23/05/2018, 15:24

Những bệnh chính lợn con cần lưu ý

Bệnh phân trắng Bệnh thường xảy ra ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính đói với lợn con còn bú, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (toxemie) hoặc bại huyết (cepticemie). Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh do trực trùng E.coli sống ở đường tiêu hoá và các phủ tạng. ...

Bệnh phân trắng

Bệnh thường xảy ra ở thể viêm ruột, viêm dạ dày cấp tính đói với lợn con còn bú, đặc trưng là ỉa chảy màu hơi vàng, trắng kèm theo thể độc huyết (toxemie) hoặc bại huyết (cepticemie).

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh do trực trùng E.coli sống ở đường tiêu hoá và các phủ tạng. E.coli có 153 kháng nguyên; 0,42 kháng nguyên K (vỏ) và 5 kháng nguyên H (bông). Ở nước ta có tới 24 serotyp.

Lợn con nhiễm trục trùng qua đường hô hấp và tiêu hoá. Trực khuẩn sinh trưởng nhanh trong 24 giờ ở đường tiêu hoá đôi khi có cả ở máu.

Các kết quả nghiên cứu về nguyên nhân bệnh phân trắng của lợn con ở nước ta cho thấy:

– Bệnh phân trắng lợn con không phải là bệnh truyền nhiễm lây lan, mặc dù phát triển ồ ạt, rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi.

– Do thành phần sữa lợn mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu, từ đó trục trùng E.coli tác động phân huỷ sữa thành axit gây viêm dạ dày – ruột.

Lượng sữa lợn mẹ tăng dần đến ngày 15 là cao nhất, đến ngày 20 đột nhiên giảm xuống khá thấp (Theo Cù Xuân Dần) trong khi nhu cầu bú sữa của lợn con cao. Đến ngày thứ 20 nếu lợn mẹ thiếu dinh dưỡng, lợn con càng thiếu sữa, thường ăn bậy, dễ sinh các bệnh về tiêu hoá.

– Dự trữ lượng sắt của lợn con từ bào thai chưa đủ. Khi sinh ra, không được sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu thiếu cả Côban, B12 nên sinh bần huyết, cơ thể suy yếu không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh không tiêu, ỉa chảy.

– Lợn con từ sơ sinh đến 20 ngày tuổi, pH dịch vị trung bình, không có acid, đặc trung là axit clohydric tự do nên không có đủ khả năng tiêu hoá protit. Nhược điểm này có thể là nguyên nhân đầu tiên làm phát sinh bệnh. Với lợn con 1 tháng tuổi trở lên, hàm lượng HCl và men pepsin, dịch vị tăng nên tỷ lệ cảm nhiễm bệnh giảm rõ rệt.

– Thời tiết, tiểu khí hậu, chuồng nuôi, chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại, sự điều hoà tốt giữa độ ẩm và độ nhiệt… đều ảnh hưởng đến tỷ lệ cảm nhiễm bệnh.

Triệu chứng

Nấu lợn con nhiễm E.coli trước khi bú sữa đầu, hoặc bị nhiễm cùng lúc với bú sữa đầu, nhưng trong sữa có ít kháng thể thì lợn có thể bị vi khuẩn xâm nhập vào máu và bị bệnh ở thể bại huyết. Tác động gây bệnh của E.coli còn phụ thuộc vào sự hấp thụ độc tố của thành ruột, ỉa chảy là sự phản ứng của cơ thể đói với sự nhân lên của các chủng E.coli gây độc. Dù ỉa chảy để tống chất độc E.coli ra khỏi cơ thể, nhưng cũng tạo điều kiện để E.coli nhân nhanh, xâm nhập vào dạ dày, tá tràng. Sức đề kháng và miễn dịch của lợn con phụ thuộc vào kháng thể thụ động của mẹ truyền sang và sữa đầu được bú vào.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hình thành sức đề kháng gồm độ pH, sinh tố A, sự hấp thụ sữa đầu kém, tình trạng stress, ô nhiễm môi trường, nhiều E.coli, các vi khuẩn, virut trước và sau khi sinh.

Kháng thể của lợn con sơ sinh giảm dần, thấp nhất lúc 21 ngày tuổi (thường 8 – 12 ngày). Do đó, lợn con hay bị ỉa lỏng lúc 6 – 10 ngày tuổi. Nếu lợn con nhiễm các virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra, dễ cảm thụ với E.coli hơn.

Nên phân biệt bệnh E.coli gây ra với bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) do viruts va bệnh do vi trùng yếm khí clostridium ferfringlus.

Bệnh TGE là bệnh có mùa vụ (thường xảy ra vào các vụ rét) lây nhanh, nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết nhiều (lợn từ 1 – 3 ngày) có thể gây nôn mửa cho lợn con và mẹ. Bệnh do E.coli xảy ra bất cứ mùa vụ nào, lan chậm, lợn con ỉa chảy, tỷ lệ chết thấp.

Bệnh TGE, lớp nhung mào của không tràng bị teo đi, còn bệnh E.coli thì ruột già căng vì hơi và màng treo ruột bị phù. Bệnh do clostridiuqi ferfringlus gây ỉa ra máu, tỷ lệ chết cao, có khi trở thành mãn tính. Mổ khám thấy không tràng bị xuất huyết, hoại tử và khí thũng.

Thể gây chết nhanh: Lợn từ 4 – 15 ngày thường mắc. Sau 1 – 2 ngày ỉa phân trắng, lợn con sút rất nhanh. Lợn bú kém rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh. Có con hay đúng riêng một chỗ và thở nhanh. Phân từ ỉa nát đến loãng và như đi kiết (rặn khó), số lần ỉa tăng 1 – 2 lần trong ngày lên 4 – 6 lần. Màu phân từ xanh đen biến thành màu xám (màu tro bếp) rồi màu trắng đục, trắng hơi vàng. Mùi tanh, khắm. Phân dính vào đít, đuôi. Bệnh kéo dài 2 – 4 ngày. Trước lúc chết, lợn quá suy nhược, co giật hoặc run rẩy. Tỷ lệ chết 50 – 80% số con ốm.

Thể kéo dài: Lợn 20 ngày tuổi hay mắc thể này. Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày. Lợn vẫn bú, nhưng bú dần dần kém đi. Phân màu trắng đục, trắng hơi vàng. Có con mắt bị dử, quầng thâm quanh mắt, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không lành, lợn bị suy nhược rồi chết sau hàng tuần mắc bệnh.

Những lợn con 45 – 50 ngày tuổi có khi ỉa phân trắng nhưng vẫn hoạt động bình thường, ăn, bú, đi lại nhanh nhẹn. Phân thường đặc hoặc nát có màu trắng xám. Lợn có thể tự lành, ít chết, nhưng nếu bị kéo dài sẽ còi cọc, gầy sút.

Đặc điểm chung của tất cả lợn bệnh là thân nhiệt thay đổi. Những lợn con đã 50 – 60 ngày tuổi rất khó mắc bệnh. Khi đã cai sữa thì hầu như không bị. Những lợn con ít tuổi dù lành không bệnh cũng sẽ phát triển không bình thường.

Đặc điểm lâm sàng và bệnh lý

Lâm sàng:

Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con 40,5 – 41°c; nhưng chỉ sau 1 ngày là xuống ngay. Phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám màu xí măng, hoặc hơi vàng như mũi. Đôi khi trong phân có bột hoặc lổn nhổn hạt như vôi, có khi lầy nhầy. Cá biệt có lẫn máu, màu sánh đặc biệt. Kiểm tra dưới kính hiển vi thấy những hạt mỡ chưa tiêu hoặc tế bào niêm mạc ruột bị tróc ra. Lợn bú ít dần, bụng hơi chướng, kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân be bét, 2 chân sau rúm lại, run lẩy bẩy. Lợn khát nước nên uống cả nước bẩn trong chuồng. Đôi khi nôn oẹ ra sữa chưa tiêu có mùi chua. Kiểm tra máu lợn bệnh, tỷ lệ hemoglobin dưới 30% số lượng hồng cầu 3 triệu/mm³ (lợn khoẻ tỷ lệ hemoglobin thấp nhất là 51% với lượng hồng cầu 5,4 triệu/mm³).

Bệnh tích:

Niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng hơi đen, dạ dày chứa đầy hơi hoặc sữa chưa tiêu. Niêm mạc dạ dày sung huyết hay xuất huyết. Ruột rỗng, chứa nước, hôi, niêm mạc sung huyết, hay xuất huyết từng đoạn hoặc viêm cata nhẹ, gan hơi sưng (hoặc không) màu nâu vàng nhạt, túi mật căng. Phổi ứ huyết, đôi khi có hiện tượng sưng phổi nhẹ.

Phòng trị bệnh

Để đề phòng lợn ỉa chảy do E.coli phải thực hiện:

– Giảm bớt số lượng vi khuẩn có hại bằng tẩy uế chuồng trại trước khi đẻ. Chuồng khô sạch, không ứ đọng phân nước. Khi cai sữa để đàn lợn con tại chuồng 1 – 2 tuần để tránh nhiễm các chủng E.coli khác.

– Tăng sức đề kháng của lợn. Lợn mẹ tiêm phòng vacxin E.coli một tháng trước khi đẻ. Lợn con bú sữa đầu sớm. Vì E.coli có nhiều serotyp nên lấy vi khuẩn từ chuồng để chế vacxin chuồng tiêm cho lợn chửa.

Dùng kháng sinh để chữa bệnh streptomixin, cloramphenicol, nhưng cũng có một số chủng E.coli đã kháng lại với các kháng sinh như ampixilin, bensynpenixilin, cloramphenicol, clotetraxilin… nên khi sử dụng kháng sinh phải thăm dò. Thường dùng furazolidon, các loại sunfatmix để phòng chữa bệnh.

Viện Thú y chế rodovet trị bệnh ỉa chảy khỏi 97%.

Sử dụng sữa chua có lactobacillus để phòng bệnh.

Dùng men saccharomyces bonlordi sản xuất chế phẩm ultralurne và dùng canh trùng subtilis chữa bệnh phân trắng. Kết quả ultralurne làm chậm thời gian mắc bệnh, bệnh không kéo dài, tỷ lệ nuôi sống cao.

– Tiêm MgS04 với liều 1 – 2 ml/con khi lợn 1 – 2 tuần tuổi với liều 2 – 3 ml/con khi 2 – 3 tuần tuổi.

– Cho lợn con uống dung dịch (bromua natri 10g + cafein benzoat 2g + nước cât 100ml), mỗi ngày uông 1- 2ml đối với lợn trên dưới 10 ngày tuổi.

– Sunfatiazon 10% cho uống 2 – 5ml/con từ 3 – 5 ngày hoặc sunfaguanidin 0,15 – 1 g/con 3 – 5 ngày tuổi.

– Tetraxiclin 100ms/1kg khối lượng, cứ 10 – 12 giờ cho uống 1 lần.

– Neomycin với liều 50mg/kg thể trọng.

– Biomycin với liều 50mg/kg thể trọng. Liều trình dùng 3 – 4 ngày cho tới khi lợn hết triệu chứng ỉa phân trắng.

– Có thể dùng kháng sinh tiêm phối hợp với một số dạng Sulfanilamid uống: Bisepton với liều 50 mg/kg thể trọng; Sulfanilamidin với liều 100mg/1kg thể trọng; Sulfadimetoxin với liều 50 mg/1kg thể trọng; Sulfamonotoxin (Daimeton) với liều 50mg/1kg thể trọng.

– Dùng kháng sinh có nguồn gốc thảo mộc:

+ Tô mộc 500g và Ngũ bội tử 300g, hai thứ sắc đặc trộn lẫn vào thức ăn cho 100 lợn con ăn.

+ Viên tô mộc (do dược phẩm chế) trộn vào thức ăn 2 viên/1 lợn con/ngày với lợn dưới 1 tháng tuổi; 3 viên cho lợn 1 – 2 tháng tuổi. Cho ăn liền 3 – 4 ngày chữa khỏi bệnh tới 85 – 90%.

– Palmatin chiết xuất từ cây hoàng đắng, dùng dưới dạng viên 50mg/lợn con, hiệu quả điều trị 50%.

– Becberin: cho uống 20mg/lợn con (viên có hàm lượng 10mg) trong 3 – 4 ngày, hiệu quả điều trị 70 – 80%.

– Dùng γ glubolin tiêm dưới da cho lợn sơ sinh hoặc tiêm cho lợn mẹ trước khi đẻ 10 ngày theo liều 1 mg/1kg thể trọng, tiêm liền trong 3 ngày. Hiệu quả điều trị bệnh tới 85%.

– Tiêm dextran Fe với liều 1cc chó lợn con 2 ngày tuổi (dextran ngoại 100mg), Nếu dùng dextran Fe nội thì tiêm 1cc nhắc lại lần 2 vào ngày tuổi 15.

– Điều trị bằng nguyên tố vi lượng:

+ Sunfat sắt (FeSO4) trộn vào thức ăn cho lợn mẹ ăn thêm trước khi đẻ 20 – 25 ngày và sau khi đẻ 20 – 30 ngày để đề phòng lợn con ỉa phân trắng.

+ Protoxalat hoặc Oxalat với liều 1g với 200ml nước. Cho lợn con uống 5 – 7ml/ngày, uống liên tục trong 7 – 10 ngày, vừa chữa bệnh vừa có tác dụng tăng trọng.

– Để phòng bệnh, có thể dùng vacxin E.coli tiêm phòng. Vacxin được chế từ các chủng E.coli thường thấy ở địa phương thuộc các serotyp sau: O143, O147, O141, O149, O129, O138, O127, O115, O8… tiêm cho lợn mẹ 1 – 2 lần trước khi đẻ, lợn mẹ được miễn dịch và truyền miễn dịch cho lợn con qua sữa, có hiệu quả phòng tới 60%. Hoặc dùng vacxin E.coli dạng uống, cho lợn uống 3 – 4 lần sau khi đẻ, tác dụng phòng bệnh đạt 70%.

