Phương pháp ấp trứng vịt nhân tạo
Các phương pháp vịt nhân tạo ứng dụng ở miển Nam chủ yếu là cách ấp trứng bằng trấu, thóc nóng, ấp truyền hơi. Nói chung tỉnh nào cũng có những lò ấp để tự sản xuất ra vịt con nuôi thời vụ, có tỉnh sản xuất ra hàng triệu vịt con hàng năm, theo cách đó (nhiều nhất là các tỉnh Long An, Hậu ...
Các phương pháp vịt nhân tạo ứng dụng ở miển Nam chủ yếu là cách ấp trứng bằng trấu, thóc nóng, ấp truyền hơi. Nói chung tỉnh nào cũng có những lò ấp để tự sản xuất ra vịt con nuôi thời vụ, có tỉnh sản xuất ra hàng triệu vịt con hàng năm, theo cách đó (nhiều nhất là các tỉnh Long An, Hậu Giang…). Do điều kiện khí hậu ở miền nam nóng và có ánh mặt trời quanh năm nên các địa phương chủ yếu ấp trứng vịt bằng phương pháp truyền hơi, chỉ có một số nơi đồng bào thường dùng trâu, thóc nống ấp trứng vịt trong giai đoạn 7 ngày đầu.
Phương pháp ấp “truyền hơi ”
Phương pháp này ở miền Nam được áp dụng phổ biến nhất, có nơi gọi là phương pháp “trứng ấp trứng”. Quảng Nam Đà Nẵng và một số nơi gọi là “ấp trứng bằng ánh sáng mặt trời”. Nói chung đây cũng là một phương pháp ấp trứng bằng trấu, thóc nóng và cũng có khác về kỹ thuật như sau :
Ấp trứng bằng trấu thóc nóng thì cần đến nguồn cung cấp và giữ nhiệt là thóc và trấu nóng ở giai đoạn đầu, có nơi dùng thóc không, có nơi dùng trấu không và cũng có nơi dùng cả trấu và thóc hỗn hợp, nhưng nói chung thường dùng hỗn hợp vì cách này giữ được nhiệt độ lâu hơn và ổn định hơn.
Ấp trứng bằng phương pháp “truyền hơi” không dùng trấu và thóc nóng mà sử dụng ngay những trứng đang ấp vì những quả trứng này đã tỏa nhiệt do phổi đã phát triển sau khi được ấp 5, 10 và 15 ngày. Trứng đang ấp sẽ tiếp tục phát nhiệt và làm cho trứng mới vào ấp nóng lên đến nhiệt độ cần thiết. Phương pháp này cũng phơi trứng ngoài nắng trước khi đưa vào ấp từ 20, 30 phút hoặc lâu hơn nữa tùy ánh nắng mặt trời. Do việc trứng đang ấp được 5, 10, 15 ngày cổ khả năng truyền nhiệt cho trứng mới vào ấp, cho nên trứng mới sẽ hấp thu được nhiệt của trứng cũ làm cho phôi thai phát triển được bình thường.
Sau đây là trình tự tiến hành kỹ thuật ấp trứng vịt theo phương pháp này :
Thông thường trong lò ấp có loại trứng ấp được 16-18 ngày. Như vậy nếu ấp 5 ngày một phiên thì trong pho có 3 phiên trứng ấp được 5, 10, 15. Lúc này nếu cần đưa trứng mới ấp vào thì người ta phải xếp lần lượt các mẻ như sau : trên cùng là trứng 15 ngày rồi đến trứng 10 ngày, 5 ngày và trứng mới vào. Sau 4 – 6 giờ phải đảo trứng một lần, chuyển trứng 15 ngày xuống dưới cùng và đưa trứng 10 ngày, 15 ngày và trứng mới lên trên theo thứ tự. Trứng được luân chuyển như vậy cho đến khi mẻ trứng lâu nhất là 18 ngày cũng sẵn sàng để chuyển ra pho lạnh.
Ở một số cơ sở nuôi vịt trong nhà ấp người ta còn làm sàn nhiều tầng (từ 3 – 4 tầng, mỗi tầng cách nhau 30 – 35cm trên đó xếp các mẻ trứng có lứa tuổi khác nhau; nhưng trứng mới vào thường được xếp ở giữa hai mẻ trứng đã có số ngày ấp cao hơn để trứng cũ truyền nhiệt cho trứng mới). Tùy thời tiết, nhiệt độ ngoài trời mỗi lớp trứng được xếp dày mỏng khác nhau. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao thì trứng xếp 1 hàng còn nếu trời lạnh thì trứng được xếp lên nhau thành 2-3 hàng để giữ nhiệt.
