Phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng: Ý thức miêu tả thế giới bằng giác quan, cảm nhận của chính mình (không phải tức cảnh mới sinh tình như thơ cổ) giúp Huy Cận tái tạo một vũ trụ thơ của riêng ông. Ởđó, một gợn sóng, một dòng nước, một con thuyền, một cánh bèo,... đều nên thơ và gợi buồn ...
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng: Ý thức miêu tả thế giới bằng giác quan, cảm nhận của chính mình (không phải tức cảnh mới sinh tình như thơ cổ) giúp Huy Cận tái tạo một vũ trụ thơ của riêng ông. Ởđó, một gợn sóng, một dòng nước, một con thuyền, một cánh bèo,... đều nên thơ và gợi buồn theo cách riêng của nó. Ởđó "lạc" vào cả những cành củi khô sống sít và "bóng chiều sa" thì dày nặng đến nỗi làm chao "nghiêng" cả cánh chim nhỏ, trĩu nặng cả hồn thơ. Ởđó "Không khói hoàng hôn cũng nhớ ...
1. Mở bài
- Giới thiệu phong cách thơ Huy Cận trước Cách mạng.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang: bài thơ là một hiện tượng độc đáo trong phong trào Thơ mới, vừa mang giai điệu quen thuộc của thơ ca cổ điển vừa âm vang giai điệu của một thời đại mới trong thi ca.
2. Thân bài
- Vẻ đẹp cổ điển: chất cổ điển của bài thơ thể hiện ở những phương diện sau:
+ Cảm hứng thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên: Các nhà thơ cổ thường tìm đến thiên nhiên sông nước như một nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, cũng là nơi gửi gắm những nỗi niềm tâm sự. Người đọc bắt gặp trong Tràng giang hình ảnh con người đối diện với tạo vật, vũ trụ, trầm ngâm lắng nghe trong lòng mình tiếng vọng của tạo vật, thiên nhiên, đồng thời cũng lắng nghe trong tạo vật, thiên nhiên tiếng vọng của lòng mình,... Đó là tâm thế quen thuộc của nhân vật trữ tình trong thơ cổ phương Đông.
+ Giọng điệu thơ, cách xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ: Tràng giang bàng bạc phong vị thơ cổ điển, nhất là về chất liệu, âm hưởng thơ. Có thể nghe âm vang đâu đó trong Tràng giang những câu thơ của Đỗ Phủ (Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi; Mặt đất mây đùn cửa ải xa), Thôi Hiệu (Trên sông khối sóng cho buồn lòng ai), Đặng Trần Cồn (Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò),... Hình ảnh thơ được xây dựng với bút pháp chấm phá, khơi gợi quen thuộc của Đường thi (Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu -Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều), ngôn ngữ thơ trang trọng, có giá trị biểu đạt và biểu cảm cao với việc sử dụng các từ Hán Việt, các từ láy,...
- Vẻ đẹp hiện đại:
+ Sự thể hiện "cái tôi" trữ tình: "Cái tôi" Huy Cận mang nỗi buồn cô đơn của thơ mới, tìm đến với không gian trống vắng của thiên nhiên, vũ trụ không phải để tìm một tâm thế an nhiên tự tại như người xưa, mà để cảm nhận rõ hơn sự bơ vơ và diễn tả sự trống trải trong lòng mình, thế hệ mình, với một cảm giác thấm thìa về nỗi buồn lan toả khắp không gian. Đó là nỗi buồn về thân phận, về kiếp người nhỏ bé, đơn côi giữa rộng dài sông nước, trước dòng đời mênh mang vô tận mà không biết đâu là bến là bờ.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và tâm trạng: Ý thức miêu tả thế giới bằng giác quan, cảm nhận của chính mình (không phải tức cảnh mới sinh tình như thơ cổ) giúp Huy Cận tái tạo một vũ trụ thơ của riêng ông. Ở đó, một gợn sóng, một dòng nước, một con thuyền, một cánh bèo,... đều nên thơ và gợi buồn theo cách riêng của nó. Ởđó "lạc" vào cả những cành củi khô sống sít và "bóng chiều sa" thì dày nặng đến nỗi làm chao "nghiêng" cả cánh chim nhỏ, trĩu nặng cả hồn thơ. Ở đó "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà",... Ngôn ngữ thơ cũng có những sáng tạo riêng của thơ mới như "sâu chót vót", "củi một cành khô",...
3. Kết bài
- Đánh giá về ý nghĩa, giá trị của bài thơ Tràng Giang trong phong trào Thơ mới: tạo nên điểm nhấn riêng của thơ Huy Cận, vừa gợi về âm vang thơ cổ vừa hoà chung vào "một thời đại" mới "trong thi ca" cả vể nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện.
- Cảm nhận, ấn tượng riêng của cá nhân về bài thơ.