Nuôi vịt từ lúc mới nở đến 21, 25 hoặc 30 ngày tuổi
Vịt con nuôi lúc mới nở đến khi ăn thóc thành thạo (thuộc thóc) gọi là “gột vịt”. Ở miền Nam gột vịt còn được goi là “Úm vịt con”. Thời gian gột vịt con thường kéo dài đến 21, 25 hoặc 30 ngày tuổi, tùy theo giống vịt, tùy mùa vụ, và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. Chăm ...
Vịt con nuôi lúc mới nở đến khi ăn thóc thành thạo (thuộc thóc) gọi là “gột vịt”. Ở miền Nam gột vịt còn được goi là “Úm vịt con”. Thời gian gột vịt con thường kéo dài đến 21, 25 hoặc 30 ngày tuổi, tùy theo giống vịt, tùy mùa vụ, và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc.
Chăm sóc vịt
Vịt con mới nở thường cho nhịn ăn, có thể sau 24 giờ mới cho ăn (nếu vịt chưa khô lông có thể cho nhịn lâu hơn). Sở dĩ như vậy vì sau khi nở ra trong bụng vịt con còn chứa một khối lượng lòng đỏ có tác dụng tiếp tục cung cấp chết dinh dưỡng cho vịt nếu cho vịt ăn ngay thì khối lượng lòng đỏ này không tiêu được dễ làm cho vịt chết trong tuần đầu.
Vịt con cần được chọn loại bỏ những con yếu, không đủ tiêu chuẩn (khèo chân, hở rốn, nặng bụng và có dị tật..). Sau đó vịt được chia lô, nếu số lượng đông thì chia làm nhiều quây, mỗi quây chỉ nên để 100, 150, 200 con tối đa 250 con, không nên để quá ít sẽ lãng phí lao động, nhưng không nên để quá nhiều vì chúng dễ chen lấn xô đẩy nhau ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng , tỷ lệ còi cọc và tỷ lệ chết sẽ lên cao.
Chỗ nuôi vịt con cần phải đảm bảo đủ ấm, thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt và có mật độ nuôi thích hợp.
Nhiệt độ thích hợp là tùy theo lứa tuổi của vịt con; cụ thể từ 1 -10 ngày nhiệt độ trong quây (hoặc chuồng vịt) là 30 – 25°c, còn từ 25 ngày : 25 – 20°c, độ ẩm thích hợp ở giai đoạn từ 1 – 25 là 65%, nếu độ ẩm quá cao sẽ làm cho vịt dễ bị bệnh về tiêu hóa và hô hấp (như hen suyễn, nặng bụng…). Ánh sáng cũng rất cần thiết, không nên nuôi vịt ở chỗ thiếu ánh sáng chúng dễ bị dột chân, nhưng cũng cần tránh ánh sáng mặt trời chiếu tiếp tục vào nơi nhốt vịt, chúng dễ bị cảm nóng và tụ máu não, chết hàng loạt. Mật độ nuôi vịt con ở các quây và các ô chuồng phải đảm bảo thích hợp tùy theo giống vịt và lứa tuổi. Đối với vịt từ 1 – 10 ngày tuổi thuộc giống Bắc Kinh, Anh Đào, vịt Bầu và vịt Hà Lan mật độ 15 – 20 con/m2 điện tích nuôi là vừa, còn đối với vịt cỏ (tàu): 20 – 25 con/m2. Từ 11 – 20 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, vịt Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 12-14 con/m2, vịt cỏ 15 – 18 con/m2.
Từ 21 – 30 ngày tuổi đối với vịt Anh Đào, Bắc Kinh, Hà Lan và vịt bầu nên nhốt 10 con/m2, vịt cỏ 12 – 14 con/m2. Ở dưới nền chuồng nuôi cần lót một lớp rơm sạch, ngày thứ hai sẽ thay lớp rơm mới; nói chung độn lót phải khô ráo và sạch sẽ.
Vịt nởThức ăn và nuôi dưỡng vịt
Với phương thức nuôi chăn thả đồng, vịt sẽ tự tìm kiếm lấy thức ăn, do đó kỹ thuật gột vịt phải khác hơn so vứi vịt nuôi nhốt tập trung trong đó thức ăn được cung cấp hoàn toàn.
