23/05/2018, 14:53

Phòng và điều trị bệnh phó thương hàn heo

Đặc điểm của bệnh phó thương hàn heo Bệnh phó thương hàn heo do vi khuẩn Salmonella gây nên ở heo con. Bình thường, vi khuẩn Salmonella sống ký sinh ở Amidal (tonsily), hạch lâm ba ở hầu và một số ở trong đường ruột, đường ống mật và mật. Trong thiên nhiên, Salmonella tương đối bền vững và có ...

Đặc điểm của bệnh phó thương hàn heo

Bệnh phó thương hàn heo do vi khuẩn Salmonella gây nên ở heo con.

Bình thường, vi khuẩn Salmonella sống ký sinh ở Amidal (tonsily), hạch lâm ba ở hầu và một số ở trong đường ruột, đường ống mật và mật.

Trong thiên nhiên, Salmonella tương đối bền vững và có thể sinh sản bình thường. Nó có thể sống qua băng giá 3- 4 tháng, dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời 150 ngày, trong xác heo chết 160 ngày và hàng tháng trong chất thải của gia súc (trong phân và trong nước). Nếu dùng phương pháp ủ phân, Salmonella sẽ chết sau 3 tuần.

Đun sôi ở 70 – 75oC Salmonella chết sau 15- 30 phút.

Triệu chứng bệnh phó thương hàn heo

Bệnh phổ biến ở heo sau cai sữa, tỷ lệ ốm và chết rất cao. Những triệu chứng đầu tiên rất giống ở bệnh dịch tả heo gồm: giảm ăn từ từ, thân nhiệt tăng cao lên 41oC (thông thường thân nhiệt giữ ở mức 40 – 41oC). Các triệu chứng tập trung ở đường ruột: tiêu hoá bị rối loạn, tiêu chảy liên tục, thỉnh thoảng xen kẽ táo bón, phân có màu vàng đến màu đất sét, lẫn bọt khí, mùi thối khắm. Hiện tượng tiêu chảy có thể bị tái phát nhiều lần, thể trạng suy sụp nhanh. Dần về sau heo gầy, da nhợt nhạt. Sau đó thấy da ở bụng, bẹn viêm xuất huyết tạo vảy nâu, loét ở da tai và đuôi. Đôi khi gặp trường hợp chỏm tai và đuôi bị hoại tử và rụng ra. Trong ngày, nhất là về đêm, thỉnh thoảng heo ho do viêm phổi, viêm phế quản phổi, ho kéo dài thành cơn, khản tiếng và rõ nhất sau khi xua đuổi hoặc vận chuyển. Heo sẽ chết sau vài tuần do nhiễm độc và suy nhược cấp.

Phòng bệnh phó thương hàn heo

Tăng cường công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt để ý đến chất lượng của bột cá, bột xương, bột xương thịt, không dùng các loại đã bị thối, mốc, kém chất lượng để sản xuất thức ăn.

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh thực hiện tốt quy trình tiêm phòng vacxin phó thương hàn theo lịch sau:

– Đối với heo con theo mẹ: Tiêm mũi thứ nhất vào lúc 21 – 25 ngày tuổi, mũi thứ 2 nhắc lại sau 7 – 10 ngày. Vacxin đông khô chỉ cần tiêm 1 mũi đối với heo nuôi thịt.

– Đối với đàn nái: Tiêm 2 lần/lứa:

+ Lần 1: Sau khi heo chửa được 45 – 50 ngày

+ Lần 2: Sau khi heo đẻ 21 – 25 ngày.

Điều trị bệnh phó thương hàn heo

Cần cách ly càng sớm càng tốt các cá thể bị bệnh

– Thuốc kháng khuẩn: Dùng tỏi và gừng cho heo uống

– Chất chống tiêu chảy: Lá sim, lá ổi, lá phân xanh, hoặc chè khổng lồ…

Hoặc dùng sâm đại hành phối với cỏ sữa đất (vú sữa đất)…

– Kết hợp dùng cây nhọ nồi để chống xuất huyết.

– Mất nước truyền nước muối sinh lý vào xoang bụng.

Chú ý: Sử dụng biện pháp trên nếu không khỏi thì mới dùng kháng sinh

0