23/05/2018, 15:05

Phương pháp chế biến và phối hợp thức ăn cho thỏ

Cách chế biến và phối hợp thức ăn cho thỏ Trong chăn nuôi công nghiệp người ta thường hỗn hợp tất cả các loại thức ăn tinh, đạm và bột cỏ đóng thành viên để vừa thuận tiện cho cả khu vực chăn nuôi gia đình và trang trại. Thức ăn viên rất tiện cho chăn nuôi quy mô lớn vì thức ăn bảo đảm có đủ ...

Cách chế biến và phối hợp thức ăn cho thỏ

Trong chăn nuôi công nghiệp người ta thường hỗn hợp tất cả các loại thức ăn tinh, đạm và bột cỏ đóng thành viên để vừa thuận tiện cho cả khu vực chăn nuôi gia đình và trang trại. Thức ăn viên rất tiện cho chăn nuôi quy mô lớn vì thức ăn bảo đảm có đủ chất dinh dưỡng, có thể bảo quản được lâu, hạn chế được bệnh tật, tạo điều kiện tăng năng suất chăn nuôi.

Ở nước ta chăn lấy thịt chủ yếu vẫn dựa vào khu vực gia đình, vì vậy thức ăn chính của thỏ vẫn là rau, lá cây, cỏ xanh và khô. Rau, lá, thân cây thường thu hoạch lúc còn non nên khi cho thỏ ăn ta không cần chế biến. Nếu thân cây, lá, cỏ mà quá dài thì ta chỉ cần cắt gần 20 – 30cm. Củ, quả cần cắt thành từng miếng, thái lát mỏng có độ dày 5 – 8mm. Thức ăn tinh nếu là những hạt to như ngô thì cần xay vỡ,… Nếu thức ăn dạng bột thì cần vẩy nước vừa ẩm để khỏi gây bụi bay vào mũi thỏ khi thỏ ăn. Có thể ngâm thóc, ngô, đậu để cho nảv mầm cho thỏ ăn thêm. Thỏ RéThỏ Ré

Mùa xuân hè, rau cỏ nhiều có thể phơi khô dự trữ để dành cho thỏ ăn vào lúc khan hiếm thức ăn (như mùa đông ngày mưa,..). Cỏ phơi khô nên bó thành từng bó rồi gác lên sàn cao cách mặt đất 1m. Khi cho thỏ ăn rơm khô, cỏ khô ta nên cho thêm thức ăn tinh để thỏ phát triển tốt.

Việc phối hợp thức ăn cho thỏ có tác dụng làm tăng khẩu vị, kích thích tính thèm ăn của thỏ. Trong thực tế nên cho thỏ ăn nhiều loại rau có tổng hợp để làm cho giàu thêm các chất dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá tăng lên. Không nên cho thỏ ăn đơn diệu một loại rau hoặc một loại cỏ….hoặc một loại thức ăn tinh, nhất là lại kéo dài, vì tính thèm ăn của thỏ sẽ giảm, thỏ ăn ít hoặc bỏ ăn, chất dinh dưỡng sẽ thiếu.

Trong chăn , hệ số sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn như sau: chất mỡ sử dụng rất tốt 90 – 100%, chất đạm tương đối tốt 60 – 80%, chất xơ kém hơn loại nhai lại nhưng tốt hơn so với các gia súc có dạ dày đơn 20-40%

Hệ số sử dụng trên còn thay đổi tùy thuộc vào thành phần thức ăn khác nhau do các yếu to: cá thể, lứa tuổi, đực, cái, giống loài, trạng thái sinh lý,v.v…

Việc phối hợp thành phần thức ăn nếu không hợp lý, khối lượng thức ăn tăng lên trong ngày thì các hệ số sử dụng sẽ bị phá vỡ. Nói chung nếu hàm lượng chất xơ tãng thì làm giám khả năng tiêu hoá đóng thời còn làm giảm khả năng sử dụng chất đạm thô. Theo các công trình nghiên cứu, nếu trong thức ăn có 25% chất xơ, thì hệ số sử dụng chất này là 27%, nếu có 39% thì hệ số chỉ còn 17%. Khi cho ăn thức ăn không chứa xơ thì hệ số sử dụng, chất đạm là 82%, nếu có 40% xơ thì hệ số sử dụng chất này chỉ còn 63%.

Trên thực tế nuôi thỏ ở nước ta cần sử dụng thức ăn thô xanh theo hướng tổng hợp nhiều loại, trong đó có rau cỏ xanh chiếm tới 40 – 50%, các loại rau 30 – 40%, lá cây và thân leo các loại 20 – 30%. Điều cần chú ý là nên bảo đảm có 50% loại cỏ và lá cây họ đậu. Khi có dây khoai lang và rau của nhiều thì cần cho ăn thêm 10 – 20g, cỏ phơi khô còn giữ màu xanh (phơi 1 – 2 nắng cho khô). Cho thỏ ăn rau, cỏ, lá có tác dụng hạ giá thành chăn nuôi nhưng phải cho ăn thêm thức ăn tinh như ngô, cao lương, mỳ hạt, sắn khô và bổ sung thêm chất đạm (như lạc, đậu đỏ) làm cho thỏ đẻ nhiều con và lớn nhanh. Phối hợp thức ăn như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, góp phần tăng năng suất chăn nuôi, rút ngắn thời gian nuôi.

Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của thỏ.

Xác định tiêu chuẩn thức ăn trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng để áp dụng chính xác cho từng cơ sở chăn nuôi và các gia đình nuôi thỏ là một việc rất khó. Những kết quả nghiên cứu khoa học về nuôi dưỡng thỏ hiện nay chưa được nhiều nước nhất trí công nhận, do đó việc áp dụng các bảng tiêu chuẩn để tính khẩu phần thức ăn đối với thỏ chỉ là tham khảo, vì những hiểu biết về tiêu chuẩn đó nói chung chưa toàn diện và có vấn đề còn chưa chính xác. Sau đây là một số bảng tiêu chuẩn ăn và khẩu phần thức ăn hàng ngày của thỏ. Tiêu chuẩn ăn của thỏTiêu chuẩn ăn của thỏ Khẩu phần thức ăn của thỏ sinh sảnKhẩu phần thức ăn của thỏ sinh sản

  Khẩu phân thức ăn của thỏ, nuôi vỗ béo lấy thịtKhẩu phân thức ăn của thỏ, nuôi vỗ béo lấy thịt Khẩu phần thức ăn của thỏ tính theo thể trọng và mùa vụKhẩu phần thức ăn của thỏ tính theo thể trọng và mùa vụ Khẩu phần thức ăn của thỏ nuôi ở gia đìnhKhẩu phần thức ăn của thỏ nuôi ở gia đình

Điều cần chú ý là đối với thỏ vỗ béo lấy thịt nếu có thêm thức ăn tinh thì chất lượng thịt sẽ tốt và thỏ lớn nhanh, nếu chỉ nuôi hoàn toàn bằng rau, cỏ thì thời gian nuôi kéo dài, chất lượng thịt không ngon

0