18/06/2018, 13:13

NGÔ CÔN (1551 – 1620)

Ngô Côn, tự Sơn Phủ, hiệu Hạc Cao, người Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện), nhà y học lớn trứ danh đời Minh. Tuổi trẻ ông học khoa cử, có tài về văn chương nhưng chưa gặp thời, đến kinh đô thi tiến sĩ không đỗ, bèn đổi học y thuật. Vì nhà có cất giữ rất nhiều sách y, dược, đơn thuốc, ông ...

 Ngô Côn, tự Sơn Phủ, hiệu Hạc Cao, người Thiệp Huyện (nay là An Huy, Thiệp Huyện), nhà y học lớn trứ danh đời Minh. Tuổi trẻ ông học khoa cử, có tài về văn chương nhưng chưa gặp thời, đến kinh đô thi tiến sĩ không đỗ, bèn đổi học y thuật. Vì nhà có cất giữ rất nhiều sách y, dược, đơn thuốc, ông lấy các sách ‘Nội Kinh’, ‘Nạn Kinh’; ‘Châm Cứu Giáp Ất Kinh’ và sách y của các y gia, học tập ngày đêm trong mấy năm, tăng tiến nhanh trong môn y học. Sau đó, ông lại tìm học với danh y trong

xóm ấp là Dư Ngũ Đình. Họ Dư khuyên ông nên giao du với danh y trong thiên hạ để học sở trường của họ. Ông bèn châu du Giang, Chiết, Kinh, Tương, Yên, Triệu. Phàm gặp y gia cao minh đều đến cửa ‘bái sư cầu giáo’. Trải nhiều năm nỗ lực gian khổ ông trở nên một nhà y học lớn đời Minh. Ông trị bệnh không câu nệ theo cách xưa, phản đối việc theo đơn thuốc xưa một cách mù quáng. Ông nói: ‘Dùng toa xưa để trị bệnh nay, phải thông hiểu quyền biến’. Với kinh nghiệm lâm sàng phong phú, ông linh hoạt gia giảm khéo các đơn thuốc xưa cứu nguy vô số. Ông chẩn đoán, luận chúng chuẩn xác; đối với một số tật bệnh, thầy thuốc khác cho là dễ trị, ông thì nhận xét là bệnh phải chết, đối với một số bệnh, thầy thuốc khác cho là nan y, ông thì nói có thể trị được. Và kết quả là lời ông đoán luôn luôn đúng. Vì thế, ông đi đến đâu thanh danh lan rộng, người xin trị liệu nối nhau không dứt, vang danh khắp miền Nam

tỉnh An Huy. Ông cho rằng ‘Tố Vấn’, ‘Linh Khư' là ‘phần điển’ (sách cổ quan trọng) của y học. Cho nên ông ra công nghiên cứu sâu ‘Tố Vấn’, hao phí rất nhiều tâm tư để chú thích, đến niên hiệu Vạn Lịch đời Minh năm thứ 22 ( 1594) viết xong quyển ‘Ngô Chú Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn’. Sách này là bản chú thích ‘Tố Vấn’ tương đối tốt. Ông còn có viết các sách ‘ Y Phương Khảo’, ‘Mạch Ngữ’, ‘Châm Phương Lục Tập’, ‘Thập Tam Khoa Chứng  Trị’, ‘Tham Hoàng Luận’, ‘Biếm Bỉnh Khảo’, ‘Dược Toản’. Sách ‘Y Phương Khảo’ sưu tập trên 700 phương tễ (toa thuốc) thường dùng của các đời, là một quyển sách đơn thuốc tương đối tốt ở đời Minh. Sau đó, sách ':Y

Phương Tập Giải’ của Uông Ngang là noi theo thể lệ của ‘Y phương Khảo’ mà biên soạn. Ông mất năm 1620, hưởng thọ 69 tuổi.

0