23/05/2018, 15:01

Quy trình chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ

Các bước chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ Ủ xanh thức ăn Chuẩn bị thức ăn – Nguyên liệu để ủ bao gồm : Cỏ voi, thân cây ngô… phải được làm sạch. – Những loại cỏ có hàm lượng nước cao như cỏ voi nên phơi héo 6 – 12 h để hàm lượng đảm bảo 65% – 70%. – Đối với các loại thức ăn ...

Các bước chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏCác bước chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ

Ủ xanh thức ăn

Chuẩn bị thức ăn

– Nguyên liệu để ủ bao gồm : Cỏ voi, thân cây ngô… phải được làm sạch.

– Những loại cỏ có hàm lượng nước cao như cỏ voi nên phơi héo 6 – 12 h để hàm lượng đảm bảo 65% – 70%.

– Đối với các loại thức ăn có thân cứng như cỏ voi, cây ngô, cây cao lương cần được đập dập trước khi ủ.

– Cắt ngắn nguyên liệu 3 – 4 cm.

Chuẩn bị dụng cụ chế biến

– Chuẩn bị hố ủ :

+ Các loại hố ủ : Tùy theo hoàn cảnh kinh tế và điều kiện của từng địa phương và nông hộ mà có thể làm hố đất hay hố xây (nửa chìm, nửa nổi).

+ Dùng túi ni lông : Nên chọn loại túi sẫm màu, có độ dày trên 0,2 mm

+ Dung tích hố : Hố có dung tích vừa phải, lượng thức ăn đủ cho gia súc ăn trong vòng 10 – 15 ngày/hố, không quá 1 tháng. Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ hố ủ với thể tích khoảng 1,5 m3 (1m x 1m x 1,5m). Phía trên cần có mái che hố ủ để tránh nước mưa ngấm vào, trường hợp không có mái che thì phải đắp một lớp đất dày 50 cm lên mặt và đầm nén thật chặt.

– Các dụng cụ : Máy hoặc dao băm nhỏ thức ăn, dụng cụ chuyển thức ăn như thúng, rổ, xẻng… Chuẩn bị túi NilonChuẩn bị túi Nilon

Kỹ thuật ủ xanh thức ăn

 Bước 1: Kiểm tra hố ủ và thức ăn trước khi ủ

–  Trước khi cho thức ăn vào hố ủ cần kiểm tra kỹ xem hố ủ đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chưa.

– Trước khi cho thức ăn vào hố ủ cần kiểm tra xem thức ăn đã sạch và đảm bảo chất lượng để ủ thành công. Nếu thức ăn phơi tái thì phải hong ở chỗ mát cho nguội mới cho vào hố.

Bước 2: Cho thức ăn vào hố ủ hoặc túi ủ và nén chặt

– Lần lượt cho thức ăn vào hố theo từng lớp dày khoảng 15 – 20 cm, rồi nén chặt. Có thể dùng máy đầm nén, nén bằng chân ( hố nhỏ 1 – 2 m3), nhưng rất cần được nén chặt.

Chú ý: Nén chặt các góc của hố ủ

– Mỗi lớp có thể rắc bổ sung thêm một ít hỗn hợp các nguyên liệu sau:

+ Rỉ mật đường : Tỷ lệ khoảng 1 – 5%

+ Muối ăn hoặc CaCO3 : Tỷ lệ khoảng 0,5%.

+ Urê : Tỷ lệ sử dụng khoảng 0,5%.

– Cứ tiến hành tương tự như vậy cho đến kho nào đầy hố ủ hoặc túi ủ thì thôi.

Bước 3: Đậy kín hố ủ hoặc buộc chặt miệng túi ủ

– Khi hố ủ đã đầy cần phải che kín bằng lá chuối tươi, lá cọ, bao tải dứa, tốt nhất là nilon.

– Sau đó phủ một lớp đất dày chừng 30 – 40 cm và nén chặt.

– Đối với túi nilon thì tiến hành buộc kín miệng túi

Cách giẫm thức ăn trong hố ủCách giẫm thức ăn trong hố ủ

Bao gói bảo quản

– Sau khi ủ 1 – 2 tháng thì lấy ra cho dê ăn

– Lấy theo từng phần 1 sau đó lại đậy kín lại

– Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con và cả đàn tùy thuộc vào lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần.

0