có giá trị. Các nhà y học ngày xưa cho rằng: vị măng ngọt, hơi hàn, tiêu khát, lợi tiểu, bổ phổi hòa đờm. Đối với bệnh phù thũng, viêm thận cấp, xuyễn và tiểu đường có tác dụng điều trị nhất định. Cho nên măng là món ăn chữa bệnh quan trọng. Dân gian Trung Quốc tương truyền, ăn măng xào thịt có thể trừ âm ích huyết, măng om với dầu vừng chữa bệnh viêm đường tiêu hóa, dùng măng nấu canh có thể tiêu viêm trừ nhiệt và chữa bệnh đau đầu.

Như vậy với những phát hiện mới đã làm cho giá trị của măng tăng lên, nó không chỉ là thức ăn dinh dưỡng mà còn là một loại thực phẩm ngon và bảo vệ sức khỏe.

Một số giống tre cho măng đang được gây trồng phổ biến ở Việt Nam

Tre mai

Đặc điểm

– Cây mọc thành bụi lớn, không có gai

– Đường kính thân cây từ 12 – 20 cm, thành tre dầy, lóng dài 40 cm, cây cao 15-18 m.

– Thân non phủ màu trắng, có 1 cành to, ở đùi gà có nhiều rễ trên các đốt, cành phát triển từ nửa thân phía trên, có một số cành phụ nhỏ hơn, bẹ mo hình chuông, đỉnh hơi lõm, mặt ngoài có ít lông mịn, phiến mo hình ngọn giáo, lá dài 40 cm, rộng 5 – 7 cm.

Giá trị sử dụng

Là loài cây đa tác dụng, măng ăn rất ngon, một loại thực phẩm có giá trị, thân cây làm nhà..

Tre mai được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Đông Bắc và vùng Trung Tâm Bắc Bộ. Tre maiTre mai

Tre Mạnh tông

Đặc điểm

Thân ngầm dạng củ, thân tre mọc cụm, cao 15- 20 m, đường kính gốc 7 – 15 cm, vách dầy 18 – 22 mm, ngọn cong rũ xuống.

Đốt ở gốc thường có vòng rễ khí sinh.

Chiều dài lóng 30 – 40 cm.

Thân lúc non có màu nâu nhạt, trên và dưới đốt đều có lông nhung màu nâu nhạt.

Lá hình lưỡi mác dài 10 – 30 cm, dưới mặt phủ lông mịn

Cây phân cành ở độ cao 2/ 3 thân về phía ngọn.

Mỗi mấu có 3 cành chính, lá lớn, 11 – 13 đôi gân song song, mặt dưới gân hình dạng lưới mờ, mo thân có bẹ lớn, mặt ngoài phủ lông tím, mặt trong nhẵn. Tre mạnh tôngTre mạnh tông

Giá trị sử dụng

Mạnh tông cho thân to thẳng cứng, vách dày nên được dùng làm cột nhà, cột điện, cầu cống.

Măng ăn ngon được nhiều người ưa thích và được coi là loài có măng ngon nhất trong các loại tre. Trồng mạnh tông lấy măng có lợi vì cho măng nhiều, to, thịt dày, năng cân.

Luồng

Đặc điểm

– Thân có đường kính 20 – 30 cm, cây cao tới 20 – 25 m, màu sắc thân thay đổi theo tuổi. Khi còn non 1- 2 tuổi thân có màu xanh nhạt, bóng, có phấn trắng ở gần các đốt, khoảng 3 – 4 tuổi màu xanh sẫm, 7- 8 tuổi có màu xanh nhạt hoặc xanh xám có nhiều rêu.

– Đốt Luồng (nơi tiếp giáp giữa 2 lóng) đặc. Mỗi đốt có mầm thường gọi là mắt Luồng.

– Gốc Luồng (củ) nằm dưới mặt đất, hơi cong, to hơn thân, dài khoảng 30 – 40 cm, lóng và đốt ở phần gốc đều đặc.

– Rễ chùm phát sinh từ các đốt và được phân thành:

+ Rễ chính: Phát sinh từ các đốt nằm kín trong đất, đường kính 2 – 4 mm, chiều dài 2-3 cm, có thể ăn sâu 1-2 m.

+ Rễ phụ: Phát sinh từ các đốt của thân ở gần mặt đất, các đốt xa mặt đất không mọc rễ phụ.

– Cành Luồng: Mọc từ các đốt, ở đốt phát sinh cành thường có một cành to nhất và 2- 5 cành nhỏ, phần gốc cành tiếp giáp với đốt phình to một chút, có khả năng phát sinh mầm và rễ.

