23/05/2018, 15:59

Sâu bệnh hại cây hoa cúc

Bệnh đốm đen Bệnh đốm đen phân bố trên lá cây hoa cúc, phát sinh nặng và phổ biến trên nhiều loài cây họ cúc, làm cho cây khô chết. Triệu chứng Thời kỳ đầu trên lá xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen, về sau thành đốm tròn, bầu dục, đường kính 5 – 10mm. Bệnh nặng các đốm có thể liền nhau thành ...

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen phân bố trên lá cây hoa cúc, phát sinh nặng và phổ biến trên nhiều loài cây họ cúc, làm cho cây khô chết.

Triệu chứng

Thời kỳ đầu trên lá xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen, về sau thành đốm tròn, bầu dục, đường kính 5 – 10mm. Bệnh nặng các đốm có thể liền nhau thành đốm lớn; về sau trên đốm, xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm đen đo nấm vỏ bào tử hình kim (Septoria chrysanihemella Sacc.) lớp bào tử xoang, bộ bào tử vỏ cầu.

Vỏ bào tử hình cầu, đỉnh có miệng, đường kính 70 – 130µm, màu nâu đến màu đen; cuống bào tử ngắn; bào tử hình sợi không màu có 4 – 9 vách ngăn. Sợi nấm và bào tử qua đông trên xác cây bệnh, mùa xuân năm sau vỏ bào tử mở miệng các bào tử bay ra ngoài, lây lan nhờ gió. Nhiệt độ thích hợp là 24 – 28°C. Bệnh nặng vào mùa thu. Khi gặp nhiệt độ, độ ẩm cao bệnh phát sinh nặng hơn. Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loài cây cúc khác nhau.

Phương pháp phòng trừ

– Tăng cường chăm sóc quản lý phối hợp phân N, P, K hợp lý.

– Chú ý chọn loài cúc chống chịu bệnh có giá trị kinh tế và phong cảnh.

– Trồng vào nơi thông thoáng.

– Phun thuốc theo định kỳ 7 – 10 ngày phun 1 lần. Truớc khi phun cần cắt bỏ lá bệnh, ta thường dùng thuốc Daconil 0,2%, Topsin 0,1% để phòng trừ.

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng cây cúc phát sinh trên lá cúc. Bệnh làm ảnh hưởng đến quang hợp của lá và có thể làm cho cây chết.

Triệu chứng

Trên lá cúc xuất hiện các bột trắng, bệnh nặng có thể làm cho lá xoăn lại, lá vàng khô héo dần.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh phấn trắng cây cúc do nấm phấn trắng (Oidium chrỵsanthemi Rab.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi. Nấm bệnh ký sinh trên lá, dùng vòi hót hút dinh dưỡng trong tế bào lá, về sau mọc cuống bào tử và bào tử. Bào tử hình bầu dục, hình trứng không màu kích thước 40 – 50 x 20 – 25µm. Mùa xuân hè bệnh nặng hơn.

Phương pháp phòng trừ

– Chú ý thông gió thấu quang, tránh trồng quá dày, hái đốt lá bệnh.

– Lúc mới chớm bệnh phun thuốc Benlat 0,1% hoặc hợp chất lưu huỳnh vôi 0,1 – 0,3° Be mỗi tuần phun 1 lần.

Bệnh khô héo

Bệnh khô héo cúc là một trong những bệnh quan trọng của cây cúc. Chủ yếu là gây bệnh trên lá. Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và cảnh quan.

Triệu chứng

Lá bệnh ban đầu nhạt rồi héo rủ xuống, không biến vàng; gốc hơi phình lên biến thành màu nâu, biểu bì thô nứt ra, khi ẩm ướt vết nứt có bột trắng, rễ thối đen, cắt ngang rễ ruột biến thành màu đen, càng lên cao màu nhạt dần. Vật gây bệnh tiết ra chất Fusarin phá hoại mô tế bào và bịt kín ống dẫn làm cho cây thiếu nước và khô héo.

Vật gây bênh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh khô héo cúc do nấm lưỡi liềm (Fusarium sp.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ cuống bào tử. Bào tử uốn cong hình lưỡi liềm, không màu, có 3 – 5 vách ngăn, kích thước 29 – 43 x 3,5 – 4,5µm. Bệnh thường phát sinh vào mùa hè, nguồn xâm nhiễm từ trong đất và phân bón.

Phương pháp phòng trừ

Nơi phát sinh nặng cần khử trùng chậu và đất trồng hoa, tránh dùng chậu cũ và đất cũ, phân bón lót phải hoai. Khi trồng hoặc cắm cành cần chọn cây khoẻ, tránh gây vét thương.

– Khi phát bệnh cần nhổ cây bệnh, đốt đi, khử trùng đất.

– Khi bệnh nhẹ có thể dùng thuốc Benlat, hoặc Daconil 0,2 – 0,3% hoặc dùng Zineb 0,1% tưới vào gốc cây.

Bệnh thối cổ rễ

Bệnh thối cổ rễ thường gặp ở cây hoa cúc giâm hom, làm chết nhiều cây con và ảnh hưởng đến sản xuất cây con.

Triệu chứng

Khi cây con giâm cành lên cao 10cm, nơi tiếp xúc với mặt đất thường bị thối nhũn, lá rủ xuống, bộ rễ biến đen mà chết.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh thối cổ rễ cúc thường do 2 nguyên nhân: Nguyên nhân phi xâm nhiễm do chậu tích nhiều nước, đất kết vón, ánh sáng chiếu mạnh, nhiệt độ mặt đất quá cao, làm cho cổ rễ bị thương. Nguyên nhân xâm nhiễm do nấm hạch sợi (Rhizoctonia solani Kuhn.) gây ra. Ta thường gặp vào các tháng 6 – 9.

Phương pháp phòng trừ

– Chọn phân hoai để bón.

– Cần tránh nắng, tránh mưa cho cây, sau khi mưa nếu nhiều nước phải đổ nước trong chậu đi.

– Sau khi trồng cách 10 ngày phun 1 lần Topsin hoặc Daconil 0,1%, phun 2 – 3 lần.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá xuất hiện nhiều trên cây cúc, phân bố ở các nước nhiệt đới, trong đó có nước ta. Bệnh gây ảnh hưởng sinh trưởng và cảnh quan môi trường.

Triệu chứng

Mới đầu lá có chấm nhỏ màu vàng hoặc nâu nhạt, về sau lan rộng thành đốm tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu, có vân vòng không rõ nét, mép có viền màu nâu tím.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm lá cây hoa cúc do nấm đốm (Phyllosticta chrysanthemi Eil. et Dear.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu gây ra. Vỏ bào tử vùi trong biểu bì lá, và sau lộ ra màu nâu thẫm, hình cầu, kích thước 50 – 158µm. Bào tử đơn bào , không màu, hình bầu dục kích thước 3,6 – 6,2 x 1,8 – 3,6µm. Trong vỏ bào tử có chứa nhiều chất keo, bào tử đùn ra thành từng đám. Mùa thu khi gặp mưa nhiều bệnh càng nặng, nhất là các lá già.

Phương pháp phòng trừ

Tương tự như bệnh đốm đen.

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than phân bố nhiều ở nước ta, gây hại trên lá của nhiều loài cây.

Triệu chứng

Đốm lá hình tròn, màu nâu vàng đến nâu xám, đường kính đốm khoảng 2 – 5mm, mép hơi lồi lên.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm than do nấm bào tử đĩa gai (Colletotrichum chrysanthemi Saw.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ đĩa bào tử gây ra. Đĩa bào tử mọc dưới biểu bì, có lông cứng 1 – 2 vách ngăn, kích thước 47- 80 x 4 – 4,5µm; cuống bào tử ngắn, hình ống , bào tử hình ống kích thước 16 – 20 x 4 – 5µm. Bệnh phát sinh trong cả năm. Nơi nhiệt độ cao, bón nhiều phân, bộ rễ kém phát triển bệnh thường rất nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Tăng cường chăm sóc quản lý, tránh nắng, khi bón phân phun thuốc cần chú ý liều lượng.

– Kỳ bị bệnh nên phun thay đổi Benlat 0,2% và Amobam 0,1 % cứ 7 – 10 ngàv phun 1 lần, phun 2 – 3 lần.

Bệnh đốm xám

Bệnh đốm xám gây bệnh trong các vườn hoa, , bị hại nhẹ.

