Bi kịch của người trí thức trong tác phẩm Đời thừa có điểm gì giống và khác với bi kịch của người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
Cả Hộ và Chí Phèo đều hiểu rất rõ bi kịch của mình, hiểu được nguyên nhân của tình trạng khổ cực, bi thảm mà mình đang lâm vào. cả hai cùng tìm đến rượu để giải khuây hoặc để làm những việc mà mình không thể làm trong những lúc tỉnh táo vì sợ hãi hoặc đau đớn. 1. Mở bài - ...
Cả Hộ và Chí Phèo đều hiểu rất rõ bi kịch của mình, hiểu được nguyên nhân của tình trạng khổ cực, bi thảm mà mình đang lâm vào. cả hai cùng tìm đến rượu để giải khuây hoặc để làm những việc mà mình không thể làm trong những lúc tỉnh táo vì sợ hãi hoặc đau đớn.
1. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nam Cao và hai truyện ngắn Đời thừa, Chí Phèo.
- Nêu khái quát bi kịch của người trí thức và người nông dân thể hiện trong hai tác phẩm và khẳng định giữa chúng có những điểm giống và khác nhau rõ nét.
2. Thân bài
a) Giới thiệu
- Tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu xoay quanh hai đềtài: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Ởmảng viết về đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao có những sáng tác tiêu biểu như tiểu thuyết Sống mòn các truyện ngắn Đời thừa, Giăng sáng,... Ở mảng viết về đề tài người nông dân, Nam Cao có những truyện ngắn tiêu biểu như: Lão Hạc, Một bữa no, Một đám cưới, Chí Phèo,...
- Căn cứ vào những tác phẩm tiêu biểu của ông, ta thấy dù viết về đề tài nào, tác phẩm của Nam Cao cũng đều thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới. Nỗi băn khoăn ấy được thể hiện qua việc xây dựng và phản ánh những bi kịch của người trí thức
và người nông dân, tiêu biểu là bi kịch của nhà văn Hộ trong truyện Đời thừa và bi kịch của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của ông.
b) Phân tích, so sánh
- Sự khác nhau:
+ Bi kịch của Hộ: là bi kịch của người trí thức có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn được khẳng định và nâng cao ý nghĩa đời sống của mình bằng một sự nghiệp văn chương có giá trị, được mọi người thừa nhận nhưng lại bị gánh nặng áo cơm hằng ngày đè bẹp, phải chấp nhận một cuộc sống vô ích, vô nghĩa, phải chịu kiếp "đời thừa".
Như vậy, với Hộ, Nam Cao chủ yếu phản ánh bi kịch tinh thần của nhân vật. Đó là bi kịch "chết mòn" ngay khi đang sống của những người trí thức vì không thực hiện được hoài bão và nguyên tắc sống của mình.
+ Bi kịch của Chí Phèo: là bi kịch của người nông dân bị bần cùng hoá, lưu manh hoá và bị cự tuyệt quyền làm người.
Với Chí Phèo, Nam Cao nhận thấy người nông dân đang bị huỷ diệt nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Chí Phèo chẳng những bị tước đoạt nhân tính mà còn bị huỷ hoại cả nhân hình nữa. Người nông dân bị lưu manh hoá ấy cuối cùng đã thức tỉnh. Nhưng điều bi thảm là anh ta muốn trở lại làm người lương thiện mà không được.
Sự khác nhau này là do địa vị xã hội, quan hệ xã hội và đặc trưng nghề nghiệp của nhân vật quy định.
- Giống nhau:
+ Hộ và Chí Phèo đều là những con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.
• Bản thân họ vốn là những người hoặc hiền lành, lương thiện (Chí Phèo) hoặc có tài năng, hoài bão cao đẹp (Hộ).
• Vì gánh nặng của cuộc sống áo cơm (Hộ) hoặc vì thân phận nhỏ bé (Chí Phèo), họ phải làm những việc trái với nguyên tắc sống của mình (Hộ) hoặc bị đẩy vào con đường cùng (Chí Phèo); từ đó bị tha hoá về nhân cách.
+
+ Khi hiểu được bi kịch của mình, cả Hộ và Chí Phèo đều khát khao được nâng cao giá trị của đời sống, được làm người lương thiện, được là mình nhưng không được.
- Đánh giá:
+ Bi kịch của Hộ và Chí Phèo tiêu biểu cho cuộc sống và số phận của người trí thức nghèo và người nông dân trong xã hội cũ. Đây cũng là hai điển hình cho hai tầng lớp xã hội ấy.
+ Cảm nhận về sự đa dạng và bi thảm trong nỗi đau của con người (dù là người trí thức hay người nông dận) cho thấy cảm quan hiện thực và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, toàn diện của Nam Cao.
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân về bi kịch của các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao.