31/05/2017, 12:46

Ai làm cho khói lên giời, Cho mưa xuống đất, cho người biệt li; Ai làm cho Nam, Bắc phân kì, Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...

Lời ru của Từ thể hiện sự thương thân và thương chồng sâu sắc. Lời ru ấy với những câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời cũng là sự khắe khoải của nhà văn về số phận bi kịch của những người trí thức và gia đình họ. Cũng giống như âm điệu lời hát ru này, trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách ...

Lời ru của Từ thể hiện sự thương thân và thương chồng sâu sắc. Lời ru ấy với những câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời cũng là sự khắe khoải của nhà văn về số phận bi kịch của những người trí thức và gia đình họ. Cũng giống như âm điệu lời hát ru này, trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, những trang viết về đời sống của người trí thức nghèo thường đượmmột vẻ ngậm ngùi, xót xa. Đọc văn của Nam Cao, tưởng như không phải ông đang viết văn mà đang lắng nghe và ghi lại tiếng nói từ sâu ...

Cảm nhận của anh (chị) về lời ru của nhân vật Từ trong đoạn kết tác phẩm Đời thừa (Nam Cao):

Ai làm cho khói lên giời,

Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;

Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,

Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...

 

1.   Mở bài

-     Giới thiệu truyện Đời thừa (Nam Cao).

-     Giới thiệu nhân vật Từ và lời ru của Từ ở cuối truyện.

2.   Thân bài

-     Quan hệ giữa Từ và Hộ, khái quát bi kịch của Hộ.

-     Đặc điểm cuộc sống và con người của Từ:

+ Bất hạnh, đáng thương.

+ Dịu dàng, nhận hậu, vị tha.

-     Lời ru của Từ và ý nghĩa của lời ru ấy:

+ Lời ru củi Từ là lời thở than, trách móc một cách tinh tế đồng thời gửi gắm nỗi lòng sâu nặng đối với Hộ. Ru con nhưng là để nói với chồng - một nhà văn. Các hình ảnh "khói lên giời", "mưa xuống đất", "người biệt li", "Nam, Bắc phân kì", "hai hàng lệ đầm đìa tấm thân" đều nói về sự chia li, đau khổ, oan trái của con người. Nhưng "ai" đã đẩy con người vào tình cảnh đau thương, bi kịch ấy? Ai là người đã khiến cho cả Hộ và Từ phải khổ sở, nhất là Từ phải chịu cảnh "bạc mệnh", "đau khổ và chật vật"?

+ Lời ru của Từ thể hiện sự thương thân và thương chồng sâu sắc. Lời ru ấy với những câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời cũng là sự khắe khoải của nhà văn về số phận bi kịch của những người trí thức và gia đình họ. Cũng giống như âm điệu lời hát ru này, trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng, những trang viết về đời sống của người trí thức nghèo thường đượmmột vẻ ngậm ngùi, xót xa. Đọc văn của Nam Cao, tưởng như không phải ông đang viết văn mà đang lắng nghe và ghi lại tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn mình, lấy nước mắt của chính mình để viết về những bi kịch đau đớn của đời mình và bạn bè, đồng nghiệp.

3.   Kết bài

Qua lời ru của Từ, người đọc hiểu được những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn người phụ nữ ấy, đặc biệt là tình thương chồng và sự thương thân.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0