Triệu chứng

Đốm bệnh hình tròn hoặc hình dạng khác nhau, thường ở ngọn lá, mép lá, giữa đốm màu xám, hai mặt đốm có nhiều chấm đen, mép có viền màu nâu.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm xám do nấm bào tử đuôi (Cercospora chrỵsanthemi Heald.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Cuống bào tử mọc cụm dày màu nâu sẫm kích thước 20 – 80 x 3,5 – 5µm, bào tử hình đuôi không màu, đỉnh nhọn, nhiều vách ngăn, kích thước 40 – 125 x 2 – 4µm.

Phương pháp phòng trừ

Tương tự như bệnh đốm than.

Bệnh khô xanh

Bệnh khô xanh cây hoa cúc phân bố trên các vườn hoa, gây bệnh ít nhưng có thể làm cho cây chết.

Triệu chứng

Bệnh do vi khuẩn gây ra có thể làm tắc ống dẫn mà làm cho cây chết khô rủ xuống, rễ thối, lấy dao cắt ngang rễ ta có thể thấy dịch nhờn màu trắng sữa hoặc màu nâu vàng; cắt dọc thân có thể thấy sự biến màu ở bó gỗ đến điểm sinh trưởng.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh khô xanh cây hoa cúc do vi khuẩn (Pseudomonas solana- cearum Smith.) thuộc lớp vi khuẩn thật, bộ vi khuẩn đơn bào giả gây ra. Vi khuẩn dạng hình que, lông roi mọc 1 đầu. Vi khuẩn tồn tại trong đất và thành nguồn xâm nhiễm. Chúng xâm nhiễm qua vết thương, lây lan nhờ gió mưa, di động theo nước tưới, làm cho cây chết hàng loạt. Mùa hè bệnh càng nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Tăng cường kiểm dịch, nuôi cây không mang bệnh, để tránh nguồn xâm nhiễm sau này.

– Khi trồng không nên chọn vườn có cây bị bệnh, nếu dùng đất đem vào chậu phải được khử trùng bằng Formalin hoặc thuốc khử trùng khác.

– Tăng cường chăm sóc quản lý, tránh gây vết thương, tưới nước vừa phải.

– Trong thời kỳ bị bệnh có thể dùng thuốc tím 0,2% hoặc dùng Streptomycin, Oreomycin đồng thời bón thêm phân kali và thêm 10ppm axit boric để bón thúc nâng cao tính chống chịu bệnh.

Bệnh khô lá do tuyến trùng

Bệnh khô lá do tuyến trùng phân bố rộng rãi trên thế giới, là một trong những bệnh nặng đối với cây hoa cúc.

Triệu chứng

Chủ yếu gây hại lá, một số trường hợp gây hại chồi và hoa. Sau khi bị bệnh lá biến màu đồng thời xuất hiện các đốm vàng nhạt đến vàng nâu, đốm bệnh lớn dần, cuối cùng lá bị xoăn lại, khô héo.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh này do tuyến trùng (Aphelenchoides ritzemnbosi Steiner.) Tuyến trùng cái dài 0,8 – 1,3mm, thân có vân vòng, mặt bên có 4 vân sọc, ngòi ở miệng mảnh dài. Có 1 buồng trứng ở đoạn 1/3 thân thể, buồng trứng gồm nhiều hàng trứng, túi tử cung rộng dài bằng 1/2 ống đẻ trứng. Bệnh khô lá do tuyến trùngBệnh khô lá do tuyến trùng 1. Triệu chứng 2. Con cái 3. Đầu 4. Đuôi con đực

Tuyến trùng cúc còn gây hại cho nhiều loài cây khác, có thể sống lâu trên cây bệnh; thậm chí có thể sống trong đất 6 – 7 tháng, hoàn thành chu kỳ sinh sản trong mô cây bệnh. Gặp điều kiện nhiệt độ thích họp (22 – 25°C), có thể sinh sản cả năm. Khi độ ẩm cao hoạt động của tuyến trùng càng mạnh. Các điều kiện nước tưới, cành giâm, lá, hoa đều có thể lây lan. Xâm nhập qua khí khổng, tháng 10 – 11 bệnh hại càng nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Tăng cường kiểm dịch không cho cây bệnh lây sang cây không bệnh, nên chọn cành không bệnh để giâm.