– Lá luồng: hình thuôn dài, có mũi nhọn, trên xanh thẫm, dưới nhạt hơn, thay đổi theo mùa và tuổi cây.

– Mo thân, mo cành, dính với đốt, bao bọc lấy lóng. LuồngLuồng

Giá trị sử dụng

Luồng được dùng để xây dựng nhà cửa, cầu phao, cột buồm, làm nguyên liệu giấy…

Măng Luồng làm thực phẩm là loại hàng được dùng để xuất khẩu có giá trị cao.

Tre Điềm trúc

Đặc điểm

– Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, thân cao 15 – 20 cm, đường kính 15 – 20 cm, ngọn rủ hay cong hình cung, lóng dài 45 – 60 cm, lúc non phủ phấn trắng, không lông, ở đốt có 1 vòng lông nhung màu nâu, vách thân dầy 1 – 3 cm, phân cành cao, mỗi đốt có nhiều cành, cành chính to, mo thân rụng sớm, mặt lưng phủ lông gai nhỏ nhưng dễ rụng trở nên nhẵn không có lông.

– Cành nhỏ mang 7 – 13 lá, bẹ lá dài 19 cm, lúc non phủ lông gai màu nâu vàng. Tre điềm trúcTre điềm trúc

Giá trị sử dụng

– Thân tre làm các đồ gia dụng và vật liệu xây dựng, làm ván ép, các mặt hàng xuất khẩu như: đũa, chiếu…

– Lá Điềm trúc được thu mua để xuất khẩu

– Măng Điềm trúc to và chất lượng cao và được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc, Đài Loan

Tre Bát độ

Đặc điểm

Tre Bát độ là loài tre có đặc điểm hình thái giống tre Điềm trúc. Tre Bát độ và tre Điềm trúc chỉ là một loài nhưng khác nhau về xuất xứ. Tre Bát độTre Bát độ

Giá trị sử dụng

Là giống tre chuyên trồng lấy măng thực phẩm, cây măng rất to, vỏ mỏng, thịt trắng ngà, dày, tỉ lệ thịt đạt 85%, giá trị dinh dưỡng cao, ăn ngon và giòn.

Một khóm tre cho từ 15 -20 cái măng, năng suất đạt 85 – 90 tấn /ha/ năm .

Tre Lục trúc

Đặc điểm

Lục trúc có thân mọc cụm, cây trưởng thành cao 4 – 5 m, đường kính 5 – 7cm. Lục trúcLục trúc

Giá trị sử dụng

– Thân tre Lục trúc nhỏ nhưng vách dầy và cứng nên được dùng làm hàng rào, làm giàn cho các loại bầu bí và làm nguyên liệu giấy.

– Măng làm thực phẩm tốt, có giá trị dinh dưỡng cao, măng non giòn, ngọt, năng xuất măng đạt 5- 8 tấn/ ha.

Tre Điền trúc

Đặc điểm

– Là loài tre có thân mọc cụm nhưng xa cây mẹ hơn các loài cây khác.

– Thân cao 7-8 m, đường kính 9-12 cm, thân không có gai, thành vách

dày.

– Lá to và nhẵn. Điền trúcĐiền trúc

Giá trị sử dụng

Là loại tre chuyên trồng để lấy măng thực phẩm.

Là loại tre đa tác dụng, măng ăn rất ngon và giòn được nhiều người trong nước và thị trường chấp nhận.

Trúc sào

Đặc điểm

– Trúc sào cây cao 10 – 20 cm, đường kính 4 – 12 cm, mặt lóng có lông cứng, mo thân có bẹ mo lớn (15 x 20 cm), mặt lưng có lông cứng, mép có lông thô, tai mo thoái hóa, lông tai mo dài.

Ở Việt Nam Trúc sào được trồng ở độ cao 500 – 1500m. Trên các loại hình, sườn và đỉnh núi đá vôi. Trúc sào được trồng ở Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn. Trúc sàoTrúc sào

Giá trị sử dụng

– Trúc sào nhân dân sử dụng để làm nhà, đóng đồ gia dụng như : bàn, ghế, giường. Chõng, rổ giá…..

– Trúc sào là loài cây cho măng nhiều và ngon.

Vầu đắng

Đặc điểm

Vầu có thân mọc tản, vòng đốt thường nhô cao và mỗi mắt ở đốt thường có 3 cành trở lên.

Thân ngầm lan rộng trong đất, đường kính 1 – 3 cm.

