Chuẩn bị thức ăn tinh cho heo choai
Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho heo choai Thức ăn tinh phải được trồng theo phương pháp hữu cơ và đạt tiêu chuẩn PGS như sau: Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học. Cấm sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật. Cấm sử dụng hormone tổng hợp. Cấm sử dụng thiết bị (bình) phun sử ...
Tiêu chuẩn hữu cơ về thức ăn tinh cho heo choai
Thức ăn tinh phải được trồng theo phương pháp hữu cơ và đạt tiêu chuẩn PGS như sau:
Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học.
Cấm sử dụng chất hóa học bảo vệ thực vật.
Cấm sử dụng hormone tổng hợp.
Cấm sử dụng thiết bị (bình) phun sử dụng trong ruộng truyền thống cho ruộng hữu cơ.
Phải được rửa sạch dụng cụ nông nghiệp sử dụng cho ruộng truyền thống trước khi đem sử dụng ở ruộng hữu cơ.
Người nông dân phải ghi chép nguồn của tất cả vật tư đầu vào của trang trại.
Cấm sản xuất song song: ở ruộng hữu cơ phải khác ở ruộng truyền thống.
Nếu các chất bị cấm được sự dụng trên ruộng bên cạnh thì ruộng hữu cơ phải có vùng đệm để ngăn cản sự ô nhiễm hóa học. Cây trồng hữu cơ phải cách vùng đệm ít nhất là 1 mét.
Nếu có sự ô nhiễm do gió cuốn trong không khí, thì cây sẽ được trồng để ngăn cản sự ô nhiễm khi phun. Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây trồng hữu cơ. Nếu ô nhiễm từ nước thì phải có bờ đất hoặc mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua.
Cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác hữu cơ.
Cây trồng ngắn ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng. Cây trồng ngắn ngày được gieo hạt sau giai đoạn chuyển đổi có thể được chứng nhận là cây trồng hữu cơ.
Cây trồng dài ngày có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng. Cây trông dài ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi có thể được chứng nhận là cây trồng hữu cơ.
Cấm sử dụng tất cả các loại vật tư đầu vào trang trại có chưa GMOs.
Nếu có, nên sử dụng hạt giống và nguyên liệu thực vật hữu cơ.
Không được xử lí hạt giống với thuốc trừ sâu bị cấm trước khi đem gieo.
Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều nguyên liệu như phân ủ, phân chuồng để lâu, phân xanh và các chất khoáng khác từ nguồn tự nhiên.
Cấm đốt thân cây, dạ, trừ trường hợp canh tác chuyển vụ truyền thống.
Cấm sử dụng phân bắc
Về việc mua phân gia cầm (vịt, gà, chim) chỉ mua phân gia cầm được nuôi thả ở trang trại nuôi thả gia cầm.
Cấm sử dụng phân ủ đô thị.
Người nông dân phải có biện pháp ngăn chặn những nguy cơ soi mòn đất bề mặt, và đất bị mặn.
Bao và những dụng cụ chứa khi vận chuyển và đựng sản phẩm hữu cơ phải sạch và mới. Không được sử dụng bao đựng phân tổng hợp.
Cấm phun thuốc trừ sâu bị cấm trong kho.
Được phép sử dụng thuốc trừ sâu thực vật đã phê chuẩn.
Các loại thức ăn tinh
Lúa (thóc)
Thóc có 2 phần: vỏ trấu bên ngoài, lớp vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Thóc được dùng chủ yếu dùng ở dạng gạo, cám cho heo. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 – 13% protein thô và 10 – 15% lipit.
Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu) nghiền mịn dùng làm thức ăn cho heo. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa. Ta có thể trộn 50% trong thức ăn của heo.
Tấm
Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều trong thức ăn chăn nuôi. Thành phần bột đường 72%, Protein 8,4%.
Tấm hạt nhỏ heo có thể tiêu hoá dễ dàng. Trường hợp hạt to có thể ngâm vài giờ trước khi ăn 3 – 4 giờ. Có thể sử dụng cho các loại heo như sau: Heo đực, nái:30%, heo thịt 60 – 70%, heo con 75%.
Cám
– Cám thô: Thành phần Protein 12,4%, chất béo:13,5%, chất xơ 11%, bột đường 49,29%. Ngoài ra trong cám to có nhiều vitamin B1, có nhiều chất xơ nên có thể sử dụng cho heo nái sinh sản và heo choai. Heo con ăn nhiều dễ bị tiêu chảy và hệ số tiêu hoá giảm. Heo thịt nuôi toàn bằng cám to thì chậm lớn và mỡ nhão. Nên trộn cám to heo choai từ 10 – 20%.
– Cám nhuyễn: Tuy là cám nhuyễn dễ tiêu hoá hơn và có nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng quá 25% cho heo con và heo lớn.
– Tỷ lệ sử dụng cám trong khẩu phần với các loại heo như sau :
Sử dụng tỷ lệ cám trong khẩu phần ăn của các loại heo
Loại heo | Tỷ lệ trong khẩu phần (%) |
Heo con cai sữa mức tối đa | 15 |
Heo hậu bị và heo thịt | 30 |
Ngô
Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Ngô vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc. Ngô đỏ, vàng có hàm lượng caroten cao hơn ngô trắng, còn giá trị dinh dưỡng khác tương tự nhau.
Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate.
Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng, giá trị protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ 8 – 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của ngô từ 3 – 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no, nhưng là nguồn phong phú axit linoleic.
Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm, và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg ngô hạt có 3200 – 3300 kcal ME, xấp xỉ 24% protein thô, 3 – 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại heo.
Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.
Sử dụng tỷ lệ ngô trong khẩu phần ăn của heo choai
Loại heo | Tỷ lệ trong khẩu phần (%) |
Heo con cai sữa mức tối đa | 30 |
Heo sinh trưởng 4-8 tháng tuổi | 35 |
Sắn
Củ sắn có chứa nhiều tinh bột, nhưng ít protit, vitamin, chất khoáng. Trong củ sắn tươi có: 18,5% gluxit; 1,17% protein; 0,25% lipit và 14% là chất xơ. Củ sắn khô bóc vỏ có 72,8% gluxit; 2,38% protein; 0,8% lipit.
Bột sắn khô có thể sử dụng 30 – 50% trong thức ăn hỗn hợp nuôi heo.
Chú ý : Trong sắn có yếu tố hạn chế là có độc tố axit xyanhydric (HCN). Tuy nhiên qua xử lý nhiệt hoặc có biện pháp chế biến bảo quản tốt sẽ làm giảm được độc tố này. Sắn tươi bóc vỏ phơi khô và ngâm nước 24 – 48 giờ, hoặc bóc vỏ phơi khô xay nghiền thành bột để bảo quản, có thể hạn chế được lượng độc tố trong sắn.
Khoai lang
Khoai lang tươi có tỷ lệ nước 68%, protein thô thấp 1,3%, 21,17% gluxit, 0,47% xenlulose, 0,8% chất khoáng và năng lượng 600 kcalo ME/kg. Củ tươi có thể cho heo sinh sản và heo vỗ béo ăn sống. Khoai lang khô có thể nghiền thành bột cho heo ăn và sử dụng 20% trong khẩu phần thức ăn của heo vỗ béo.
Tỷ lệ tiêu hoá 70 – 80% là loại thức ăn thích hợp gia súc non. Có thể cho ăn tươi, khô hoặc nấu chín. Lá và thân khoai cũng là thức ăn có giá trị giàu vitamin C và caroten.
Nếu cho ăn quá mức sẽ mắc bệnh toan huyết hoặc kiềm huyết, con vật có thể bị chết do máu không có khả năng dẫn truyền oxy. Với heo nên phối hợp < 30% khối lượng khẩu phần, nếu cho ăn quá nhiều con vật dễ mắc chứng tiêu chảy.
Khoai tây
Khoai tây là cây rất phổ biến được trồng vào vụ đông ở đồng bằng Bắc Bộ. Trong khoai tây hàm lượng protein thấp, xơ ít. Thành phần chính của khoai tây là tinh bột 70%, 10% là protein (50% là Nitơ phi Protein), xơ < 2%. Khoai tây là loại thức ăn rất thích hợp cho heo là loại thức ăn giàu năng lượng: 1kg khoai tây có giá trị 3,85 Mcal DE. Tỷ lệ tiêu hoá 90 – 93%.
Khoai tây nghèo khoáng, hàm lượng Ca thấp, khoảng 20% protein ở dạng Phytate. Trong khoai tây có chất Solanidine thường gây ra bệnh viêm dạ dày ruột đối với động vật, có nhiều ở những củ khoai tây có màu xanh, có nhiều ở chồi và phần vỏ của củ.
Những củ non chứa nhiều độc tố hơn củ trưởng thành. Độc tố sẽ giảm đi khi khoai tây được hấp hoặc nấu chín. Vì vậy khi cho heo và gia cầm ăn cần nấu chín.
Khoai tây có thể sử dụng ở dạng bột với hàm lượng vật chất khô là 89%, protein là 8 – 10%. Mức sử dụng cho heo sinh trưởng (< 50kg) từ 10 – 15% trong khẩu phần, heo vỗ béo có thể sử dụng tới 30% trong khẩu phần.
Chú ý: Các nguồn thức ăn phải được canh tác theo phương thức hữu cơ mới được sử dụng làm nguyên liệu khẩu phần ăn. Các loại thức ăn sản xuất theo phương thức canh tác thông thương không sử dụng làm nguyên liệu thức ăn cho heo.
Nguồn thức ăn tinh tại địa phương
– Đặt hàng mua các loại thức ăn tinh của các hộ nông dân sản xuất thức ăn tinh hữu cơ tại địa phương nơi chăn nuôi (thóc, ngô, sắn, khoai…)
– Cơ sở chăn nuôi tự sản xuất thức ăn theo phương pháp hữu cơ, cung cấp ít nhất 50% lượng thức ăn cho heo.
Lập kế hoạch
– Căn cứ vào quy mô đàn mà lập kế hoạch sản xuất thức ăn.
– Căn cứ vào nhu cầu ăn hàng ngày của heo để lập kế hoạch sản xuất thức ăn
– Căn cứ vào năng suất của các loại cây trồng để xác định diện tích trồng cây thức ăn cho phù hợp hoặc hợp đồng trồng cây thức ăn.
Ví dụ lập kế hoạch trồng cây thức ăn cho nuôi 30 heo trong 4 tháng. Diện tích trồng trọt cần có để sản xuất thức ăn cho 30 heo/lứa (4 tháng)