Phương pháp ấp trứng bằng trấu thóc nóng
Ở miền Nam kỹ thuật ấp trứng vịt bằng trấu, thóc nóng cũng tương tự như miền Bắc, không có gì sai khác lắm. Chỉ có những dụng cụ dùng để ấp thì tùy theo địa phương sử dụng có khác nhau.
Pho nóng ở miền Bắc thường dừng sọt đan bằng tre, hoặc cót, và làm thành một dãy. Nhưng ở miền Nam có nơi dùng bồ với kích thước có đường kính là 60 – 80cm, chiều cao khoảng 80 – 90cm, có nơi dùng thùng gỗ rỗng 1,20m, cao 1 m, dài 8 – 9m. Trong những thùng này để nhiều giỏ tre có chiều cao khoảng 90cm, đường kính độ 50 – 60cm xung quanh giỏ có độn trấu, thùng được đặt cao hơn mặt đất khoảng 20cm. Mỗi thùng có từ 12 – 15 giỏ, dưới đáy giỏ lót một lớp trấu đầy 15 – 20cm. Trong thùng để 2 dãy giỏ được bao bọc bằng trấu và xếp ngay ngắn.
Trước khi xếp vào giỏ trứng phải được lau rửa sạch sẽ và các giỏ đó thì được hơ nóng. Muôn hơ nóng giỏ, người ta thường để dưới đáy giỏ một số gạch đã hơ nóng hoặc là than nóng đựng trong một nồi đất. Miệng giỏ cần được đậy kín. Chỉ sau 1 giờ giỏ sẽ đủ nóng và có nhiệt độ là 30°c (không nên hơ giỏ nóng quá 30°C).
Trước khi đưa trứng vào ấp cần phơi trứng vịt ngoài nắng từ 15 – 30 phút để tăng thêm nhiệt độ của trứng.
Trong giỏ, cứ xếp 1 lớp thóc rang, đến hai lớp trứng vịt (trứng xếp trên một miếng vải), rồi lại đến một lớp thóc rang nữa.
Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy cần rang thóc mỗi ngày 3 lần, để nhiệt độ đạt 38,5 – 40°C. Đảo trứng mỗi ngày lần, ngày thứ bảy soi lần thứ nhất để lại những trứng không phôi và chết phôi lần thứ nhất. Từ ngày thứ tám đến mười hai ngày cần rang thóc mỗi ngày 3 lần, nhiệt độ đảm bảo 37,5 – 38,5°C; đảo trứng mỗi ngày 6 lần. Ngày thứ 12 lại soi trứng để loại bỏ những quả chết phôi, ngoài ra mỗi lần đảo trứng người ấp đều chú ý phát hiện những trứng chết phôi để loại kịp thời.
Từ ngày 13 đến ngày 17 không phải rang thóc nữa; đảo trứng mỗi ngày 4 lần. Từ ngày 18 trở đi trứng được xếp ra sàn và lấy chăn ủ để giữ nhiệt (giữ hơi nóng), mỗi ngày đảo trứng 3-4 lần đồng thời mở chăn làm thoáng trứng. Thời gian này có thể xếp trứng làm hai lớp hay một lớp tùy thời tiết nóng lạnh.
Từ ngày thứ 25 trở đi trứng được xếp thành một lớp và ủ bằng mền chăn hay vải sô, giấy bản… Mỗi ngày mở chăn ra 4-5 lần để thông thoáng và nếu cần làm giảm nhiệt độ đi. Ngày thứ 27 – 28 thì vịt nở, lúc này không cần đậy ủ bằng mền chăn nữa.
Ở miền Trung (vùng duyên hải) và một số địa phương ở miền Nam người ta thường phơi trứng với thóc, (không phải rang thóc), khi thóc đủ nóng thì xếp trứng và thóc vào bồ như ở trên đã nói.
Với kỹ thuật ấp trứng bằng trấu thóc nóng cũng như phương pháp truyền hơi người ta bảo đảm tỷ lệ nở trên trứng có phôi từ 90 – 95% (trứng đã thụ tinh). Như vậy so với ấp trứng bằng máy ấp tỷ lệ này không phải là kém. Mỗi tháng trung bình mỗi cơ sở ấp (lò ấp) có thể đảm bảo ấp được từ 15.000 – 20.000 trứng, có cơ sở còn có khả năng ấp nhiều hơn nữa. Ở Thành phố Hồ Chí Minh và Chợ Lớn có những nhà chuyên nghề ấp trứng vịt bằng phương pháp thủ công, có nhà mỗi vụ đã ấp được trên 200.000 quả trứng.
Ở miền Nam từ tháng 9 – tháng 12 (dương lịch) đồng bào thường ấp trứng vịt nhiều nhất, vì lúc này vịt cũng đẻ nhiều nhất, hơn nữa ai cũng cần nhiều con vịt để nuôi chăn thả đồng vào sau vụ gặt lúa.