– Dùng Furazolidon 0,05 – 1 g/con.

– Dùng các loại lá, vỏ cây có chất chát cho uống làm se niêm mạc ruột.

Bệnh phó thương hàn (Paratyphys Suum)

Nguyên nhân

Bệnh phó thương hàn do vi trùng samonella cholerae suis chủng knuzendorf và samonella typhisuis có ở trong máu, phủ tạng, hạch, túi mật, phân. Vi trùng samonella tiết ngoại độc tố (toxine exogen) và nội độc tố (toxine endogen). Ngoại độc tố, huỷ diệt thần kinh gây lợn mệt nhọc, lừ đừ, tê liệt. Ngoại độc tố bị tiêu diệt ở 75°c. Nội độc tố xuất hiện sau khi vi trùng tự chết hay bị bạch huyết cầu làm tan xác sẽ gây huỷ hoại hệ thống tiêu hoá, chủ yếu là ruột, tụ máu, loét ruột sinh ra ỉa chảy. Nội độc tố bị tiêu diệt ở 90°c.

Có 2 thể:

– Thể nặng, lợn chết từ 8 – 10 ngày.

– Mãn tính, không chết, sau khi ốm lợn, mang trùng, lợn là nguồn bệnh cho những con trong đàn.

Triệu chứng

Lợn con đang bú sữa ít thấy bệnh xuất hiện. Lợn cai sữa thường mắc bệnh ở thể nặng.

Thể nặng: Bỏ ăn hoặc ăn nhỏ nhẹ, liếm láp, sốt cao 41°C chui vào rơm hoặc xó chuồng. Sau 3 – 4 ngày dường như khỏi bệnh, nhưng 2 – 3 ngày sau, bệnh trở lại nặng hơn. Thân nhiệt cao, ỉa chảy, hôi thối, phân lỏng có nhớt. Đờm lẫn chất nhày của niêm mạc ruột bị tróc ra. Sau khi bệnh tái phát 2 – 3 ngày thì lợn chết.

Thể mãn tính: Lợn trên 3 – 4 tháng tuổi mới mắc. Vi trùng sau khi không giết được lợn, tập trung về ẩn ở ruột, gan, bộ máy tiêu hoá, hệ thống sinh dục, làm bệnh lây lan.

– Bệnh không ở thể ác liệt: Có con đau mắt, đau khớp xương, có con ỉa chảy nhẹ. Lợn chửa có thể sẩy thai hoặc một số bào thai chết rồi khô trong tử cung.

Bệnh tích

Thể nặng: Ruột loét, sung huyết, đóng bợn vàng, hạch ruột có sưng mủ, có những đoạn mỏng như tờ giấy do niêm mạc bị tróc ra. Bao tim, xương bụng, tích nước vàng.

Thể mãn tính: Bụng có nước, ruột già có mụn loét. Hạch ruột tích mủ làm hạch biến dạng khô và vàng.

Phòng trị bệnh

– Cho lợn uống sunfathiazin với liều 2g/5kg thể trọng hoặc tiêm 1g/10kg thể trọng, dùng liền trong 3 ngày, sau 3 ngày dùng 1/2 liều trên.

– Dùng streptomixn, cloramphenicol, tetramixin hoặc phối hợp tetraxiclin với cloramphenicol thành clotetraxilin với liều 5 – 10mg/kg thể trọng liên tục 4 – 7 ngày, phối hợp với vitamin B12, C, K.

– Tiêm phòng vacxin phó thương hàn cho lợn con từ 20 ngày tuổi: lần 1 với liều 1ml dưới da/con, lần 2 sau lần 1 từ 3 – 4 tuần với liều 2 ml/con. Lợn nái trước đẻ một tháng tiêm 3 ml/con để tạo nhiều kháng thể trong sữa đầu truyền sang bảo vệ lợn con.

Bệnh ỉa chảy

Đặc điểm

Bệnh xảy ra phổ biến ở lợn con sau cai sữa chuyển sang nuôi thịt, gây viêm ruột cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân

Do chế độ dinh dưỡng, thay đổi thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng trong thời gian nuôi theo mẹ. Cũng có thể do ký sinh trùng hoặc kế phát từ bệnh phó thương hàn. Bệnh không xảy ra ở 1 – 2 con mà với số lớn con trong đàn.

Triệu chứng

Lợn kém ăn, nằm úp bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, phân lỏng dần, sau ỉa chảy thành dòng, lợn ít sốt. Xác gầy rất nhanh, đi xiêu vẹo, dựa tường, dựa cột, mắt trắng lờ đờ. Lợn ốm nằm không yên hoặc nằm không muốn dậy. Bệnh tiến triển dần từ 10 – 15 ngày thì lợn chết. Nếu khỏi, lợn còi cọc và tăng trọng chậm.