– Ngắt hái lá bệnh, chồi bệnh, hoa bệnh để đốt đi. Những cây bị bệnh đã trồng có thể phun Formalin, khử trùng đất.

– Những khu đất có cây bệnh nên tiến hành khử trùng bằng hợp chất Vidden-D, Formalin, Dibromua ethylen.

– Cây con bị bệnh đạt đến 10 – 15cm có thể dùng keo dính bọc quanh thân đề phòng tuyến trùng bò lên lá cây gây hại.

– Định kỳ phun thuốc Sevin, Nematodin, Vapam 0,1% hoặc Furadan để phòng trừ.

Bệnh xoăn lá do tuyến trùng

Bệnh xoăn lá do tuyến trùng chiếm tỷ lệ không nhiều, nhưng cây sau khi bị bệnh sinh trưởng kém và bị đào thải.

Triệu chứng

Chủ yếu là bị hại ở điểm sinh trưởng. Sau khi bị bệnh các nhánh phân ra các cành nhánh bất định, lá nhỏ và xoăn lại hoặc mọc chùm; các đốt ngắn lại, phình lên như dạng xúp lơ, về sau thành màu vàng, khô héo và không có hoa.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh xoăn lá do loài tuyến trùng (Aphelenchoides fragariae Christie) thuộc lớp tuyến trùng, chi tuyến trùng lưỡi dao. Con cái dạng sợi, dài 0,5 – 0,85mm, trên thân có vân dày, ngòi miệng nhỏ dài 10µm. Trứng hình tròn, mỗi tổ một trứng. Con đực dài rộng 0,012 – 0,014mm, đuôi thường uốn cong 60º, 1 đôi gai giao phối cong nằm dưới xoang bài tiết. Loại tuyến trùng này sống trong gian bào của cây, khi nhiệt độ thích hợp có nước sương mù, chúng chui ra ngoài mặt lá, hoạt động bò quanh chồi lá điểm sinh trưởng, rồi chui vào trong gây hại. Bệnh thường gây hại nặng vào mùa hè nắng và mưa nhiều.

Phương pháp phòng trừ

Tham khảo phần tuyến trùng gây bệnh khô lá.

Rệp ống dài

Rệp ống dài (Macrosinophoniella sanborni Gill.) thuộc bộ cánh đều, họ rệp; phân bố ở nhiều nước trên thế giới, làm cho cây sinh trưởng chậm, lá cuốn, không có nụ hoa, chung dễ gây ra bệnh khảm lá do virus CVMV, chúng cũng dễ gây nên bệnh bồ hóng ảnh hưởng đến quang hợp của cây.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Rệp cái không cánh, thân dài 1,5mm, màu nâu đỏ đến nâu đen, bóng; ống bụng màu đen; râu đầu có 3 đốt màu nhạt, dài hơn thân, có 15 – 20 vòng cảm giác lồi lên; vòi dài đến gốc chân sau. Mảnh đuôi nhọn có 11 – 15 lông. Rệp cái có cánh thân dài 1,7mm, thân có đốm nhỏ, đốt thứ 3 râu đầu có 16 – 26 vết lồi lên thành cơ quan cảm giác, ống bụng có 9 – 12 lông. Trứng màu vàng nhạt, về sau biến thành màu đen, hình bầu dục, dài 0,6mm, thân rệp con màu nâu, mảnh đuôi phát triển không hoàn toàn. Rệp cái đến tuổi 3 mới mọc cánh.

Mỗi năm có 20 lứa, không có thời kỳ qua đông. Chúng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 phát sinh gây hại liên tục. Thiên địch của chúng có bọ rùa 6 chấm và ruồi ăn rệp.

Phương pháp phòng trừ

– Dọn sạch vườn, cuốc hết cỏ dại cuối thu phun thuốc Rogor 0,03% để bảo vệ cây.

– Khi có rệp cứ 7 – 10 ngày phun thuốc Rogor 0,05 – 0,1%, hoặc DDVP 0,1 % để diệt rệp.

