23/05/2018, 15:04

Phương pháp vắt và bảo quản sữa bò

Đối với bò vắt sữa, ngay từ khi bê được 13-14 tháng tuổi trở đi hàng ngày cần phải xoa bóp vú bê khoảng vài phút. Việc này vừa có tác dụng kích thích bê sớm thành thục tính dục, bầu vú phát triển, vừa là làm quen để sau này khi vắt sữa bò ít phản ứng thậm chí đá cả người vắt sữa. Có một ít bò ...

Đối với bò vắt sữa, ngay từ khi bê được 13-14 tháng tuổi trở đi hàng ngày cần phải xoa bóp vú bê khoảng vài phút. Việc này vừa có tác dụng kích thích bê sớm thành thục tính dục, bầu vú phát triển, vừa là làm quen để sau này khi vắt sữa bò ít phản ứng thậm chí đá cả người vắt sữa.

Có một ít bò rất khó huấn luyện, nên thường di chuyển hoặc đá khi vắt sữa. Trường hợp này phải buộc hai chân sau lại (theo kiểu số 8), đôi khi phải đưa vào chuồng ép để vắt sữa. Một số bò, nhất là bò lai Sind hoặc có ít độ máu bò chuyên dùng sữa Hà Lan không chịu tiết sữa khi chưa cho con bú, vì vậy cần cho bê thúc vú trước khi vắt. Làm cách này một thòi gian, sau đó có thể vắt sữa mà không cần bê thúc vú. Điều quan trọng là phải làm tốt khâu tách bê ngay sau khi đẻ, thường xuyên tắm chải, chăm sóc và xoa bóp hai đầu vú. Trước khi vắt sữa, cần phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và chỗ vắt sữa, dụng cụ, tắm rửa sạch sẽ cho bò, nhất là phần sau và bầu vú. Dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm 40 – 42° rủa và lau sạch bầu vú. Thay nước sạch lần nữa, dùng khăn ấm đắp lên bầu vú, kích thích nhẹ, giả như bê thúc vú khoảng 2-3 phút, khi nào thấy sữa xuống căng mới bắt đầu vắt. Vắt bỏ đi vài tia sữa đầu, khi vắt tuỳ theo người thuận tay phải hay tay trái mà tư thế ngồi bên trái hay bên phải bò. Có hai kiểu vắt sữa bò: Vắt vuốt và vắt nằm.

Vắt vuốt: Sau khi xoa bóp, hai tay nắm hai núm vú (hai vú trước hoặc hai vú sau, hoặc một vú trước một vú sau) và vuốt cho sữa chảy ra. Cách này thường nên áp dụng khi núm vú nhỏ, nhưng có nhược điểm là ít thoải mái cho bò và vất vả cho người vắt sữa.

Vắt nằm: Nắm núm vú trong lòng bàn tay và bóp nhịp nhàng cho sữa ra, thường áp dụng khi núm vú lớn và dài. Có hai kiểu vắt nằm, đó là núm vú nắm trọn trong lòng bàn tay gồm cả năm ngón tay. Ngón tay tì một bên vú. Thường thì cách vắt nằm thoải mái hơn cho cả bò và người vắt. Tuy nhiên dù áp dụng phường pháp vắt nằm thì giai đoạn sau cũng vẫn phải vắt vuốt trong vài phút để thật cạn sữa. Vắt sữa bòVắt sữa bò

Thông thường ngày vắt sữa hai lần, đó là sáng và chiều. Sữa sáng bao giờ cũng nhiều hơn, nhưng loãng hơn sữa chiều, cần cố định giờ vắt, người vắt và các thao tác vắt sữa, tránh mọi hành vi thô bạo với bò. Người vắt sữa không nên mặc quần áo sáng màu, trong lúc vắt sữa không nên để người lạ đến gần. Đã vắt sữa là phải vắt kiệt, trừ trường hợp dành lại một ít cho bê bú sữa mẹ trực tiếp. Không vắt hết, giai đoạn sau vắt sữa ra ít, lại mất nhiều thời gian dễ làm bò mẹ viêm vú.

Sữa là loại thực phẩm rất bổ… nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu không bảo quản tốt, hoặc không lo chế biến ngay thì sữa dễ bị hư. Trong nhiệt độ bình thường, sữa tươi chỉ để được vài giờ, nếu khí hậu nóng bức, sữa càng mau hư. Vì thế muốn bảo quản sữa tốt, ta phải bắt đầu bằng những việc hình thường nhưng lại rất quan trọng như: Các dụng cụ vắt sữa, vệ sinh bầu vú đều phải sạch sẽ, được tráng nhúng nước sôi khi dùng và vệ sinh ngav sau khi dùng. Nơi vắt sữa phải sạch sẽ thoáng mát. Ngay sau khi vắt sữa phải được lọc bằng 2-3 lớp vải mùng. Nếu vận chuyển sủa ngay đến nhà máy chế biến hay nơi tiêu thụ cần đổ đầy sữa vào các bình chúa để tránh sóng lắc vì có không khí sữa sẽ chua. Nếu vận chuyển lâu, phải ướp đá bên ngoài các bình sữa. Nếu không vận chuyển ngay thì cần thanh trùng tốt nhất bằng phương pháp hấp cách nhiệt. Sau đó để nguội và bảo quản trong tủ lạnh.

0