Bệnh tích

Xác gầy, bụng tóp lại, lông da xơ xác, thân thể lạnh, jruột viêm từng mảng màu đen. Bệnh kéo dài, thành ruột cứng, phu, những đoạn ruột không viêm thì mỏng, có chứa hơi.

Phòng trị

Trước khi nhập lợn phải tẩy uế chuồng trại, nuôi dưỡng tốt từ đầu, đủ dinh dưỡng, không đói quá, no quá, tẩy ký sinh trùng đường ruột.

– Dùng cacbotanin 5g/một lần, ngày cho uống 3 lần.

– Dùng cloroxit, ganidan 50mg/kg thể trọng, cho uống trong 3 – 5 ngày.

– Dùng streptomixin 0,025mg/kg thể trọng, ngày uống 2 lần trong 2 – 3 ngày.

Dùng vitamin B1, B6, B12, gluco để trợ sức cho lợn.

– Dùng lá ổi, lá sim sắc đặc, làm cao chè cho uống 10 ml/lần, hoặc dùng quả măng cụt, hồng xiêm giã nhỏ lấy nước cho uống.

Bệnh dịch tả (petis suum)

Nguyên nhân

Bệnh dịch tả là bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh, làm nhiều lợn chết (60 – 90%). Bệnh thường ghép với phó thương hàn, và có triệu chứng bại huyết, tụ máu, xuất huyết, hoại tử, loét ở nhiều bộ phận. Bệnh do virut qua lọc gọi là Aortos suis. Virut xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá, vào hầu, tuyến hạnh nhân, ruột non. Virut có thể theo niêm mạc mắt, mũi, niêm mạc đường sinh dục vào cơ thể, qua vết thiến và sây sát da…

Bệnh còn truyền do chung đụng giữa lợn khoẻ với lợn ốm, truyèn gián tiếp qua nước tiểu, nước mắt, mũi, qua phân, rơm rác, dụng cụ chăn nuôi, ruồi muỗi, chó mèơ, người tiếp xúc với súc vật ốm và do vận chuyển.

Triệu chứng

Có 3 thể:

Thể quá cấp tính: Bệnh phát nhanh chóng, lợn con mới 10 ngày tuổi đã bị. Lợn con chê bú, ủ rũ, sốt 40 – 42°c. Da bẹn, dưới đùi có chỗ đỏ ửng lên rồi tím lại. Lợn táo bón, sau ỉa chảy phân màu vàng sẫm, ho. Có lúc co giật, giãy giụa một lúc rồi chết. Bệnh tiến triển 1 – 2 ngày, tỷ lệ chết 100%.

– Thể cấp tính: Lợn ốm ủ rũ, buồn bã, biếng ăn, biếng bú, chui ẩn dưới rơm hoặc tìm nơi tới nằm. Sau 2 – 3 ngày, lợn sốt cao đến 41 – 42°C liền trong 4 – 5 ngày. Khi thân nhiệt hạ là lợn con gần chết. Lợn thở mạnh, hồng hộc, khát nước. Ở bẹn, đầu, 4 chân xuất hiện những chấm đỏ bằng đầu đinh gim, hạt đậu, có khi thành tùng mảng đỏ lớn. Nốt đỏ dần dần tím lại, cũng có thể thói loét rồi bong vảy.

Mắt có dử, đặc như mủ trắng, lợn không trông thấy được. Lợn bị táo bón, phân rắn, sau đó ỉa chảy nặng, có khi cả máu tươi, phân khắm, mùi hôi thối đặc biệt. Niêm mạc mũi bị viêm, chảy mũi đặc, loét vành lỗ mũi, ho, khó thở, đuôi rủ, lưng cong, ngồi như chó ngồi (để thở) và ngáp. Có con lên cơn co giật, bại liệt chân sau hoặc nửa thân, đi loạng choạng, đầu vẹo, lê lết hai chân sau. Lợn mệt lả, gầy tọp, nằm dài giẫy giụa một lúc rồi chết.

– Thể mãn tính: Lợn gầy yếu, lúc đi táo, lúc ỉa chảy, ho, khó thở, trên da lưng, suờn có vết đỏ, có khi loét ra từng mảng. Bệnh kéo dài 1 – 2 tháng. Lợn chết do kiệt sức, có miễn dịch nhưng mang và gieo rắc virut đến 3 tháng sau.

