PHÓ THANH CHỦ (1607 - 1684)
Phó Sơn, người Sơn Tây, Dương Khúc (nay là Thái Nguyên), lúc đầu có hiệu là Thanh Trúc, sau đổi là Thanh Chủ, hiệu Tường Lư. Sau khi nhà Minh mất, ông từ bỏ công danh, cải đổi tên tuổi và là một y gia phó cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông là con nhà trí thức; ông nội là Tiến sĩ, cha là Cống sinh. ...
Phó Sơn, người Sơn Tây, Dương Khúc (nay là Thái Nguyên), lúc đầu có hiệu là Thanh Trúc, sau đổi là Thanh Chủ, hiệu Tường Lư. Sau khi nhà Minh mất, ông từ bỏ công danh, cải đổi tên tuổi và là một y gia phó cuối đời Minh đầu đời Thanh. Ông là con nhà trí thức; ông nội là Tiến sĩ, cha là Cống sinh. Từ nhỏ ông thông minh hiếu học, kinh sử bách gia, không có sách nào không đọc, 14 tuổi thi Tú tài đỗ hạng nhất, có tiếng là ‘thần đồng'. Tuổi thanh niên theo học với Đốc học Sơn Tây là Viên Kế Hàm, được thầy mến chuộng. Niên hiệu Sùng Trinh, năm thứ 9 (1636), thầy Viên bị đảng hoạn quan Tuần án Trương Tôn Chấn vu cáo bắt giam vào ngục, quan viên và Tú tài bị liên lụy có hơn 100 người. Phó Sơn lấy làm bất bình, bèn bán gia sản, liên hợp với học giới Sơn Tây, không nệ đường xa nghìn dặm đến Kinh dâng cáo trạng kêu oan, kết quả án oan được giải, thầy Viên được tha, Trương Tôn Chấn bị trừng phạt. Từ đó, ông nổi danh thiên hạ vì ‘Kiến nghĩa dũng vi’ (thấy việc nghĩa thì mạnh dạn làm).
Năm 1644, triều Minh bị lật đổ, người Mãn Thanh làm chủ Trung Nguyên. Ông tức giận và đau lòng . Ông xuất gia làm đạo sĩ, đến ẩn cư ở thôn Thổ Đường (ở tây bắc Dương Khúc, tỉnh Sơn Tây), truyền đạo và làm thầy thuốc, tích cực hoạt động bí mật phản Thanh. Khi nhà Thanh mất, Viên Kế Hàm, đang chú c Vũ xương đạo, cát cứ Cửu Giang vũ trang kháng Thanh, không may bại binh, bị bắt giết. Ông nghe tin đau khóc không thôi. Năm 1654, ông bị liên lụy trong vụ án ‘Tống Khiêm mưu phản’, bị bắt. Ông tuyệt thực chín ngày, không khuất phục. Sau nhờ các giới nhân sĩ vận động ông được thả ra. Sau đó, triều Thanh đã củng cố dần nền thống trị, ông thấy không còn hy vọng phản kháng, bèn ‘trước hoàng quan, ý chu y’ (đội mũ vàng, mặc áo đỏ), ‘tiêu nhiên vật ngoại’ (thảnh thơi lánh đời); ngoài ra việc ở ẩn noi theo thất (Sủng hồng kham), thôn Thổ Đường, ngâm thơi vẽ cảnh, phê bình chú thích Kinh, Sử, Tử, Tập, nghiên cứu y học, ông còn tìm du lịch ngoài ải, Trường An, Phú Bình, Lạc Dương, Kim Lăng các nơi, hành y hết thuốc, sưu tầm các phương thuốc hay trong dân gian.
Niên hiệu Khang Hy, năm thứ 17 (1678), chính phủ Thanh hạ chiếu mời ông ứng thí Bác học hồng từ. Lúc ấy, ông đã 71 tuổi. Ông lấy cớ ‘bệnh cực đãi tử’ (bệnh nhiều chờ chết) cự tuyệt đi thi. Quan lại địa phương ép ông bằng cách dùng kiệu đưa ông lên đường; trên đường đi, ông dùng dùi đâm hai bắp vế ra máu. Đến kinh thành, ông nằm giường không dậy, thà chết chứ không chịu vào kinh thành. Về sau vua Khang Hy phong tặng ông chức ‘Nội Các Trung Thư Xá Nhân ' để tỏ lòng ưu ái, nhung ông về nhà vẫn tự xưng ‘dân’, có ai gọi ‘xá nhân’, ông đều không trả lời. Ông học thức uyên bác, nhiều tài nghệ; ngoài tinh thông y thuật ra, ông còn giỏi cả thi, văn, thư, họa. Y thuật của ông càng tinh thông, nhất là lúc tuổi già người ta đến xin trị bệnh rất đông. Người đời đều biết chữ của Thanh Chủ đẹp nhưng đâu biết rằng chữ của ông không bằng thi, thi không bằng họa, họa không bằng y mà y lại không băng người. Đó là đánh giá nhân cách của ông rất cao và cũng phản ảnh được sự thành công của ông về nhiều mặt.
Ông cũng có sách y truyền lại, đó là sách ‘Phó Thanh Chủ Nữ Khoa’. Sách này chuyên về phụ sản, giá trị lâm sàng rất cao, lưu truyền rộng, ảnh hưởng sâu. Trong sách ghi chép nhiều phương thuốc của ông như Sinh Hóa Thang, Hoàn Đái Thang, Thanh Kinh Thang, Cố Bản Chỉ Băng Thang… đến nay vẫn được ứng dụng. Ông mất năm 1684, hưởng thọ 77 tuổi. Lúc ông qua đời, từ bốn phương người đến truy điệu.