23/05/2018, 15:59

Sâu bệnh hại cây hoa mào gà

Bệnh đốm than Bệnh đốm than cây hoa mào gà là bệnh khá phổ biến trong cả công viên, vườn hoa gia đình. Triệu chứng Lá bị hại ban đầu có các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu về sau lan rộng dàn thành đốm tròn rộng 2 – 5mm và nối liền nhau, bệnh nặng có thể chiếm 1/3 lá, mép có viền màu nâu ...

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than cây hoa mào gà là bệnh khá phổ biến trong cả công viên, vườn hoa gia đình.

Triệu chứng

Lá bị hại ban đầu có các chấm nhỏ màu vàng khô hoặc màu nâu về sau lan rộng dàn thành đốm tròn rộng 2 – 5mm và nối liền nhau, bệnh nặng có thể chiếm 1/3 lá, mép có viền màu nâu sẫm, trên đốm có các chấm đen nhỏ. Đó là đĩa bào tử nấm.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm than cây hoa mào gà do nấm đĩa gai (Colletotnchum gỉoeosporioides Penz.) thuộc lớp bào tử xoang bộ đĩa bào tử gây ra. Đĩa bào tử có chất đệm, đường kính 84 – 112µm; lông cứng màu nâu, đỉnh nhọn, mọc rải rác, kích thước 29 – 61 x 3,6µm; bào tử hình bầu dục, đơn bào, không màu, có 2 giọt dầu, kích thước 7,2 – 17,0 x 3,6 – 6,0µm. Thể sợi nấm qua đông trong xác cây bệnh. Mùa xuân năm sau khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sợi nấm hình thành bào tử, lây lan nhờ gió xâm nhiễm lá mới. Tháng 7 – 9 gây bệnh nặng, hình thành các đốm bệnh. Lá ở dưới bị nặng hơn lá trên.

Phương pháp phòng trừ

– Sau mùa sinh trưởng thu nhặt lá bệnh đốt đi, thay đất chậu hoa.

– Khi mới chớm bệnh ngắt bỏ lá bệnh, chú ý tưới nuóc, bón ít phân Nitơ, bón nhiều phân Kali và phun thuốc bảo vệ bằng nước Boocđô 1 %.

– Định kỳ và thay đổi phun thuốc Amobam 0,2% và Benlat 0,2%.

Bệnh đốm nâu

Bệnh đốm nâu phân bổ rộng rãi trên cây hoa mào gà, tỷ lệ cây bệnh lên tới 40 – 50%.

Triệu chứng

Đốm bệnh hình tròn, mọc rải rác không liền nhau, đường kính 2 – 8mm, mép màu đỏ tím, giữa màu nâu xám. Cơ quan sinh sản mọc cả hai mặt lá, nhưng mặt dưới nhiều hơn. Bệnh nặng có thể có mấy chục đốm và làm cho lá héo, về sau lá thủng, ảnh hưởng đến cảnh quan.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm nâu hoa mào gà đo nấm bào tử đuôi (Cercospora ceỉosiae Sid.) thuộc lớp bào tủ sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Cuống bào tử thẳng hoặc uốn cong, màu nâu nhạt, có 1 – 3 vách ngăn. Bào tử dạng đuôi, không màu, có nhiều vách ngăn, kích thước 25 – 100 x 3,5 – 4,5µm. Ta thường gặp bệnh này vào các tháng 7 – 10. Bệnh phát sinh phần dưới cây nhiều hơn ngọn. Đất nghèo dinh dưỡng, kín gió, cây yếu bệnh càng nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Hái lá bệnh khi mới chớm, hàng năm thay đất chậu cây.

– Tăng cường chăm sóc quản lý, bón phân hữu cơ, tránh để đọng nước, để chậu nơi thoáng gió và có ánh nắng.

– Trong thời kỳ bị bệnh có thể phun thuốc nước Boocđô 0,5% hoặc Topsin 0,2% hoặc Benlat 0,2%, cứ 10 ngày phun 1 lần, phun 2 – 3 lần.

Bệnh đốm vân vòng

Bệnh đốm vân vòng thường gây bệnh nặng cho cây hoa mào gà, ảnh hưởng đến cảnh quan và sự ra hoa.

Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh ở ngọn lá, mép lá mới đầu hình thành các chấm nhỏ màu nâu nhạt, rồi lan rộng thành đốm có vân vòng đồng tâm, dạng mắt lưới, mép lồi lên có viền màu nâu sẫm, giữa màu trắng vàng, hai mặt lá có bột dạng mốc nâu.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm vân vòng do nấm bào tử đuôi (Cercosporella sp.) thuộc lớp bào tử sợi gây ra. Cuống bào tử không màu, hình ống, ngắn mọc từ khí khổng của lá; bào tử hơi uốn cong, không màu, 1 – 5 vách ngăn, phình ở gốc, nhọn ở đỉnh, kích thước 36 – 72 x 4 – 7,2µm. Bệnh phát sinh vào các tháng 9 – 11. Sợi nấm và bào tử qua đông trên lá bệnh.

Phương pháp phòng trừ

Tham khảo phần phòng trừ bệnh đốm nâu.

Tuyến trùng hại rễ

Tuyến trùng hại rễ còn gọi là tuyến trùng bướu rễ, là bệnh hại thưòng thấy trên cây hoa mào gà, tỷ lệ bị bệnh trên 10%.

Triệu chứng

Tuyến trùng sau khi xâm nhập vào rễ tiết ra enzym tiêu hoá phân giải tinh bột và protein làm cho mô té bào phình to lên thành u bướu kích thước 2 – 5mm. Các u bướu xếp thành chuỗi mọc trên rễ bên và rễ phụ. Bệnh có thể làm cho cây chết.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Nguồn bệnh là loài tuyến trùng (Meloidogyne incognita Chitwood), thuộc ngành động vật, lớp tuyến trùng, bộ dao đệm. Các đặc điểm khác tham khảo tuyến trùng rễ cây hải đường.

Phương pháp phòng trừ

Tham khảo phương pháp phòng trừ tuyến trùng rễ cây hải đường.

Bọ lá hại cam quýt

Bọ lá hại cam (Taiwania obtusa Boheman) thuộc bộ cánh cứng, bộ bọ lá. Loại này gây hại trên cây hoa mào gà, sâu trưởng thành và sâu non ăn lá thích ăn lá non gần đài hoa. Sâu non ban đầu ăn thịt lá, để lại biểu bì, về sau ăn thủng lá. Chúng còn gây hại cả cam quýt, hoa phượng tiên, phân bố rộng ở nước ta.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Thân sâu trưởng thành dài 4 – 4,5mm. Đầu, mảnh lưng, ngực trước và mép cánh màu vàng sữa, toàn thân bóng. Trứng hình bầu dục. Sâu non có thân dài 4,5 – 6mm, màu vàng sữa, thân có gai đối xứng. Nhộng thuộc loại nhộng trần, màu vàng sữa.

Trong mùa sinh trưởng của cây hoa mào gà đều có bọ rùa, mùa ra hoa càng nhiều, sâu non ăn tập trung trên mặt lá. Trong vườn hoa thường thấy các giai đoạn của bọ rùa.

Phương pháp phòng trừ

– Thường xuyên thu dọn cỏ dại, giảm bớt nơi ẩn náu của bọ rùa.

– Bắt diệt sâu non.

– Phun thuốc Dipterex 0,2% hoặc Malathion 0,1%.

0