Xén tóc

Xén tóc (Phytoecia rufiventris Gautier.) thuộc họ xén tóc, bộ cánh cứng, phân bố ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.Trên thân cây cúc thường có một lỗ đục tròn.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Sâu trưởng thành dài 6 – 12mm, rộng 1,5 – 3mm. Thân hình ống, màu đen, trên thân có lông thưa. Đầu rộng, giữa mảnh lưng ngực trước có một đốm đỏ vàng hình trứng tròn. Bụng và chân màu đỏ da cam. Trứng hình trứng dài màu vàng sữa. Sâu non dài 9 – 10mm, màu vàng nhạt. Phần cuối bụng mọc nhiều lông tơ. Nhộng màu nâu vàng dài 10mm.

Mỗi năm 1 lứa, qua đông bằng sâu trưởng thành vừa vũ hóa; mùa xuân năm sau đẻ trứng ở thân cách ngọn cây khoảng 10mm, sau khi nở sâu non đục vào thân, tháng 9 – 10 hoá nhộng, cuối tháng 10 vũ hoá rồi qua đông trong buồng nhộng.

Phương pháp phòng trừ

– Khi phát hiện cây cúc bị héo cắt ngang đoạn thân cách 1cm, tập trung xử lý diệt sâu.

– Trong các tháng 5 – 7 bắt xén tóc trưởng thành.

– Phun thuốc Rogor 0,03%, sau khi trứng nở dùng DDVP trộn dầu luyn quét lên cây bị hại để phòng trừ.

Bọ trĩ đầu nhỏ hại hoa cúc

Bọ trĩ đầu nhỏ hại hoa cúc (Microcephalothrips abdominalis Craw.) thuộc bộ cánh lông họ rầy, phân bố nhiều ở nước ta chủ yếu gây hại cây cúc làm cho cây khô héo.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Thân con cái dài con đục 1,1 – 1,2mm, con đực 1,0 – 1,1mm. Thân màu nâu. Râu đầu 7 đốt, màu nâu, đốt thứ 3 hơi nhạt. Đầu nhỏ, giữa mắt đơn có lông ngắn; xương trong mặt bụng ngục giữa có gai nhỏ; trên cánh trước có 7 lông; mép sau đốt bụng thứ 2 – 8 có gai răng lược, chủ yếu hoạt động trong hoa cúc, thời tiết khô hạn chúng phát sinh nhiều, ta thường gặp vào các tháng 5 – 6.

Phương pháp phòng trừ

– Khi cây bị hại còn ít có thể bắt giết bọ trĩ con và trưởng thành.

– Phun thuốc Rogor 0,3%, Malathion 0,02% hoặc dùng nước chiết lá thầu dầu pha loãng 5 lần để phun.

Ngài độc song tuyến

Ngài độc song tuyến (Porthesia scintillans Walker) còn gọi là ngài độc áo vàng thuộc họ ngài độc, bộ cánh vẩy, gây hại cúc đuôi cá và nhiều loài cây khác như hải đường, xoài, hoè, lan, sen,,.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Thân ngài đực dài 9,5mm, sải cánh rộng 20 – 26mm; ngài cái 12mm, sải cánh rộng 26 – 38mm. Cánh trước màu nâu đỏ, hơi bóng, có tuyến trong và ngoài màu vàng, mép trước, mép ngoài và lông mép màu vàng chanh. Cánh sau màu vàng. Đầu và mảnh cổ màu vàng da cam. Ngực màu vàng nhạt, bụng màu vàng nâu. Túm lông bụng màu vàng da cam. Thân sâu non dài 20 – 25mm, màu nâu đỏ, tuyến lưng ngực sau màu vàng, đốt bụng 1, 2 và 8 có túm lông ngắn màu nâu đỏ, tuyến lưng đốt 2, 7 màu vàng. Nhộng dài 13mm, màu vàng đất các đốt trên lưng có đốm lệch màu nâu, các đốt mặt bụng có vân dọc nhỏ màu nâu, trên thân có nhiều lông, đốt đuôi có nhiều gai.

Phương pháp phòng trừ

– Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành.

– Phun thuốc Dipterex 0,1%.

– Bảo vệ các loài thiên địch là: 2 loàỉ ong cự Enicospilis flvocephalus Kirby. và E. merdarius Grav, 1 loài ong kén Apanteles sp. và loài virus NPV.

0