18/06/2018, 13:12

NGUYỄN ĐẠI NĂNG

Quê ở xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (nay thuộc xã Hiệp Sơn – An Lưu, huyện Kịn Môn tỉnh Hải Hưng). Giữ chức Tảnhị ở Thái y viện phụ trách coi Thái y viện. Dùng châm cứu chữa bệnh cho nhiều người, được Hồ Hán Thương rất yêu mến. Ông đã soạn quyển ‘Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca’ bằng thơ ...

Quê ở xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn (nay thuộc xã Hiệp Sơn – An Lưu, huyện Kịn Môn tỉnh Hải Hưng). Giữ chức Tảnhị ở Thái y viện phụ trách coi Thái y viện. Dùng châm cứu chữa bệnh cho nhiều người, được Hồ Hán Thương rất yêu mến. Ông đã soạn quyển ‘Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca’ bằng thơ Nôm để phổ biến rộng rãi phương pháp châm cứu. Đây là quyển sách châm cứu đầu tiên ở Việt Nam.

Nội dung tác phẩm trình bầy bằng ca nôm, thể lục bát là chính, có lẫn chữ Hán. Sách có nhiều đoạn, mỗi đoạn đề cập đến từng vấn đề nhưng trình bầy liên tiếp, không phân thành chương.  Có thể chia thành 4 phần:

Phần I: Phân xích thốn, biên thần huyệt quốc ngữ ca: phần mở đầu có đề cập đến việc dùng Ngải cứu và tác dụng của phép cứu, việc kiêng kỵ, cách phân tấc đo để lấy huyệt, những huyệt cấm châm, cấm cứu, cách làm cho vết cứu lở ra và cách trị các vết lở do cứu gây nên. Phần cuối bàn về huyệt Cao hoang, Tứ hoa, Hoạn môn, Kỵ túc mã, Mỗ tự.

Phần II: Tổng Luận Kinh Sử Chư Bệnh  Dụng Huyệt Quốc Ngữ Ca. bàn về việc điều trị 26 loại bệnh chứng bằng châm cứu.

Phần III: Tổng Luận Chứng Huyệt Ca. bàn chung việc dùng huyệt trị 103 loại bệnh.

Phần IV: Thập Nhị Mạch thuộc Lục Phủ Ngũ Tạng Quốc Ngữ Ca: nói về kinh mạch và vị trí huyệt, các huyệt thuộc mạch Đốc, Nhâm, huyệt vùng đầu mặt, ngực bụng, lưng huyệt thuộc 12 kinh mạch, 6 kinh ở tay, 6 kinh ở chân.

Phần Cuối: Phụ lục của Thái y viện đời Hậu Lê bằng chữ Hán về kinh mạch và vị trí huyệt, phần dưới viết bằng dạng thơ.

0