NGHIÊM DỤNG HÒA
Nghiêm Dụng Hòa tự Tử Lễ, người Nam Tống, Nam Phương nay là Giang Tây, Nam Phương). Nhân vì ông hành y vùng Lữ Sơn, cho nên tự xung là Lư Son nhân, nhà danh y đương thời. 8 tuổi bắt đầu đi học. Năm 12 tuổi là học trò của danh y Lưu Khai, người cùng quê. Lưu Khai có viết sách ‘Phương mạch cử ...
Nghiêm Dụng Hòa tự Tử Lễ, người Nam Tống, Nam Phương nay là Giang Tây, Nam Phương). Nhân vì ông hành y vùng Lữ Sơn, cho nên tự xung là Lư Son nhân, nhà danh y đương thời. 8 tuổi bắt đầu đi học. Năm 12 tuổi là học trò của danh y Lưu Khai, người cùng quê. Lưu Khai có viết sách ‘Phương mạch cử yếu’ về y đạo. Nghiêm Dụng Hòa học được thầy giỏi, cộng thêm ‘tâm tư vượt bậc, lĩnh hội nhanh. Năm 17 tuổi đã xong nghề y, bắt đầu hành nghề cứu đời, khắp nơi đông người đến cầu chẩn trị, danh vang một dãy Lư Sơn. Ông lại là thầy ‘triệu tất vãng’ (mời thì đến), nếu phải đường xa nghìn dặm, cũng chẳng chối từ, rất được nhân dân khen ngợi.
ông viết đơn dùng thuốc học theo xưa mà không câu nệ, ông xét thấy rằng đại biến đổi xưa nay không giống nhau, phong thổ có khô, nóng, ẩm thấp, khác nhau, thể chất con người cũng mạnh yếu như nhau, nếu đồng loạt dùng đơn xưa để trị bệnh nay, thường là sự công hiệu không được như ý muốn (bất lý tưởng). Vì vậy, ông chủ trương, đối với phương thuốc xưa, phải chế biến cho thích hợp với thời tiết, với phong
thổ, với cơ thể người bệnh mới là thực dụng. Đối với kinh nghiệm quí báu của tiền nhân, đã có thể kế thừa, lại có thể phát huy tư tưởng học thuật của ông chẳng những chịu ảnh hưởng của ‘Nội kinh’, ‘Nạn kinh’, ‘Thương hàn luận’, ‘Kim quỹ yếu lược’, ‘Mạch kinh’, ‘Sào thị bệnh nguyên’ và ‘Thiên kim phương’, các sách kinh điển đời trước và học thuyết của các danh gia, mà ảnh hưởng của ‘Hòa tễ cục phương’ và ‘Tam nhân phương’ cũng tương đối lớn hơn. Qua thực tiễn y học của bản thân, đối với kinh nghiệm của tiền nhân, ông thêm phần nghiệm chứng, trải qua sự nỗ lực lâm sàng trong hơn 30 năm, vào năm Nam Tống, Bảo Hữu nguyên niên (1253), ông viết xong bộ sách ‘Tế sinh phương’ 10 quyển, qua ứng dụng lâm sàng 15 năm, được hiệu quả rõ
ràng. Để bổ sung chỗ còn thiếu của sách này, năm Hàm Thuần tam niên (1267), ông lại soạn ‘Tể sinh tục phương’ 8 quyển.
‘Tế sinh phương’ nội dung phong phú, lập luận tinh xác, đã có luận, lại có phương (đơn trị bệnh), đối với tạp bệnh ngoại cảm, nội thương và bệnh tật các khoa ngoại, phụ, ngũ quan, phân môn biệt loại trần thuật, chú trọng nhất về tạp bệnh. Quan điểm học thuật chủ yếu của sách này là: xem trọng biện chứng tạng phủ, nghiên cứu tường tận nhịp mạch, đặt nặng tác dụng tỳ thận, đưa ra thuyết ‘bổ tỳ không bằng bổ thận’. Cống hiến. lớn nhất của Nghiêm Dụng Hòa đối với phương tễ học là ở phương diện chọn phương thuốc, ông làm một số lớn công tác để chọn số giản lược, san bỏ bớt số phồn tạp; đối với khuynh hướng cũ chính tập phong bàng tạp của sách thuốc (phương thư) đương thời, có được ảnh hưởng rất lớn. ‘Tế Sinh Phương’ của ông chỉ chọn hơn 500 phương, đều là đã qua nghiệm chứng lâm sàng trong lâu năm, có công hiệu thực dụng, lại là những phương thuốc dễ thực hiện, trong đó số nhiều là đơn phương, nghiệm phương đã lưu truyền ở dương gian, cung cấp cho người đời sau những thủ thuật trị liệu giản tiện, rẻ, hiệu nghiệm. Ngoài ra ông còn chú trọng 10 phần phép chế phương, giảng cứu cách bào chế thuốc sống (dược vật). Ông trước tác (tế sinh phương) không chỉ làm phong phú nội dung của Trung y phương tễ học, mà còn đối với môn trì liệu học của đời sau có được ảnh hưởng sâu rộng.
Sách này là một sách thuốc rất có giá trị thực dụng để lại cho thầy thuốc đời sau.