Phòng bệnh

Phòng bệnh là chủ yếu. Chủ động tiêm phòng vacxin dịch tả lợn. Lợn nái trước khi phối giống, lợn con trên 1 tháng tuổi tiêm phòng lần đầu và cai sữa tiêm phòng lần hai mới xuất chuồng. Sau khi tiêm 7 ngày, lợn mới có khả năng chống bệnh tử 6 – 10 tháng.

Không có thuốc đặc trị để trị bệnh. Có thể dùng huyết thanh dịch tả lợn tiêm dưới da vơi liều từ 2 – 5 ml/kg thể trọng.

Bệnh giả dại (pneudorables, aujeszky disease)

Bệnh giả dại là một bệnh truyền nhiễm do virut Aujeszky còn gọi là virut giả dại (Pneudorables), với hội chứng thần kinh ở lợn con 1 – 3 tháng tuổi và sẩy thai ở lợn nái.

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một số virut thuộc nhóm herpesvirus.

Kết quả nghiên cứu về sinh hoá học và vật lý của chu kỳ cảm nhiễm giả dại cho thấy nhiều axit Deoxyribonucleic (DNA) của virut tương ứng như quá trình cảm nhiễm của nhiều herpesvirus ở các loài thú có vú. Virut xâm nhập vào các tế bào vạ dừng lại, kết thức sự sao chép (sinh sản) khoảng từ 15 – 19 giờ. Chu kỳ sao chép từ khi xâm nhập vào đến hoàn chỉnh từ 6 – 9 giờ.

Virur giả dại có thể bị diệt bởi dung dịch hoá học sodium hypocloride, phenol, formol…Độ pH = 11,5 virut sẽ chết nhanh. Virut tồn tại ở nhiệt độ 40°C trong 50 giờ.

Bệnh lý và lâm sàng

Bệnh lý: Trong tự nhiên, virut giả dại xâm nhập vào cơ thể lợn chủ yếu qua đường niêm mạc mũi, miệng và đường tiêu hoá. Virut cũng có thể qua những tổn thương ở bắp thịt, dạ dày, khí quản. Virut qua niêm mạc hô hấp, tiêu hoá vào các tế bào thần kinh của hệ thống hạch lâm ba rồi đến hệ thần kinh và niêm mạc tử cung, âm đạo và họng. Sau 5 giờ, virut phát triển trong tế bào của vật bệnh, vào nguyên sinh chất của tế bào, tiết các enzym làm phá huỷ tế bào và sau 6 – 9 giờ hoàn thành một chu kỳ của virut. Virut phá huỷ các tế bào thần kinh, tế bào của nhiều tổ chức như gan, thận, tuyến thượng thận, hệ thống hạch lâm ba, hệ thống hô hấp gây ra các thay đổi về bệnh lý.

Lâm sàng: Do tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, lợn sốt cao, giảm bót hoạt động hoặc không kiếm soát được hoạt động của cơ bắp. Lợn nằm run rẩy, co giật, miệng chảy rãi rót, rên rỉ sau đó bại liệt chân, giống như triệu chứng của bệnh dại. Lợn con 1 – 3 tháng tuổi có biểu hiện lâm sàng rất rõ. Lợn nái không có triệu chứng lâm sàng mà chủ yếu có dấu hiệu sẩy thai, tiêu thai. Lợn con có những đám tụ huyết, xuất huyết lấm tấm đỏ trên mặt da như đầu đinh và có triệu chúng viêm phế quản, thở khò khè, nước mũi chảy liên tục. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng nếu viêm phế quản, phổi kế phát do vi khuẩn. Lợn con thường chết với tỷ lệ cao 80 – 100%.

Bệnh tích

Mổ khám lợn bệnh thấy bệnh tích đại thể quan trọng và rõ ràng nhất là các điểm hoại tử. Nếu lợn có hội chứng thần kinh thì thường có xuất huyết và hoại tử ở màng giả ở niêm mạc mũi và thanh quản. Cũng có thể thấy hoại tử nhỏ ở tổ chức gan, thận, tuyến thượng thận và những đám tế bào thần kinh ở hệ thống hạch lâm ba.

Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng có thể dùng kháng huyết thanh giả dại để điều trị lợn giống quý ở giai đoạn đầu.

Phòng bệnh

Dùng vacxin nhược độc hoặc vacxin chết tiêm phòng cho lợn theo định kỳ ở các cơ sở chăn nuôi có lưu hành bệnh giả dại, 1 năm 2 lần.

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh: lợn nhập vào phải ở khu lợn mới nhập theo dõi trong 15 ngày không có biểu hiện lâm sàng mới được nhập trại.

Định kỳ tiêu độc chuồng trại bằng Cresyl, nước vôi 10%, NaOH 2%.

Diệt chuột và các động vật gặm nhấm để tránh lây lan truyền bệnh.

