18/06/2018, 13:12

MÃ VĂN THỰC (1820 – 1903)

Mã văn Thực, tự Bồi Chi, người Giang Tô, Võ Tiến, Mạnh Hà, thầy thuốc trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thế y. Tổ tiên mấy đời nổi danh ở đời với bệnh ghẻ ngứa. Tổ tiên nguyên họ Tưởng, vì học y với họ Mã nên theo họ thầy. Tổ phụ là Mã Tỉnh Tam cũng là danh y, đời thứ năm nghề y. Cha ông là Bá ...

 Mã văn Thực, tự Bồi Chi, người Giang Tô, Võ Tiến, Mạnh Hà, thầy thuốc trứ danh đời Thanh. Ông là con nhà thế y. Tổ tiên mấy đời nổi danh ở đời với bệnh ghẻ ngứa. Tổ tiên nguyên họ Tưởng, vì học y với họ Mã nên theo họ thầy. Tổ phụ là Mã Tỉnh Tam cũng là danh y, đời thứ năm nghề y. Cha ông là Bá Nhàn chết sớm, ông là Mã thị lục

thế y (nghề y họ Mã đời thứ sáu). ông thuở nhỏ học ở nhà, sau theo ông nội học y mười mấy năm, thuộc hết sở truyền của ông. Ông tinh thông nội, ngoại, hầu khoa, riêng giỏi ngoại khoa. Tuổi tráng kiện, ông trị bệnh cho người rất thận trọng, cho nên ngày càng nổi tiếng. Niên hiệu Đạo Quang, Thái Sử Du Việt bệnh phúc tả (tiêu chảy), uống thuốc lâu không hết, bệnh tình nguy cấp. Ông cho uống canh thịt trâu trị hết bệnh. Du Việt là tông sư của Văn Đàn Nam Phương, rất có uy tín và danh vọng, cho nên qua lời giới thiệu của họ Du, danh tiếng của ông càng lớn. Niên hiệu Quang Tự năm thứ 6 (1880), Từ Hi thái hậu bệnh. Tuần phủ Giang Tô là Ngô Nguyên Bỉnh dâng sớ tiến cử ông đến chẩn mạch. Vì cho thuốc hiệu nghiệm, ông được tưởng thưởng to. Từ đó, công khanh biết tiếng ông. Vương công, đại thần mời ông chẩn trị luôn, không có ngày rảnh. Vì bất mãn Thái giám đòi hối lộ, lại không thích làm quan nên niên hiệu Quang Tự năm thứ 7 (1881), ông mượn cớ có bệnh, từ chức về làng cũ định cư ở Vô Tích. Từ Hi thái hậu ban cho ông tấm biển ‘Vụ tồn tinh yếu' để biểu chương công của ông. Vì thế danh vọng của ông càng lớn, người đến xin chẩn trị trước cửa đông như nhóm chợ. Khi trị bệnh, ông xem trọng biện chứng  chỉnh thể, thẩm xét

nguyên nhân, dùng thuốc bình hòa, nhận xét rằng ngoại khoa còn khó hơn nội khoa, phải trên cơ sở tinh thông y lí nội khoa mới có thể trị liệu hữu hiệu. Ông tập trung kinh nghiệm bình sinh, biên soạn sách ‘Ngoại Khoa Truyền Tân Tập’ chủ yếu ghi chép hơn 200 phương tễ ngoại khoa thường dùng của họ Mã. Ông lại có viết sách ‘Y Lược Tồn Chân’, ‘Mã Bồi Chi Y Luận’, và ‘Kỷ Ấn Lục’. Quyển sau này tả thực quá trình ông đến kinh trị bệnh ho Từ Hi thái hậu. Ông phê bình sách y có viết bộ ‘Mã Bình Ngoại Khoa Chứng  Trị Toàn Sinh Tập’ 4 quyển, ‘Bình Tập Cấp Cứu Bách Bệnh Hồi Sinh Lương Phương’ 2 quyển. Ngoài ra, còn có sách ‘Mã Bồi Chi Y Án’ ghi chép 42 loại mạch nhân chứng  trị của bệnh chứng ngoại khoa, nhưng không phải do ông ghi chép, mà là do học trò chỉnh lý sau khi ông qua đời. Học trò theo học với ông rất đông, trong số đó có những người nổi tiếng như Đinh Cam Nhân, Hạ Quí Hoành, Đặng Tinh Bá. Ông mất năm 1908, hưởng thọ 83 tuổi.

0