18/06/2018, 13:12

LÂM BỘI CẦM (1772 – 1839)

Lâm Bội Cầm, tự Vân Hòa, hiệu Hy Đồng, ngươi đời Thanh, Đơn Dương (nay là Giang Tô, Đơn Dương). Ông là kẻ sĩ, sính văn chương thi phú. Niên hiệu Gia Khánh, năm Mậu Thìn (1808), đỗ Hương khôi (đầu bảng thi Hương); năm sau đến kinh ứng thí không đỗ, bèn hồi hương mở lớp dạy học, đồng thời nghiên ...

 Lâm Bội Cầm, tự Vân Hòa, hiệu Hy Đồng, ngươi đời Thanh, Đơn Dương (nay là Giang Tô, Đơn Dương). Ông là kẻ sĩ, sính văn chương thi phú. Niên hiệu Gia Khánh,

năm Mậu Thìn (1808), đỗ Hương khôi (đầu bảng thi Hương); năm sau đến kinh ứng thí không đỗ, bèn hồi hương mở lớp dạy học, đồng thời nghiên cứu y học. Ban ngày ông dạy học, tối lại chong đèn nghiên cứu sách y, trải mấy mươi năm không biết mệt. Các sách ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khư', ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn’, và sách y của chư gia, không sách nào không tinh thông. Tuy ông không coi nghề thầy thuốc là nghề chính, nhưng trị khỏi rất nhiều người, tích lũy được kinh nghiệm lâm sàng phong phú. Tuổi già, ông yêu cầu người bệnh trả lại các đơn thuốc; ông chọn các đơn trọng yếu chép làm y án, biên thành sách ‘Loại Chứng  Trị Tài’. ‘Loại Chứng  Trị Tài’ viết xong vào năm thứ 19, Niên hiệu Đạo Quang (1839), trọn bộ gồm 8 quyển, phân môn biệt loại,

luận thuật các loại chứng  hậu. Trong mỗi loại, trước 'hết là luận trị, kế là mạch hậu, sau đó là phụ phương, rết hết là phụ liệt nghiệm án lâm sàng của mình. Sách nhấn mạnh: trị bệnh trước phải biết chứng  và biện chứng , lấy ‘Nội kinh’ làm gốc, chiếu theo kinh lập luận, lại tham khảo tinh luận của y gia các đời, chọn tài liệu phải thận trọng. Thể lệ của sách theo ‘Thẩm Thị Tôn Sinh Thư'. Đến ngày nay, sách vẫn có giá

trị nghiên cứu cao. Con ông là Lâm Chi Bản, tự Quân Thạch, nối được nghiệp y của cha. Để không phụ tấm lòng  ‘tế thế’ của cha, Quân Thạch không nỡ giữ sách làm của gia truyền, cho nên vào năm đầu niên hiệu Hàm Phong (1851), đem ‘Loại Chứng  Trì Tài’ khắc bản ấn hành.

0