Khi thả vịt vào quây hay các ỏ chuồng nuôi cần huấn luyện cho chúng ăn uổng, thức ăn dùng trong thời kỳ gột vịt thường là cám, ngô mảnh, hạt cao lương, hạt mì nâu chín… số lượng thức ăn cung cấp cho 1 con trong thời gian gột vịt đối với vịt cỏ là 0,6 – 0,8 kg còn đối với vịt bầu, vịt Hà Lan, vịt Bắc Kinh là 0,8 – 1kg. Thức ăn đạm, (mồi) như ốc, cua, tôm, tép, cá con, bọ nước, giun. Cho mỗi con vịt bảo đảm từ 0,2 – 0,3kg, thức ăn thô cho vịt ăn gồm các loại rau, bèo tấm, bí… Ngoài ra vịt con tự kiếm lấy thức ăn khi được chăn thả trên đồng ruộng.
Cách nuôi dưỡng vịt con từ 1 – 25 ngày tuổi thường chia ra làm các thời kỳ sau.
Vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi
Người ta thường cho vịt ăn cơm, ngô mảnh, mì hạt nấu chín. Những người chuyên nuôi vịt thường cho vịt con uống nước lá hành, với tỷ lệ cứ 1 phần lá hành cho vào 50 – 60 phần nước. Thức ăn tinh dùng cho vịt con ỏ giai đoạn này chủ yếu là gạo (với khẩu phần 3 – 4kg cho 100 con). Thức ăn nấu xong thì để nguội, đổ ra rá cho nước vào rồi bớp tơi ra cho hết nhựa dính, để cho ráo nước rồi mới cho vịt ăn. Có nơi đồng bào nấu thức ăn cho vịt bằng nước lá hành. Khi cho vịt ăn thì trải cót, đặt nong (hoặc trải vải nilông) rồi đổ đều thức ăn cho vịt ăn không bị vãi. Không nên đổ cả thức ăn một lần cho một bữa mà rắc một ít, khi vịt ăn gần hết lại rắc tiếp để kích thícl cho chúng ăn được nhiều và không giẫm đập lên làm bết bẩn thức ăn. Mỗi ngày nên cho vịt ăn 4 – 5 bữa, trong đó có 1 bữa vào lúc 21 giờ 30. Sau mỗi bữa ăn cần cho vịt uống nước sạch hoặc uống nước lá hành. Trong giai đoạn này người ta thường không cho vịt ăn thêm thức ăn đạm (mồi). Vịt đi bơi
Vịt con từ 4-10 ngày tuổi
Tập cho vịt ăn thêm rau xanh, bèo tấm, hoặc bí… trộn lẫn với cơm. Ngoài ra cho vịt ăn mồi (thức ăn đạm) nếu mồi là ốc thì phải luộc chín, nếu là cua thì giả nhỏ nấu với cơm nếu là cá, tôm, tép thì băm nhỏ cho vịt ăn. Tập cho vịt ăn mổ: từ ít đến nhiều, tránh để vịt ăn quá nhiều một lúc có thế chúng bị bội thực. Thời gian này còn phải tập trung cho vịt xuống nước để tắm, những ngày đầu chỉ cho vịt xuống nước 5 -10 phút, sau tăng dần đến 30 phút và ngày thứ 10 trở đi có thể cho vịt xuống nước tự do.
Vịt con từ 11 -16 ngày tuổi
Không cần phải nấu cơm, nẩu chín mì hạt hoặc mảnh ngô nữa mà chỉ cần ngâm thức ăn hạt cho mềm. Đến ngày thứ 15 trở đi cho vịt ăn thóc luộc (thóc bung), có thể trộn thêm cám và rau xanh vào cho chúng ăn. Thời gian này vịt rất phàm ăn, vì vậy không nên cho chúng ăn quá nhiều một lúc; số bữa ăn sẽ giảm dần đến khi mỗi ngày chỉ cần cho ăn hai bữa kết hợp với chăn thả ngoài đồng (để vịt tự kiếm thêm thức ăn). Tăng cường cho vịt ăn nhiều thức ăn đạm.
Vịt con từ 17 ngày trở đi
Thời gian này vẫn cho vịt ăn thóc bung và cho thêm lẫn thóc không bung vào. Đến ngày thứ 20 trở đi không cần phải luộc thóc nữa vì chúng đã quen thóc rồi (gọi là vịt đã “thuộc thóc”).