Bệnh thiếu dinh dưỡng

Biến loạn ở lợn con do thiếu sắt (Fe)

Lợn con bần huyết xuất hiện ngay sau khi đẻ, thể hiện rõ ở 3 – 6 tuần tuổi. Khi đẻ, hàm lượng hemoglubin khoảng 9 – 11% giảm dần xuống 4 – 5%, thấp nhất ngày thứ 8 – 10 tuổi. Hàm lượng sắt trong gan, đặc biệt thấp (50mg), không thể nâng lên dù bổ sung sắt vào cho lợn mẹ khi có chửa. Nhu cầu sắt trong tuần đầu lợn con là 7 – 11mg sắưngày. Dự trữ của lợn mẹ chuyển sang từ 36 – 50 mg. Lợn con bú, cứ 1 lít sữa có 1mg sắt. Như vậy trong 5 ngày đầu lợn con đã sử dụng hết 55 mg (cả dự trữ và bổ sung). Vì vậy lợn con khủng hoảng về sắt.

Triệu chứng

– Lợn đi tả rồi tự nhiên khỏi. Phân màu nhạt, lợn khó thở, ủ rũ, niêm mạc nhợt nhạt, có khi vàng, có thể thuỷ thũng ở cổ và thân trước như phù.

– Vật gầy, lông dựng, có thể chết đột ngột. Lợn sống kém nhanh nhẹn. Thường bệnh kết hợp với các chứng nhiễm trùng nhất là nhiễm trùng E.coli và viêm ngoại tâm nang do streptococcus. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện khi hàm lượng hemoglobin khoảng 4g%, hồng cầu 3-4 triệu/mm³. Xác chết xanh nhợt, thủy thũng dưới da. Tim bị trương to. Gan sưng có vết vàng xám nhạt.

Phòng trị

– Tiêm 1cc dextran Fe loại 100mg cho lợn con 2 – 3 . ngày tuổi và nhắc lại một lần khi lợn 15 ngày tuổi (1cc/con) ỉà biện pháp hữu hiệu nhất.

– Cho lợn nái đẻ trước 2 tuần uống xitrat colin feric.

– Cho lợn con uống mỗi ngày 4ml dung dịch sunfat fero 1,8% hoặc dùng pyro phôtphat sắt 300mg/ngày trong 7 ngày liền.

Ngoài ra có thể bôi lên vú lợn mẹ dung dịch sunfat sắt (400g sunfat fero + 70g sunfat đồng + 450g đường, trong 2 lít nước), dung dịch Mohan để lợn con bú. Chăn thả lợn con ngoài trời.

Biến loạn ở lợn con do thiếu đồng (Cu)

– Thiếu đồng gây bần huyết ở lợn con, biến dạng ở chân, các khớp xương yếu, khuỷu chân cong lại làm cho lợn có dạng như chó ngồi. Khi chân trước biến dạng nhiều, lợn không đi lại, nằm bẹp một chỗ.

– Phải bổ sung sunfat đồng (với liều 150 – 200 ppm/1kg thức ăn) vào khẩu phần thức ăn lợn làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng tốc độ sinh trưởng.

Biến loạn ở lợn con do thiếu kẽm (Zn)

Thiếu kẽm gây bệnh mãn tính paraketosis. Lợn không sốt, không bị viêm, về lâm sàng, trên thượng bì (da) phát sinh nhiều vảy và nút. Bệnh mắc do ba nguyên nhân: thừa canxi, thiếu kẽm tương đối, thiếu axit béo không no. Lợn thiếu kẽm (34 – 44 ppm), làm bệnh dễ phát. Nếu thêm kẽm vào khẩu phần thức ăn cao hơn với nhu cầu sinh lý thì phòng được bệnh (thí dụ cho 0,02g hay 100 ppm cacbonat kẽm).

Bệnh phát ra trong thời kỳ sinh trưởng nhanh nhất, sau cai sữa và giữa tuần  thứ 7 đến thứ 10.

Triệu chứng

Lợn sút cân trông thấy. Những mảng đỏ có giới hạn xuất hiện ngoài da, ở bụng và giữa đùi. Những mảng này chuyển thành mụn, đường kính 3 – 5mm, nhanh chóng phủ vẩy rồi thành vảy khô cứng, rõ nhất ở khớp vai, tai và đuôi. Các vẩy bị khía, nút ra trở thành rất dầy (từ 5 – 7mm), bóc khỏi da dễ dàng, nát vụn và không còn hình dáng vẩy nữa, không có nước rỉ ra, trừ đáy chỗ nút. Lợn bị ngứa, cọ tường hay cột, bị ỉa lỏng vừa phải.

Phòng trị

– Thêm cacbonat kẽm 0,02% vào khẩu phần ăn (200g kẽm vào một tấn thức ăn hỗn hợp) để trị bệnh cho lợn.

