23/05/2018, 15:55

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh phấn trắng trên cây táo

Quả táo có hiện tượng vàng, sau đó héo khô và rụng. Những quả táo còn sót lại ở trên cây có xuất hiện một lớp phấn trắng. Hơn một nửa các diện tích trồng táo của bà con tại Ba Vì, Hà Nội đã bị hiện tượng này hơn 2 tuần nay. Bệnh phấn trắng do nấm Podosphaera leucotricha gây ra, nấm bệnh ...

Quả táo có hiện tượng vàng, sau đó héo khô và rụng. Những quả táo còn sót lại ở trên cây có xuất hiện một lớp phấn trắng. Hơn một nửa các diện tích trồng táo của bà con tại Ba Vì, Hà Nội đã bị hiện tượng này hơn 2 tuần nay. 

Bệnh phấn trắng do nấm Podosphaera leucotricha  gây ra, nấm bệnh thường phát triển gây hại mạnh khi gặp độ ẩm và nhiệt độ không khí cao. Nấm bệnh phấn trắng tồn tại trong đất, tàn dư thực vật hoặc từ nơi khác lan tới. Khi gặp điều  kiện thời tiết thuận lợi nó phát triển và bắt đầu gây hại cho cây. Nấm bệnh bám và các bộ phận của cây gây hại bằng cách lấy các chất dinh dưỡng từ các tế bào trên thân, cành cây và lá. Nấm phấn trắng gây hại nặng sẽ làm rụng quả non, gây mất năng suất tới 80%.

Chuyên gia cho biết những vườn cây lâu năm ít được chăm sóc thường là nơi nấm bệnh phấn trắng phát triển mạnh. Lý do các vườn cây 1 năm tuổi bị bệnh là do mật độ quá dày, không thông thoáng và mỗi cây táo chỉ được bón 2kg phân chuồng vì vậy cây thiếu chất dinh dưỡng, khả năng kháng bệnh gặp khó khăn. Hơn nữa trong thời gian vừa qua có mưa bão xen với nắng thất thường tạo điều kiện cho nấm phát triển. Vì vậy bà con trồng táo cần có quy trình chăm sóc ngay từ ban đầu thì nấm bệnh phấn trắng sẽ được hạn chế tối đa.

benh phan trang tren cay tao

Kỹ thuật phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại trên cây táo

Sử dụng hoạt chất trị nấm MINOCTADINE, DIFENOCONAZOLE, CARBEN DAZIM, CHLOROTHALONIL. Nếu không có loại này thì dùng loại kia. Với nấm bệnh nhiều thì không nên dùng 1 loại thuốc dùng nhiều lần mà nên đổi thuốc. Không nên pha lẫn các loại thuốc với nhau vì công dụng là như nhau. Nếu pha lẫn thì nấm bệnh kháng thuốc về sau. Vì vậy để sử dụng thuốc có hiệu quả, bà con cần phun riêng từng loại thuốc. Đặc biệt lưu ý luân phiên dùng cách nhau từ 7 – 10 ngày. Nêu bệnh vẫn tái phát thì mới phun thuốc lần 3. Khi phun cần phun kín cả 2 mặt lá cây từ trên xuống dưới. Bên cạnh đó phải cắt tỉa những cành bệnh, lá bệnh, quả rụng đem ra ngoài tiêu hủy tránh bệnh lây lan và tồn dư ở trong đất.

Biện pháp phòng bệnh

Khi cây đã lên rồi, từ lúc thu hết quả lên cành vượt mới thì cần phải tỉa cành, tạo tán. Trong mùa mưa nhiều cần thoát nước nhanh, trên vườn không nên để đọng nước. Bón vôi 1 – 2 lần/năm, đất chua bón 3 lần/năm. Vôi là yếu tố hạn chế nảy mầm bào tử nấm rất tốt. Ngoài ra để khắc phục cho vụ sau, bà con cần tạo rãnh thoát nước giữa hai hàng cây theo chiều dốc để sau khi mưa từ 1 -2 giờ nước trên vườn phải tiêu hết.

Sau mỗi vụ thu hoạch cần dọn sạch tàn dư thực vật. Để hạn chế sự tồn tại của nấm bệnh qua các năm nên sử dụng phân chuồng ủ với chế phẩm Tricodema, bón cho cây để hạn chế bệnh do các loại nấm gây ra.

Nước bioga là loại phân tưới sạch, trong giai đoạn nuôi quả chỉ nên tưới 1 -2 lần, không nên dùng các loại nước phân tươi. Nếu dùng thì nên dùng với chế phẩm IE để mầm bệnh bị diệt.

Nếu thời tiết có sương vào buổi sáng nên tưới từ trên cao theo kiểu phun mưa sẽ giúp rửa trôi lớp sương. Đây cũng là giải pháp hạn chế nấm phấn trắng trên cây táo hiệu quả và dễ làm.

 

0