Thân khí sinh cao 17 – 20 m, đường kính 10 – 12 cm. Cây to nhất có thể

đến 20 cm.

Thân non màu lục nhạt, phủ lông mềm thưa.

Thân già màu lục xám, lóng dài 30 – 50 cm.

Cây phân cành muộn đốt phình to, gờ nổi cao. Vầu đắngVầu đắng

Giá trị sử dụng

– Thân Vầu được sử dụng trong xây dựng nhà cửa như: cột nhà, đòn tay, dui, mè, làm các đồ nông cụ và làm nguyên liệu trong nghề thủ công (làm nón, làm lược).

– Măng Vầu là loại thực phẩm được ưa chuộng, về giá trị kinh tế cây Vầu cũng không thua kém các loài trúc khác.

Mao trúc

Đặc điểm

Mao trúc thuộc nhóm tre mọc tản

Cây cao 10 – 15 m, đường kính 7 – 12 cm, có khi tới 20 cm, vách dày 5 – 10mm. Lóng dài 20 – 40 cm, thân thẳng và tròn đều.

Mao trúcMao trúc

Giá trị sử dụng

– Trồng Mao trúc làm nguyên liệu giấy.

– Là loại măng ngon, chất lượng tốt, sản lượng măng bình quân đạt 7.5 – 11.5 tấn/ ha/ năm.

Tình hình gây trồng tre nhập nội lấy măng ở nước ta

– Một số loài tre nhập nội đang được gây trồng ở nước ta:

+ Tre Mạnh tông chuyên măng được đưa từ Thái lan về gây trồng, là loài tre có măng lớn, được trồng thành rừng thuần loài chuyên sản xuất măng để xuất khẩu.

+ Tre Điềm trúc: là loài có măng to và chất lượng cao, rất được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc, Đài Loan.

+ Tre Bát độ: Cùng loài với tre Điềm trúc nhưng khác nhau về xuất xứ, có năng suất tương tự tre Điềm trúc.

+ Tre Lục trúc: Là loài tre có măng nhỏ nhưng ăn ngon

+ Tre Tạp giao là giống lai có năng suất và chất lượng măng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

– Tình hình gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng ở nước ta: Có thể nói, việc trồng tre nhập nội chuyên măng ở nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh và rộng khắp. Tre nhập nội đang được coi là một trong một số đối tượng chính cần phát triển và phù hợp với mục đích của nhiều dự án, chương trình là nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

Theo con số thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT, đến năm 2003 chương trình khuyến lâm đã đầu tư trồng khoảng gần 1.500 ha, chia ra cho trên 3.000 hộ dân.

Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng công ty rau quả, nô ng sản từ 2001 đến 2003 đã cung cấp 191.000 cây giống cho 28 Trung tâm khuyến nông – khuyến lâm của một số tỉnh để trồng trên tổng diện tích khoảng 2.700 ha.

Tổng diện tích trồng tre nhập nội lấy măng ở nước ta trên thực tế cao hơn con số thống kê được. Bên cạnh các chương trình, dự án trồng tre lấy măng của Nhà nước còn có thêm một số dự án của nước ngoài cũng đầu tư cho phát triển tre măng. Một số địa phương và thậm chí nhiều cá nhân cũng đã tự bỏ vốn đầu tư để mở rộng thêm diện tích trồng tre lấy măng.

Tình hình thực tế việc gây trồng và kinh doanh tre nhập nội lấy măng trên cả nước được đánh giá qua kết quả điều tra khảo sát năm 2004 trên 21 tỉnh thành với một số điểm chính như sau:

– Tre Mạnh tông chủ yếu được trồng ở một số nơi ở miền Nam và hiện nay chủ yếu được trồng rải rác. Qua một số điểm khảo sát tại Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước cho thấy tre Mạnh tông đã không còn được trồng tập trung với mục đích chuyên măng mà chỉ còn thấy rải rác và không được chăm sóc. Măng loài tre này cũng không được ưa chuộng.

Riêng ở Quỳnh Phụ, Vũ Thư – Thái Bình, tre Mạnh tông được trồng ven sông phía ngoài đê nhằm mục đí ch chắn sóng và lấy măng và mô hình này đang được phát động mở rộng cho các địa phương khác trong tỉnh. Tuy nhiên, mô hình này cần phải được nghiên cứu đánh giá về mức độ chắn sóng cũng như hiệu quả kinh tế cũng như các giá trị khác.

Nhìn chung, tre Mạnh tông không được ưa chuộng và tương lai có thể bị một số loài tre chuyên măng khác thay thế.