– Tiêm từ 2- 4 mg cacbonat kẽm/1kg thể trọng mỗi ngày, tiêm liền trong 10 ngày.

– Bình thường để phòng bệnh, bổ sung sunfat hoặc cacbonat kẽm đến 50 ppm trong khẩu phần thức ăn, bảo đảm an toàn.

Một số kết quả phòng chống bệnh suy dinh dưỡng lợn ở nước ta

Bộ môn sinh hóa động vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã sản xuất hỗn hợp nguyên tố vi lượng dạng viên (gồm sunfat sắt và sunfat đồng) là coperas tác động từ khi lợn sơ sinh đến tập ăn sớm; loại dạng bột là vi lượng 1 tác động từ khi lợn tập ăn sớm đến cai sữa. Kết quả cho thấy lợn con cai sữa sử dụng coperas và vi lượng 1 đã tăng trọng bình quân 87 kg/con so với đối chứng.

Bộ môn Dược (Viện Thú y) sản xuất chế phẩm urozat (gồm sắt, đồng, magiê, kẽm, coban, kali, máu, thủy ngân), có tác dụng chống thiếu máu, tăng hồng cầu và hemoglobin rõ rệt. Urozat phòng được bệnh phân trắng, an toàn bệnh phân trắng từ 10 – 12 ngày sau khi đẻ. Tỷ lệ lợn nuôi sống tăng từ 55% – 83,7%, tăng trọng bình quân khi cai sữa là 1,77 kg/con. Giảm còi cọc và có tác dụng kích thích tăng trọng.

Ngoài ra còn hemolyzat có axithematin, protitfero và một số muối vô cơ có trong máu như Ca, P, Na, K.

Sử dụng hemolyzat lml/1kg thể trọng, trộn vào thức ăn, ngày cho ăn 2 – 3 lần, liên tục trong 15 ngày, lợn phục hồi sức khoẻ, da hồng hào. Lợn nái trước khi đẻ 15 ngày sử dụng tốt, đẻ con to, cai sữa tăng.

Sản xuất thức ăn consentrat, giàu đạm và vi lượng cho lợn nái nuôi con và lợn con tập ăn sớm đến 90 ngày tuổi

Công ty gia súc và TACN-I đã sản xuất thức ăn consentrat sử dụng cho lợn nái nuôi con.

Thành phần consentrat sử dụng cho lợn nái nuôi con:

Thức ăn tinh 67% -> cám loại I 30%; ngô: 70%

Thức ăn giàu đạm 31% -> đậu tương: 52%;  khô dầu nhân: 25%; bột cá nhạt: 23%

– Hỗn hợp vi khoáng 1% (đủ các nguyên tố đa vi lượng).

– Premix vitamin 1%.

Ngoài ra có đủ axit amin: Lyzin và methionin.

Cách sử dụng: 1kg consentrat trên trộn với 4 kg thức ăn hiện có của cơ sở, gia đình để cho lợn nái nuôi con.

Thành phần thức ăn consentrat cho lợn con tập ăn đến 90 ngày tuổi:

Thức ăn tinh 67% -> ngô: 70%; cám loại I: 30%

Thức ăn giàu đạm 31% -> đậu tương: 52%; khô dầu nhân 25%; bột cá nhạt 23%

– Hỗn hợp vi lượng 1%.

– Premix khoáng 1%.

Có lysin và methionin đủ để trộn với 1kg thức ăn lợn con cơ sở để nuôi.

Hiệu quả sử dụng thức ăn consentrat tại Đông Triều:

Trên đại trà năm 1986 đàn nái chỉ đạt:

600 nái x 1,52 lứa x 7,97 con/lứa x 6kg/con cai sữa =43.618,8kg.

Năm 1987 mới đưa 20% thức ăn Consentrat vào đàn nái và con đã được kết quả:

1987 : 600 nái x 1,82 lứa x 8,03 con x 6,57 kg = 59.198kg.

1988: 600 nái x 1,85 lứa x 8,13 con x 6,88kg = 62.086kg tăng so với 1986: 41%.

Kết quả: số lứa đẻ tăng, số con sơ sinh tăng, trọng lượng cai sữa tăng và tiết kiệm được chi phí sau:

– Tập cho lợn con ăm sớm – Cai sữa sớm 35 ngày trở đi. Ăn thức ăn giàu đạm vi lượng (consentrat) làm tăng năng suất chăn nuôi. Hiệu quả sử dụng thức ăn consentrat nuôi lợn nái và lợn con cai sữa sớm ở Đông TriềuHiệu quả sử dụng thức ăn consentrat nuôi lợn nái và lợn con cai sữa sớm ở Đông Triều

0