23/05/2018, 15:23

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cai sữa sớm lợn con

Tăng năng suất lợn nái là tăng số lượng lợn con nuôi được ở mỗi lứa, cả năm và tăng lứa đẻ của lợn nái trong năm. Muốn tăng lứa đẻ phải cai sữa sớm lợn con. Có cai sữa sớm mới tạo điều kiện phối giống sớm hơn sau khi nái đẻ để tăng lứa đẻ, đồng thời giảm chi phí thức ăn, chuồng trại, công chăm ...

Tăng năng suất lợn nái là tăng số lượng lợn con nuôi được ở mỗi lứa, cả năm và tăng lứa đẻ của lợn nái trong năm. Muốn tăng lứa đẻ phải cai sữa sớm lợn con. Có cai sữa sớm mới tạo điều kiện phối giống sớm hơn sau khi nái đẻ để tăng lứa đẻ, đồng thời giảm chi phí thức ăn, chuồng trại, công chăm sóc, nuôi dưỡng…

Thực tiễn chăn nuôi ở nước ta cho thấy, có thể cai sữa lợn con ngay sau khi đẻ 1 – 2 ngày, 7 ngày, nhưng đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh phức tạp nên khó áp dụng trong đại trà.

cai sữa sớm lợn con

Mặt khác, lợn nái chưa có khả năng thụ thai tốt sau khi đẻ 3 tuần, nên ở nhiều nước người ta cho cai sữa lợn từ 4 – 5 tuần trở đi. Điều đó phù hợp với những đặc điểm sinh học là:

– Lợn con 20 ngày tuổi, tuy ruột non, dịch tuy tăng nhưng phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Hoạt động amilaza tuy tăng từ tuần thứ 3 đến thứ 5, cơ thể thích ứng với chế độ ăn mới; đó là thời điểm thuận lợi để cai sữa.

– Enzym maltaza tăng tối đa ở tuần thứ 4. Sự thành thục về miễn dịch học của lợn con xuất hiện từ 4 tuần tuổi…

Cho nên, cai sữa 4 tuần tuổi trở đi không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, lợn con có khả năng chóng đỡ bệnh tật và hấp thụ thức ăn tốt, vừa phù hợp với đặc điểm sinh học vừa đảm bảo phát triển bình thường.

0