– Tre Lục trúc hầu như ít được ưa chuộng vì măng nhỏ, năng suất thấp. Mô hình của Công ty Đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản – chế biến với diện tích khoảng 20 ha (giống từ Đài Loan), được trồng từ năm 1997 tại Tân Yên – Bắc Giang là mô hình tập trung lớn nhất trong các điểm được điều tra khảo sát.

Cho đến thời điểm này chưa thấy có mô hình nào kể cả mô hình nói trên được đưa vào để sản xuất măng đại trà. Các đơn vị, cá nhân trồng Lục trúc mới chỉ tập trung vào để sản xuất giống để bán.

Trước đây giống được nhân bằng cách tách thân gốc 1 năm tuổi (giống thân gốc) là chính. Sau này kỹ thuật nhân giống hom cành đã được áp dụng. Giá giống gốc tại thời điểm khoảng 15.000đ/gốc.

– Loài tre được quảng cáo nhiều nhất và được phát triển mạnh nhất là loài Bát độ và Điềm trúc:

– Diện tích trồng tập trung lớn nhất trong các điểm khảo sát thuộc Công ty TNHH Nuôi trồng thuỷ hải sản Đông Thành (Bình Phước): 247ha Điềm trúc, trồng từ 1993; Công ty Fang Fuh (Đồng Nai): 180 ha (1999) và năm 2004 lên đến 300ha cũng là loài tre Điềm trúc. Đây là hai cơ sở đã và đang sản xuất măng chủ yếu để xuất khẩu với hai dạng sả n phẩm: măng muối chua và muối dòn. Giá măng dòn: 12000đ/kg (chế biến từ cây măng cao từ 0,8 đến 1,2m so với mặt đất) và măng chua: 8000đ/kg (chế biến măng củ cao chừng 30cm so với mặt đất). Thân tre già được lấy ra để bán cho nhà máy giấy.

– Các mô hình còn lại, nhất là các mô hình thuộc chương trình khuyến lâm, khuyến nông hầu như có quy mô nhỏ theo hộ gia đình, lớn nhất chỉ vài ha và phân bố rải rác. Hầu hết mô hình đều mới được trồng và lợi nhuận trước mắt mà mô hình mang lại chỉ sau 1 đến 2 năm trồng là tiền bán giống.

Giá cây giống vào khoảng từ 8.000đ đến 15.000đ tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng nơi. Có nhiều hộ gia đình vài năm gần đây đã thu hàng chục triệu đồng mỗi năm qua việc bán giống. Tuy nhiên, với việc phát triển tre lấy măng với quy mô nhỏ theo hộ gia đình và phân tán như thực tế hiện nay khó có thể quy hoạch thành vùng nguyên liệu sau này. Chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhu cầu về giống không còn, chắc chắn sản phẩm măng và thân tre già sẽ là đối tượng được quan tâm. Cũng chính vì vậy đa số các hộ gia đình trồng tre hiện đang quan tâm lo lắng đến đầu ra cho sản phẩm của mình.

– Ở những vùng du lịch như Quảng Ninh, Thanh Hoá có một số mô hình đã khai thác măng bán c hủ yếu cho nhà hàng, khách sạn. Giá măng cũng tuỳ thuộc vào mùa vụ.

Đầu vụ giá măng khoảng 8.000đ/kg và giữa vụ khoảng 4.000đ/kg (măng tươi còn cả bẹ mo). Nhiều nơi, do măng rừng còn đang dễ khai thác và cũng đã quen khẩu vị của nhân dân địa phương nên măng tre nhập nội không được ưa chuộng trên thị trường.

– Một số địa phương như Bình Dương, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Lào Cai, đang có kế hoạch phát triển mở rộng tre lấy măng với quy mô lớn và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến măng để xuất khẩu. Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chính là cơ sở quan trọng, có tính qu yết định đến việc phát triển tre nhập nội lấy măng lâu bền. Trên thực tế, việc phát triển mô hình tre măng với quy mô hộ gia đình sẽ khó có thể đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu đều đặn và đủ chất lượng cho các nhà máy chế biến măng.

– Hầu hết các hộ gia đình trồng tre hiện nay đang hết sức quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm sau này: măng tre, thân cây tre già. Với đà phát triển tre măng như hiện nay thì chỉ vài năm nữa nhiều địa phương sẽ có hàng ngàn ha tre và hàng năm sẽ có một lượng lớn măng và thân tre già được khai thác. Như vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây tre măng trong tương lai gần sẽ trở thành thách thức đối với người sản xuất.

0